Viêm lợi trùm là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
Nội dung bài viết
Viêm lợi trùm là tình trạng viêm phần mô mềm xung quanh răng khi răng đang mọc. Tình trạng này phổ biến ở răng hàm dưới và thường ảnh hưởng đến răng khôn, dẫn đến đau đớn dữ dội ở gần răng.
Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm là tình trạng viêm các mô mềm (bao gồm nướu và các nang răng) xung quanh răng khi răng đang mọc. Tình trạng này thường xuất hiện khi răng khôn không có đủ vị trí để mọc, do đó dẫn đến viêm và nhiễm trùng các mô xung quanh răng.
Các mô mềm bao phủ quanh một chiếc răng chưa mọc hoàn toàn được gọi là nang răng. Vùng mô mềm này rất dễ tích tụ các mảnh vụn thức ăn và khó tiếp cận để về sinh, do đó rất dễ bị viêm. Khi các mảnh thức ăn tích tụ kết hợp với độ ẩm và không gian tối, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng và dẫn đến viêm nướu răng.
Viêm lợi trùm thường ảnh hưởng đến răng hàm số 8 ở hàm dưới, hay còn được gọi là răng khôn. Trên thực thế, hiếm khi tình trạng viêm lợi trùm ảnh hưởng đến các răng khác ngoài răng khôn. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên hoặc những người trên 20 tuổi và dưới 40 tuổi, bởi vì đây là thời điểm mọc răng khôn.
Viêm lợi trùm được phân thành cấp tính và mạn tính.
- Viêm lợi trùm cấp tính tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng toàn thân và các dấu hiệu xảy ra bên ngoài miệng, chẳng hạn như sốt, khó chịu hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Viêm lợi trùm mạn tính gây ra các triệu chứng kéo dài trong 1 – 2 ngày nhưng có thể tái phát nhiều lần và lặp lại theo chu kỳ. Viêm mạn tính có thể dẫn đến một số triệu chứng bên ngoài miệng, tuy nhiên hầu hết các dấu hiệu được biểu hiện thông qua khám sức khỏe răng miệng.
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm lợi trùm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có thể thay đổi theo từng người bệnh.
Các triệu chứng nhẹ có thể bao gồm:
- Mô nướu sưng, đau (ở gần răng bị ảnh hưởng)
- Gặp khó khăn khi thực hiện động tác cắn, nhai
- Chảy mủ từ khu vực viêm
- Có vị hôi trong miệng hoặc các mùi khó chịu
Triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Khó mở miệng
- Sưng mặt (ở bên mặt bị viêm lợi)
- Sưng các hạch bạch huyết
- Sốt
- Ludwig’s Angina (bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp ở miệng, đôi khi xảy ra sau khi nhiễm trùng răng, dẫn đến đau thắt ngực)
- Co thắt hàm, đôi khi gây cứng hoặc khó cử động hàm
Các triệu chứng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đã lan đến cổ hoặc cổ họng. Điều này có thể gây khó khăn cho việc hô hấp bình thường và có thể cần chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh gây đe dọa đến tính mạng. Những người gặp các triệu chứng nghiêm trọng nên liên hệ với nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và chăm sóc y tế phù hợp.
Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm lợi trùm cũng có thể được biểu hiện thông qua tình trạng bệnh là cấp tính hay mãn tính.
Các triệu chứng cấp tính bao gồm:
- Sưng nướu răng
- Sưng các mô nướu do tích tụ các chất lỏng
- Chảy mủ hoặc chất dịch
- Khó mở miệng và hàm
- Đau khi nuốt
- Sốt
- Ăn mất ngon
- Sưng các hạch bạch huyết ở cổ
Các triệu chứng cấp tính có thể kéo dài 3 – 4 ngày và được cải thiện sau khi được chăm sóc phù hợp.
Các triệu chứng mãn tính bao gồm:
- Đau âm ỉ
- Khó chịu nhẹ
- Có mùi hôi hoặc khó chịu trong miệng
- Sưng lợi ở khu vực bị ảnh hưởng
Các triệu chứng viêm lợi trùm mãn tính chỉ kéo dài trong 1 – 2 ngày nhưng có thể tái phát trong nhiều tháng cho đến khi răng mọc hoàn toàn.
Nguyên nhân gây viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm thường phát triển ở những người trong độ tuổi 20, với khoảng 81% các trường hợp liên quan đến quá trình mọc răng khô trong độ tuổi 20 – 29.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu và các nang răng, bao gồm:
1. Nhiễm vi khuẩn
Vệ sinh răng miệng không phù hợp có thể cho phép vi khuẩn tích tụ, ứ đọng ở nướu răng. Tình trạng này thường phát triển ở răng khôn, đặc biệt là trong quá trình phát triển răng.
Nhiễm trùng nướu răng thường do hỗn hợp nhiều lợi vi khuẩn có trong miệng, chẳng hạn như Streptococci và các loại vi khuẩn kỵ khí khác nhau. Tình trạng này có thể dẫn đến áp xe. Nếu không được điều trị, áp xe sẽ chảy vào miệng.
2. Vị trí răng mọc
Viêm lợi trùm có thể xảy ra khi răng bên cạnh phát triển quá mức, gây mất không gian của răng sắp mọc, điều này thường ảnh hưởng đến răng khôn. Ngoài ra, răng phát triển quá mức cũng có thể tăng nguy cơ gây chấn thương răng, niêm mạc miệng do hành động cắn hoặc nhai thức ăn. Ngoài ra, khi răng đối diện cắn vào nang răng sắp mọc, điều này có thể khiến các triệu chứng viêm lợi trùm trở nên nghiêm trọng hơn.
Răng không thể mọc hoàn toàn, thường là răng khôn hàm dưới, có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm. Răng khôn thường cần một thời gian để mọc và có không gian hạn chế, do đó khả năng bị xô lệch và ảnh hưởng tương đối cao.
Ngoài ra, một số người có thể xuất hiện các răng thừa. Điều này có thể làm tăng khả năng viêm lợi trùm và đôi khi các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn đối với các răng thừa.
3. Các yếu tố nguy cơ
Bên cạnh các nguyên nhân cơ bản, viêm lợi trùm có thể phổ biến hơn ở các đối tượng nguy cơ, bao gồm:
- Người trong độ tuổi 20 – 29 hoặc những năm cuối của độ tuổi vị thành niên
- Chưa mọc răng khôn
- Phát triển các nang răng (các vạt bao quang chân răng, điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển)
- Chấn thương khi nhai, thường là do răng đối diện cắn trúng
- Những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém
- Người hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá (bất kể số lượng mỗi ngày)
- Có các điều kiện gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi nghiêm trọng hoặc đang trong quá trình phục hồi sau khi nhiễm virus
- Có thai
Viêm lợi trùm có nguy hiểm không?
Viêm lợi trùm có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, nếu các triệu chứng không được điều trị phù hợp. Đôi khi nhiễm trùng có thể lây lan đến các khu vực khác, dẫn đến sưng, đau ở các khu vực khác của đầu và cổ.
Tình trạng này cũng có thể gây khó khăn khi cắn, nhai, khó mở miệng, chán ăn và tăng nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm lợi trùm thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Cụ thể, nếu không được điều trị, viêm lợi trùm có thể gây đau thắt ngực, là một tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến dưới hàm và lưỡi. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể lan rộng đến đầu, cổ, họng và dẫn đến một số nguy cơ khác.
Bên cạnh đó, đôi khi nhiễm trùng có thể lây lan vào máu thông qua các mô nướu. Tình trạng này được gọi là nhiễm trùng huyết và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Chẩn đoán viêm lợi trùm
Để chẩn đoán tình trạng viêm lợi trùm, nha sĩ có thể kiêm tra răng khôn xác định quá trình mọc răng có bình thường không.
Ngoài ra, nha sĩ có thể chỉ định chụp X – quang nha khoa để xác định sự thẳng hàng của răng đang mọc. Nha sĩ sẽ lưu ý bất cứ triệu chứng nào, chẳng hạn như sưng tấy, nhiễm trùng và các dấu hiệu của sự phát triển nang răng xung quanh nướu răng khôn.
Nếu nghi ngờ các bệnh lý hoặc dấu hiệu nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các kiểm tra chuyên môn khác.
Ngoài ra, khi chẩn đoán viêm lợi trùm, nha sĩ cần chẩn đoán phân biệt với các tình trạng chẳng hạn như rối loạn khớp thái dương hàm, sâu răng, viêm nha chu hoặc áp xe răng.
Điều trị viêm lợi trùm như thế nào?
Viêm lợi trùm được điều trị theo từng kế hoạch cụ thể đối với từng đối tượng bệnh. Tình trạng này có thể khó điều trị do nướu răng bắt tác động trong quá trình mọc răng, và đối khi viêm lợi trùm không thể điều trị hoàn toàn, trừ khi cắt bỏ mô hoặc nhổ bỏ răng.
Thông thường, để điều trị viêm lợi trùm, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp chẳng hạn như:
1. Viêm lợi trùm cấp tính
Nếu có thể, viêm lợi trùm được khuyến cáo điều trị dứt điểm trong trường hợp cấp tính để tránh lây lan nhiễm trùng, cải thiện các cơn đau và phục hồi chức năng răng, hàm.
Nha sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị chẳng hạn như:
- Vệ sinh răng miệng và chăm sóc nướu răng phù hợp để làm sạch thức ăn, cách mạnh vụn, làm sạch dịch tiết viêm. Thông thường nha sĩ làm sạch khoang miệng bằng nước muối ấm, tuy nhiên đôi khi các dung dịch làm sạch khác (có chứa hydrogen peroxide, chlorhexidine hoặc các chất khử trùng khác) có thể được sử dụng.
- Nếu các biện pháp làm sạch không mang lại hiệu quả, nha sĩ có thể thực hiện một vết rạch ở nướu răng để dẫn lưu mủ, dịch viêm.
- Đề nghị một đợt thuốc kháng sinh kê đơn đường uống để kiểm soát các dấu hiệu và ngăn ngừa các triệu chứng toàn thân, chẳng hạn như sưng mặt, cổ, viêm hạch cổ, sốt hoặc khó chịu nói chung. Thuốc kháng sinh thông thường được sử dụng là từ nhóm kháng sinh β-lactam, clindamycin và metronidazole.
- Đối với chứng khó nuốt hoặc khó thở có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nặng và có thể cần nhập viện khẩn cấp để truyền thuốc, dịch vào tĩnh mạch và theo dõi các nguy cơ gây đe dọa đến đường thở. Đôi khi phẫu thuật có thể được đề nghị để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
2. Điều trị dứt điểm
Đối với trường hợp răng không thể tiếp tục mọc hoàn toàn hoặc răng mọc lệch, việc điều trị dứt điểm có thể bao gồm vệ sinh răng miệng phù hợp, lợi bỏ phần lợi bị ảnh hưởng hoặc nhổ bỏ răng. Cụ thể, các biện pháp điều trị bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng: Nha sĩ có thể chỉ định điều trị bằng cách súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn hoặc vi khuẩn. Bên cạnh đó, đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để làm sạch chuyên sâu.
- Thuốc giảm đau: Nha sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen, ibuprofen hoặc các loại thuốc giảm đau dành cho nha khoa.
- Tiểu phẫu cắt bỏ mô lợi trùm: Nếu tình trạng sưng đau và viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc viêm lợi trùm tái phát nhiều lần, nha sĩ có thể đề nghị phải phẫu thuật cắt bỏ vạt nướu hoặc răng khôn. Phẫu thuật có thể ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn, loại bỏ các mảng bám và phòng ngừa tình trạng tái viêm nhiễm trong tương lai.
- Nhổ bỏ răng: Nếu răng không thể mọc hoặc khi người bệnh có mong muốn nhổ răng, nha sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc nhổ răng thường được cân nhắc khi răng bị chèn ép, viêm chân răng, hư hỏng cấu trúc răng hoặc gây khó khăn cho quá trình vệ sinh.
Điều trị viêm lợi trùm là điều cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan và giảm nguy cơ biến chứng. Do đó bất cứ ai có dấu hiệu viêm lợi trùm nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.
3. Chăm sóc sau khi điều trị
Sau khi điều trị viêm lợi trùm hoặc nhổ bỏ răng, vết thương có thể lành lại hoàn toàn và ngăn ngừa các triệu chứng trong tương lai. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa các nguy cơ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc, chẳng hạn:
- Tái khám theo hẹn của bác sĩ để theo dõi tốc độ lành của vết thương và cải thiện các cơn đau răng
- Tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ sau khi nhổ răng, chẳng hạn như không hút thuốc, ăn thức ăn mềm hoặc tránh một số loại thực phẩm cụ thể
- Chăm sóc tại nhà chẳng hạn như súc miệng bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau không kê đơn hoặc các biện pháp khác
- Vệ sinh răng miệng cần thận, bao gồm đánh răng thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa
- Không hút thuốc lá
Phòng ngừa viêm lợi trùm
Mọi người có thể phòng ngừa và giảm nguy cơ viêm lợi trùm với một số lưu ý, chẳng hạn như:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Làm sạch răng và các khu vực xung quanh răng để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn.
- Thường xuyên gặp nha sĩ: Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ có thể giúp nha sĩ xác định các dấu hiệu hoặc vấn đề liên quan đến viêm lợi, viêm nha chu hoặc các tình trạng liên quan khác và đề nghị các biện pháp xử lý phù hợp.
Viêm lợi trùm là một vấn đề không gây ảnh hưởng lâu dài và có thể được cải thiện sau khi răng mọc hoàn toàn. Nếu răng được loại bỏ, người bệnh sẽ hồi phục trong 2 tuần. Trong quá trình hồi phục, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Cứng hàm
- Có vị hôi hoặc khó chịu trong miệng
- Sưng tấy
- Đau đớn
- Ngứa ran hoặc ở miệng, hoặc ở mặt (ít phổ biến)
Điều quan trọng là cần phải điều trị kịp lúc và đúng cách để tránh nhiễm trùng lây lan. Do đó, người có dấu hiệu viêm lợi trùm nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm: Viêm nướu hoại tử lở loét và cách xử lý cấp tốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!