Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
Nội dung bài viết
Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng phổ biến có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Đôi khi viêm lợi ở trẻ em có thể nghiêm trọng, dẫn đến viêm nha chu và một số tình trạng sức khỏe cần điều trị y tế.
Viêm lợi ở trẻ em là gì?
Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng dẫn đến viêm, sưng và đau ở nướu răng. Bệnh thường được gây ra bởi một số loại vi khuẩn và thường phổ biến ở trẻ không được vệ sinh răng miệng phù hợp. Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hoặc nhẹ, nhưng hầu hết các trưởng hợp, viêm lợi ở trẻ em không nghiêm trọng.
Hầu hết mọi người đều mang một lượng vi khuẩn cân bằng trong miệng. Tuy nhiên ở nướu răng trẻ em, lượng vi khuẩn có thể tích tụ nhiều hơn, do không được vệ sinh đúng cách và thường xuyên. Điều này dẫn đến sưng, viêm và một số bệnh răng miệng khác.
Ngoài ra, đôi khi viêm nướu ở trẻ em 3 tuổi có thể liên quan đến virus coxsackie, là virus gây bệnh tay, chân, miệng.
Viêm lợi ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên đôi khi viêm lợi có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:
- Viêm nha chu
- Áp xe nướu hoặc áp xe răng
- viêm
Đưa trẻ đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp. Vệ sinh răng miệng ở trẻ em đặc biệt quan trọng để tránh tình trạng viêm nha chu, sưng nướu, gây đau đớn và hạn nguy cơ răng mọc không đều hoặc mất răng trong tương lai.
Dấu hiệu viêm lợi ở trẻ em
Nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng, chắc chắn và ôm khít các chân răng. Trong trường hợp viêm lợi, lợi của trẻ có thể hình thành một vết loét nhỏ (đường kính khoảng 1 – 5 mm) ở giữa có màu xám hoặc hơi vàng và xung quanh mép có màu đỏ. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào vị trí viêm lợi và các nguyên nhân gây bệnh.
Một số trẻ, đặc biệt là viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi có thể gây lở loét nướu, bên trong má, ở phía sau miệng, phía trên amidan, lưỡi hoặc khiến vòm miệng ở trên mềm. Bên cạnh đó, nướu của trẻ có thể dễ bị viêm và gây chảy máu.
Ngoài gây lở loét miệng, trẻ bị viêm lợi có thể có các dấu hiệu như:
- Sốt trên 38 độ C
- Chảy nhiều nước dãi hơn bình thường
- Đau họng và chán ăn
- Nổi các hạch bạch huyết ở hai bên cổ
- Nướu răng bị sưng, đỏ hoặc chảy máu
- Hôi miệng
- Đau đầu
- Khó chịu, cáu gắt hoặc dễ khóc hơn
Ngoài ra, trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm nướu ở trẻ em có thể liên quan đến virus herpes, điều này có thể lây lan sang mắt và gây nhiễm trùng giác mạc. Viêm giác mạc do Herpes simplex gây ra, được gọi là bệnh nhiễm trùng mắt, có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn. Do đó, đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ bị viêm nướu và mắt trẻ có dấu hiệu chảy nước, đỏ hoặc bé nhạy cảm với ánh sáng.
Một số hình ảnh viêm lợi ở trẻ:
Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm nướu răng ở trẻ em là do sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại bên trong miệng. Vệ sinh kém có thể gây tích tụ vi khuẩn, hình thành mảng bám trên răng, dẫn đến viêm lợi và một số bệnh lý răng miệng liên quan.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ viêm lợi, bao gồm:
- Khuyết tật răng miệng bẩm sinh
- Răng mọc sai lệch vị trí gây chen chúc trong miệng
- Các cạnh của răng có xu hướng phát triển sắc nhọn, gây tổn thương nướu
- Sử dụng các thiết bị chỉnh nha
- Thở bằng miệng
Ngoài ra, bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội tiết tố và các yếu tố duy truyền cũng có thể dẫn đến viêm nướu hoặc khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Những điều kiện sức khỏe này có thể dẫn đến thay đổi sức đề kháng của răng, gây gia tăng hệ thống vi sinh vật trong miệng và gây ra các bệnh răng miệng, bao gồm viêm nướu răng.
Chẩn đoán viêm lợi ở trẻ em
Để chẩn đoán tình trạng viêm lợi ở trẻ em, nha sĩ có thể kiểm tra răng, miệng, lưỡi và nướu răng của trẻ để tìm kiếm các dấu hiệu bệnh lý. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể đề nghị một số kiểm tra khác, chẳng hạn như:
Đo độ sâu của túi nha chu bằng đầu dò chuyên dụng, túi nha chu sâu có thể liên quan đến nhiều bệnh răng miệng, bao gồm viêm nướu và viêm nha chu.
Chụp X – quang nha khoa có thể kiểm tra quá trình phát triển xương và các mô răng của trẻ. Ngoài ra, một số trẻ có thể có các vấn đề hiếm gặp, chẳng hạn như hố răng sâu hoặc có xu hướng phát triển răng thừa. Chụp X – quang có thể giúp nha sĩ xác định tình trạng bệnh và có kế hoạch điều trị phù hợp
Các xét nghiệm khác, chẳng hạn như kiểm tra các bệnh lý liên quan và đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Viêm lợi ở trẻ em phải làm sao?
Viêm lợi ở trẻ em có thể được điều trị hiệu quả tại nhà trong giai đoạn đầu. Do đó, điều quan trọng là nhận biết các dấu hiệu bệnh để có cách khắc phục hợp lý và kịp thời. Cụ thể các biện pháp xử lý bao gồm:
1. Súc miệng bằng nước muối
Nước muối là một chất kháng khuẩn, có thể làm dịu nướu và giúp giảm sưng do viêm nướu. Nước muối cũng có thể mang lại một số tác dụng, chẳng hạn như:
- Làm dịu nướu bị viêm
- Hỗ trợ giảm đau
- Giảm vi khuẩn trong miệng
- Loại bỏ các mảnh thức ăn thừa
- Giảm hôi miệng
Đối với viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi trở lên, cha mẹ có thể pha 1 thìa muối ăn vào một ly nước ấm, dùng dịch này để vệ sinh nướu và khoang miệng cho trẻ. Đảm bảo trẻ nhổ nước muối ra sau khi súc miệng để tránh các rủi ro không mong muốn. Đối với viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng bông gòn nhúng vào nước muối đặt vào vị trí viêm lợi trong 1 – 2 phút. Sau đó súc miệng cho trẻ với nước đun sôi để nguội.
Ngoài ra, khi súc miệng bằng nước muối không súc quá lâu, điều này có thể gây ảnh hưởng đến men răng. Sử dụng lâu dài có thể khiến răng bị bào mòn vì tính axit của hỗn hợp này.
2. Súc miệng với lô hội
Lô hội có hiệu quả tương tự như chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và cải thiện tình trạng viêm lợi. Cụ thể, lô hội có thể loại bỏ vi khuẩn tích tụ ở chân răng, hỗ trợ loại bỏ các tạp chất, chống viêm và giúp nướu răng hồi phục nhanh hơn.
Điều trị viêm lợi với lô hội thực hiện như sau:
- Cắt ngang một lá lô hội, lấy phần gel bên trong
- Bôi một lớp gel mỏng lên nướu răng bị ảnh hưởng
- Súc miệng sau vài phút
- Áp dụng biện pháp hai lần mỗi ngày
Lưu ý: Theo Đông y, lô hội là vi thuốc đắng, lạnh, có tác dụng thanh nhiệt và thường được sử dụng để điều trị các bệnh hỏa nhiệt, bao gồm viêm nướu. Tuy nhiên, trẻ em dùng liều quá cao có thể gây ngộ độc, với các dấu hiệu chẳng hạn như yếu toàn thân, mạch đập chậm, thân nhiệt hạ thấp, thậm chí là tử vong. Do đó, đảm bảo trẻ nhổ nha đam ra khỏi miệng sau vài phút ngậm điều trị viêm nướu.
3. Nước ép nam việt quất chữa viêm lợi
Uống nước ép nam việt quất có thể giảm sự nhân lên nhiều lần của vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan gây bệnh. Bên cạnh đó, nước ép nam việt quất có chứa Proanthocyanidins, có tác dụng ngăn vi khuẩn hình thành màng sinh học trên nướu và răng. Nước ép cũng có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và tăng tốc độ chữa lành vết thương ở nướu răng.
Cho trẻ uống nước ép nam việt quất tươi 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Nếu nước trái cây quá chua, cha mẹ có thể pha loãng với nước để cải thiện hương vị. Tuy nhiên tránh sử dụng đường hoặc chất làm ngọt, điều này có thể khiến tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Dầu dừa điều trị viêm lợi
Dầu dừa có thể làm sạch răng và kháng khuẩn. Cụ thể, dầu dừa hấp thụ các mảnh vụn thức ăn và các tạp chất từ khoang miệng. Điều này có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm sưng nướu răng nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chống viêm.
Cha mẹ có thể pha 1 – 2 muỗng canh dầu dừa nguyên chất với nước ấm, cho trẻ ngậm trọng 5 – 10 phút để làm sạch khoang miệng. Súc miệng bằng nước ấm ngay sau đó để làm sạch dầu.
5. Trà xanh giảm viêm nướu
Trà xanh có thể loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng và điều trị viêm lợi hiệu quả. Bên cạnh đó, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do, đảm bảo nướu luôn khỏe mạnh.
Để thực hiện phương pháp, cha mẹ có thể đun một thìa lá trà xanh với một cốc nước, dùng nước này súc miệng cho trẻ 2 lần mỗi ngày để kiểm soát tình trạng viêm lợi.
Điều trị y tế cho bệnh viêm lợi ở trẻ em
Trong trường hợp cần thiết, nhà sĩ có thể đề nghị điều trị y tế để cải thiện tình trạng viêm lợi ở trẻ em. Cụ thể, các biện pháp điều trị bao gồm:
- Acetaminophen hỗ trợ giảm đau và sốt liên quan đến tình trạng viêm lợi. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nah sĩ, đặc biệt là để điều trị viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi. Sử dụng Acetaminophen không đúng cách có thể gây tổn thương gan.
- Thuốc giảm đau không kê đơn (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen, giúp giảm sưng, đau và sốt. Thuốc có sẵn không cần kê đơn, nhưng khi sử dụng cho trẻ em, tốt nhất cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, sử dụng NSAID không đúng cách có thể gây dẫn đến các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như viêm dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày. Không cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn mà không trao đổi với bác sĩ nhi khoa.
- Thuốc gây tê có thể làm giảm cơn đau để trẻ ăn uống dễ dàng, thoải mái hơn. Nếu trẻ đủ lớn, hướng dẫn trẻ sử dụng thuốc và làm sạch sau 5 – 10 phút. Nếu trẻ không thể tự sử dụng thuốc, cha mẹ có thể chấm thuốc vào vị trí viêm lợi bằng tăm bông và lau sau 5 – 10 phút.
Trong trường hợp viêm nướu do nhiễm virus, nha sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc kháng virus để cải thiện tình trạng.
Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em
Chẩn đoán sớm rất quan trọng để điều trị thành công các bệnh viêm nướu ở trẻ em. Do đó, điều quan trọng là trẻ em phải được khám nha khoa toàn diện định kỳ. Đánh giá y tế tổng quát nên được xem xét đối với những trẻ có biểu hiện viêm lợi nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh viêm lợi, cha mẹ có thể lưu ý một số vấn đề như:
- Làm sạch răng và lưỡi của trẻ để loại bỏ các màng bọc vi khuẩn và mảng bám trên răng. Đánh răng nhẹ nhàng và cẩn thận mỗi ngày. Ngoài ra, cha mẹ có thể trao đổi với nha sĩ về các sản phẩm diệt khuẩn khoang miệng dành cho trẻ.
- Cho trẻ ăn thức ăn nhạt, mát và lỏng để đảm bảo dinh dưỡng và không gây kích ứng răng. Tránh các loại thực ăn và đồ uống có vị chua, chẳng hạn như nước cam hoặc nước chanh. Không cho trẻ ăn thức ăn cứng, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh quy giòn để tránh gây kích ứng răng.
- Thường xuyên rửa tay cho trẻ và tránh sử dụng chung đồ ăn, thức uống để tránh lây lan virus cho người khác. Làm sạch tất cả đồ chơi và đồ dùng để hạn chế nguy cơ lây lan vi khuẩn.
- Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để cơ thể tự chữa lành các tổn thương.
Viêm lợi ở trẻ em có thể phát triển thành bệnh nha chu và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Ngoài ra, viêm lợi cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý toàn thân như bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, bệnh động mạch vành hoặc một số bệnh viêm khớp. Do đó, nếu trẻ viêm nướu kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát và tránh các rủi ro không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!