Viêm Lợi Sưng Má Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục
Nội dung bài viết
Viêm lợi sưng má thường là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hoặc áp xe răng. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.
Viêm lợi sưng má nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây viêm lợi và sưng má. Đôi khi các nguyên nhân có thể là một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng vi khuẩn hoặc áp xe. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:
1. Áp xe răng
Áp xe răng thường xảy ra khi người bệnh có chân răng quá sâu, điều này dẫn đến sưng răng, nướu và sưng bên ngoài má.
Tình trạng này thường bắt đầu như một cơn đau răng nhẹ. Tuy nhiên khi áp xe phát triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng chẳng hạn như hôi miệng, sốt, răng nhạy cảm và sưng các hạch bạch huyết.
2. Răng khôn bị kích ứng
Khi mọc răng khôn, răng sẽ đâm xuyên qua nướu, điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi. Trong trường hợp răng khôn không đủ chỗ để mọc, điều này sẽ gây chèn ép các răng xung quanh, gây đau đớn dữ dội và sưng phồng bên ngoài má.
Để cải thiện tình trạng này, nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ răng khôn.
Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy ở vùng nướu, răng và má khi khi khoang miệng đang lành lại. Để cải thiện điều này, người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối vài giờ một lần, chườm đá vào phần má bị sưng hoặc trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3. Viêm nướu răng răng nhiễm trùng
Nhiễm trùng nướu là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm lợi sưng má, đỏ nướu và kích ứng bên trong khoang miệng. Ngoài ra đôi khi tình trạng này cũng gây chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
Tình trạng này cần điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh các rủi ro không mong muốn.
4. Rối loạn khớp thái dương hàm
Thái dương hàm là các khớp cho phép miệng mở và đóng. Người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm có các khớp hoạt động không bình thường, tạo ra các triệu chứng đau hàm, mặt, khó cử động hàm và có tiếng lách cách khi mở miệng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến sưng nướu răng và sưng má.
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng thuốc điều trị hoặc chỉnh hình nha khoa. Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.
5. Viêm quanh răng
Viêm quanh răng thường xảy ra khi răng khôn không có đủ chỗ để mọc. Điều này khiến vi khuẩn và thức ăn tích tụ ở nướu răng, gây nhiễm trùng, viêm lợi sưng má. Các triệu chứng điển hình thường bao gồm:
- Đau âm ỉ ở khu vực răng khôn, có thể lan đến tai
- Khó chịu nhẹ
- Có mùi vị khó chịu trong miệng
- Sưng viêm vùng lợi bị ảnh hưởng
Thông thường các triệu chứng này có thể kéo dài trong 1 – 2 ngày nhưng có xu hướng tái phát trong khoảng thời gian nhiều tháng.
Viêm quanh răng cần được điều trị, làm sạch, loại bỏ mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn để tránh các nguy cơ liên quan. Nếu nhiễm trùng, nha sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau, giảm sưng để điều trị.
Viêm lợi sưng má có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, viêm lợi sưng má không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể, một số ảnh hưởng liên quan, chẳng hạn như:
- Viêm tủy răng: Nếu không được điều trị phù hợp, vi khuẩn có thể tấn công vào tủy răng, dẫn đến viêm. Cơn đau này có thể trở nên nghiêm trọng và gây khó khăn cho việc ăn, uống hoặc nói chuyện.
- Mất răng: Viêm lợi nếu không được điều trị sẽ tiến triển thành viêm nha chu hoặc dẫn đến tình trạng tụt nướu. Các điều kiện này khiến nướu răng bị co lại, chân răng bị lộ ra ngoài, dẫn đến răng lung lay không chắc chắn, sâu răng và tăng nguy cơ mất răng.
Mặc dù viêm lợi sưng má không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả đau tim và bệnh lý thần kinh. Các bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu sức khỏe răng miệng cho biết, viêm lợi sưng má có thể liên quan đến một số bệnh lý, chẳng hạn như:
- Bệnh tim: Nhiều nghiên cứu cho biết viêm nướu nghiêm trọng có liên quan đến sức khỏe tim mạch kém, bao gồm tăng nguy cơ đau tim.
- Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường thường dễ bị nhiễm trùng, viêm trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nướu răng cũng như bệnh nha chu hơn khi so với những người khác.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Viêm nướu răng và sưng má có thể là nguy cơ gây sa sút trí tuệ trong tương lai. Cụ thể, người bệnh viêm lợi thường có nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, hạn chế các vấn đề trí nhớ và khiến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Người bệnh viêm lợi nghiêm trọng có thể quên mất khả năng tính toán và đãng trí.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn với biểu hiện là viêm và đau ở khớp. Những người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có nhiều khả năng bị viêm nướu nghiêm trọng và có nguy cơ mất răng cao hơn những người khác.
- Tăng nguy cơ sinh non: Viêm lợi sưng má là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai và dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Viêm lợi sưng má có thể là do kích ứng thông thường hoặc liên quan đến nhiều rủi ro nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Cách khắc phục tình trạng viêm lợi sưng má
Người bệnh viêm lợi sưng má cần có biện pháp điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành viêm nha chu và hạn chế nguy cơ mất răng. Cụ thể, một số cách điều trị phổ biến bao gồm:
1. Điều trị viêm lợi
Làm sạch răng và chăm sóc răng miệng phù hợp có thể cải thiện các triệu chứng viêm lợi. Tùy theo các triệu chứng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp, chẳng hạn như:
- Làm sạch răng chuyên nghiệp: Việc làm sạch răng chuyên nghiệp bao gồm loại bỏ mảng bám trên răng, cao răng và vi khuẩn thông qua quy trình cạo vôi răng. Cạo vôi răng sẽ loại bỏ vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên trên nướu răng. Điều này sẽ ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm, làm nhẵn về mặt chân răng, ngăn ngừa sự tích tụ thêm của cao răng hoặc vi khuẩn và hỗ trợ quá trình chữa lành các vết thương.
- Phục hồi răng khi cần thiết: Viêm lợi sưng nướu do răng khôn mọc lệch hoặc tổn thương răng có thể cần được chỉnh hình răng để ngăn ngừa tình trạng kích ứng nướu. Ngoài ra, nếu người bệnh viêm nướu sau khi trám răng hoặc thực hiện chỉnh hình nha khoa, hãy trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài các thủ thuật nha khoa, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng viêm lợi tại nhà với các biện pháp như:
- Súc miệng bằng nước muối có thể làm sạch vi khuẩn và hỗ trợ chữa lành các vết thương hiệu quả.
- Súc miệng với tinh dầu sả có thể làm giảm mảng bám và cải thiện các triệu chứng viêm lợi sưng má.
- Súc miệng với nha đam có hiệu quả tương tự như chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.
- Súc miệng với nước lá ổi có thể kiểm soát vi khuẩn, chống vi trùng và hỗ trợ giảm mảng bám trên răng. Ngoài ra, nhai lá ổi tươi cũng có thể làm giảm viêm nướu, giảm đau và giúp hơi thở thơm tho.
2. Điều trị sưng má
Nếu tình trạng sưng má nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như:
- Chườm lạnh: Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và cải thiện cơn đau bằng cách làm tê khu vực bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể chườm túi đá lạnh lên má trong 10 phút và nghỉ 10 phút. Quấn đá lạnh vào một chiếc khăn mỏng và không chườm đá trực tiếp lên da.
- Nâng cao đầu: Điều này có thể giảm lưu lượng máu đến má bị sưng và hỗ trợ giảm sưng. Ngủ thẳng trên lưng hoặc kê thêm gối dưới đầu giường.
- Xoa bóp má: Xoa bóp, massage nhẹ nhàng ở khu vực má bị sưng có thể di chuyển chất lỏng dư thừa ra khỏi má và cải thiện tình trạng sưng má.
- Giảm lượng muối tiêu thụ: Ăn thức ăn mặn có thể làm tăng giữa nước và làm tình trạng viêm lợi sưng má nghiêm trọng hơn. Do đó người bệnh nên chuẩn bị bữa ăn với các vật liệu thay thế muối hoặc sử dụng ít muối để ngăn ngừa các triệu chứng.
Trong các trường hợp nhiễm trùng hoặc áp xe nướu răng gây sưng má, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:
- Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn
- Dẫn lưu mủ và chất lỏng trong trường hợp hình thành ổ áp xe
- Nhổ hoặc phẫu thuật loại bỏ răng khôn khi cần thiết
Viêm lợi sưng má có thể là do mọc răng khôn hoặc do nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể được cải thiện tại nhà, tuy nhiên theo khuyến cáo người bệnh nên đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Phòng ngừa viêm lợi sưng má
Giữ vệ sinh răng miệng phù hợp và thay đổi thói quen sống là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng viêm lợi. Cụ thể, các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Đánh răng hai lần mỗi ngày: Sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa florua khi đánh răng. Thay bàn chải 3 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn, bàn chải răng cũ có thể không làm sạch răng đúng cách và dẫn đến các bệnh răng miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày: Điều này có thể làm sạch mảng bám và thức ăn dư thừa giữa các kẽ răng. Nếu không thích sử dụng chỉ nha khoa, người bệnh có thể trao đổi với nha sĩ về các bàn chải kẽ răng để làm sạch răng hiệu quả.
- Cân nhắc sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng kháng khuẩn có thể ngăn ngừa viêm nướu, chống hôi miệng và loại bỏ các mảng bám hiệu quả. Trao đổi với nha sĩ về các loại nước súc miệng phù hợp nhất.
- Khám nha khoa 6 tháng một lần: Khi cao răng hình thành trên răng cần được làm sạch chuyên nghiệm để tránh các nguy cơ viêm nướu và viêm nha chu. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng tổng thể và các yếu tố nguy cơ, người bệnh có thể cần khám nha khoa thường xuyên hơn.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tạo ra axit tấn công men răng. Thức ăn vặt, bánh kẹo ngọt thường có nhiều đường, tinh bột do đó người bệnh nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này.
- Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây ảnh hưởng đến tim, phổi và cũng gây hại cho nướu răng. Hút thuốc lá và khói thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng nghiêm trọng, bao gồm gây mất răng.
Viêm lợi và sưng má là do vệ sinh răng miệng kém, mọc răng khôn hoặc do nhiễm trùng. Điều quan trọng là người bệnh cần vệ sinh răng miệng phù hợp và tuân theo hướng dẫn của nha sĩ về các khuyến nghị chăm sóc răng miệng khác. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với nha sĩ hoặc bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: 10+ cách trị sưng nướu răng tại nhà, giảm đau nhanh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!