Bị Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ Phải Làm Sao?
Nội dung bài viết
Bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin phổ biến về tình trạng này và có kế hoạch xử lý phù hợp.
Thông tin cần biết về thủ thuật bọc răng sứ
Bọc răng sứ là thủ thuật nha khoa đặt một mão răng bằng sứ lên một chiếc răng hư hỏng để tránh các tổn thương đến răng. Mão răng sứ được phủ bên trên bề mặt răng, do đó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đôi khi mão răng sứ cũng có thể được đặt ở hai bên răng bị mất để giữa cầu răng (một bộ phận giả được sử dụng để lấp đầy khoảng trống trong miệng sau khi mất răng).
Bên cạnh mão răng sứ, mão răng cũng được làm từ một số chất liệu khác, chẳng hạn như gốm và kim loại.
Một người có thể cần bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng để bảo vệ răng khỏi các tổn thương. Bên cạnh đó, đôi khi nha sĩ cũng có thể đề nghị bọc răng sứ cho các trường hợp:
- Lỗ sâu răng quá lớn và không thể điều trị bằng cách trám răng
- Răng bị nứt hoặc đang yếu dần theo thời gian
- Mất răng và cần làm cầu răng hoặc làm răng giả
- Răng bị đổi màu hoặc bị lệch
Bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ nguyên nhân do đâu?
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng tương đối phổ biến, có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng.
Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể và có cách khắc phục phù hợp. Một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ bao gồm:
1. Vệ sinh kém
Thủ thuật bọc răng sứ khiến nhiều người bỏ qua các bước vệ sinh răng miệng tiêu chuẩn. Điều này có thể khiến thức ăn, mảng bám, vi khuẩn gây ảnh hưởng đến chân răng bên trong và dẫn đến viêm nướu răng hoặc viêm chân răng.
Thiếu vệ sinh răng miệng chiếm đến 80% các trường hợp viêm nướu sau khi bọc răng sứ.
2. Răng sứ xâm nhập vào nướu
Nướu hoặc lợi là khoảng sinh học bên dưới răng, chịu trách nhiệm nâng đỡ răng và bảo vệ răng. Nướu răng tạo thành một mô liên kết xung quanh cổ răng, ngăn ngừa vi khuẩn, thức ăn xâm nhập và gây tổn thương khu vực mô nha chu bên dưới.
Trong quá trình bọc răng sứ, nha sĩ có thể thực hiện sai kỹ thuật hoặc đặt mão răng sứ quá sâu. Điều này có thể gây phá hủy hoặc tổn thương các mô sinh học, tạo điều kiện cho thức ăn, vi khuẩn tấn công các mô nha chu, dẫn đến viêm nướu. Nếu không được điều trị phù hợp viêm lợi sau khi bọc răng sứ có thể gây viêm nha chu và phá hủy các tổ chức xung quanh răng.
3. Nhiễm trùng
Nếu người bệnh không lấy tủy răng trước khi đặt mão răng sứ, thì răng vẫn còn dây thần kinh. Đôi khi răng sứ có thể gây áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến chấn thương và nhiễm trùng.
Ngoài ra, đôi khi răng có thể bị nhiễm trùng do các vật liệu trám răng trước đó đã không được làm sạch trước khi bọc răng sứ. Điều này có thể khiến vi khuẩn ở chân răng lây nhiễm sang các dây thần kinh và gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng sau khi bọc răng sứ có thể dẫn đến sưng nướu, viêm nướu, đau răng khi cắn, nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn ngọt. Đôi khi người bệnh có thể bị sốt hoặc ớn lạnh.
4. Sâu thân răng
Răng ở bên dưới mão răng sứ vẫn còn sống, do đó răng có thể bị sâu hoặc tổn thương tại vị trí tiếp nối giữa thân răng và mão răng sứ. Điều này thường xảy ra ở chân răng và dẫn đến viêm nướu.
Nếu sâu răng phát triển lớn, gây ảnh hưởng đến tủy răng, người bệnh có thể cần lấy tủy răng để tránh các cơn đau răng.
5. Tụt nướu
Một số người có thể bị tụt nướu sau khi bọc răng sứ. Điều này dẫn đến đau đớn, ê buốt và tăng nguy cơ bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ. Tình trạng tụt nướu có thể xảy ra do chải răng quá mạnh hoặc do thủ thuật bọc răng sứ kém.
Khi bị tụt nướu, chân răng sẽ bị lô ra. Điều này tăng nguy cơ tích tụ mảng bám và tăng nguy cơ phát triển các bệnh nướu răng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm nha chu và viêm nha chu tiến triển.
6. Do cơ địa bị kích ứng
Một số người có thể có cơ địa nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ.
6. Mão răng sứ không vừa
Nếu mão răng sứ không vừa khít với răng, điều này có thể gây khó chịu, đau răng và tăng nguy cơ viêm lợi. Ngoài ra, mão răng không vừa có thể gây ảnh hưởng đến khớp cắn và nụ cười. Nếu người bệnh bị đau khi cắn, điều này có thể là dấu hiệu mão răng được đặt quá cao.
Ngoài ra, mão răng sứ có thể điều chỉnh khớp cắn. Do đó, mão răng không vừa khít có thể dẫn đến đau hàm và đau đầu.
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không?
Bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng lâu dài. Cụ thể, một số rủi ro và biến chứng liên quan có thể bao gồm:
- Sưng nướu răng, khiến nướu răng có màu đỏ và dẫn đến các cơn đau nhức khó chịu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Ảnh hưởng đến chức năng nhai, gây khó nuốt và tăng nguy cơ suy nhược cơ thể.
- Gây mất thẩm mỹ và hôi miệng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và giao tiếp của người bệnh.
- Tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý răng miệng khác, chẳng hạn viêm quanh răng, tiêu xương ổ răng, áp xe nướu, nhiễm trùng răng và tăng nguy cơ mất răng hàng loạt.
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ phải làm sao?
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ cần được điều trị và khắc phục kịp lúc để tránh các ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp khắc phục, chẳng hạn như:
1. Điều trị không xâm lấn
Trong các trường hợp viêm lợi không nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị không xâm lấn hoặc chăm sóc tại nhà. Cụ thể, các biện pháp điều trị viêm lợi sau khi bọc răng sứ như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen để cải thiện các cơn đau tạm thời. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nha sĩ hoặc nhà sản xuất để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Súc miệng bằng nước muối có thể hỗ trợ giảm đau, sưng và viêm nướu. Người bệnh có thể trộn 1/2 thìa muối với nước ấm, dùng nước này ngậm và súc miệng trọng 30 giây. Lặp lại biện pháp nhiều lần trong ngày để cải thiện các triệu chứng viêm lợi.
- Sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ giảm đau răng và chống viêm nướu, chẳng hạn như gừng, nghệ hoặc hoa cúc. Người bệnh có thể ngâm các loại thảo dược này vào nước nóng, để nguội và dùng súc miệng.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dính, cứng, ngọt để tránh kích ứng răng. Ngoài ra, thức ăn nóng và lạnh cũng có thể khiến các triệu chứng viêm nướu răng nghiêm trọng hơn. Do đó người bệnh nên sử dụng thức ăn ấm hoặc ở nhiệt độ phòng.
2. Điều trị xâm lấn
Trong các trường hợp viêm lợi sau khi bọc răng sứ nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị xâm lấn hoặc ít xâm lấn để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:
- Cắt lợi: Thủ thuật này được đề nghị sử dụng cho các trường hợp viêm nướu răng kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng. Nha sĩ có thể làm sạch phần lợi bị viêm sau đó cắt bỏ một phần lợi. Mục đích của thủ thuật này là để lợi và mão răng sứ ít tiếp xúc nhất có thể, nhằm tránh các kích ứng liên quan.
- Phẫu thuật ghép lợi: Trong các trường hợp viêm lợi sau khi bọc răng sứ nghiêm trọng, khiến khoảng sinh học bị phá vỡ, nha sĩ có thể phải phá bỏ răng sứ cũ, sau đó tiến hành tiểu phẫu di dời, tái sinh khoảng sinh học. Sau khi khoảng sinh học ổn định (thường là 20 – 30 ngày) người bệnh sẽ được đề nghị bọc lại răng sứ để bảo vệ răng.
Ngoài ra, đôi khi nha sĩ có thể đề nghị bọc lại răng sứ để điều trị viêm lợi. Răng sứ sau khi được làm lại phải khít với thân răng, không gây ảnh hưởng đến lợi và hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm.
3. Chăm sóc nướu răng
Người bệnh viêm lợi sau khi bọc răng sứ nên thực hiện các biện pháp vệ sinh nướu răng cẩn thận, chẳng hạn như đánh răng 3 lần mỗi ngày vào tất cả các góc của răng.
Chải răng sau khi ăn ít nhất là 15 phút, mỗi lần chải từ 2 – 3 phút, chải răng từ trong ra ngoài. Ngoài ra, sử dụng bàn chải với độ cứng vừa phải hoặc mềm để loại bỏ vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn, mảng bám mà không gây tổn thương răng.
Sau khi chải răng, người bệnh nên súc miệng với các loại dung dịch sát khuẩn để làm giảm số lượng vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong miệng và các kẽ răng. Nếu phát hiện thức ăn mắc ở kẽ răng, nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để làm sạch.
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và khó chịu. Các triệu chứng có thể được khắc phục tại nhà hoặc chăm sóc nha khoa chuyên nghiệp khi cần thiết. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến khả năng nhai, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Viêm lợi sưng má nguy hiểm không? Cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!