Nướu răng là gì? Chức năng và vấn đề thường gặp
Nội dung bài viết
Nướu răng là một bộ phận quan trọng trong chức năng bảo vệ răng và các cấu trúc xung quanh răng. Đôi khi vi khuẩn, mảng bám và một số vấn đề liên quan khác có thể gây tổn thương cho nướu, dẫn đến viêm nhiễm hoặc các bệnh lý liên quan khác.
Nướu răng là gì?
Nướu răng, nướu hoặc lợi là tổ chức bao gồm các niêm mạc mô nằm ở hàm dưới và hàm trên bên trong miệng. Nướu bao quanh răng và hỗ trợ giữ răng tại vị trí, tránh xô lệch. Nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng san hô ở những người da sáng và có thể sẫm màu hơn với sắc tố melanin ở những người có làn da sẫm màu.
Không giống như các lớp mô mềm của môi và má, hầu hết nướu được liên kết chặt chẽ với xương bên dưới để chống lại sự ma sát của thức ăn đi qua. Vì vậy nướu răng khỏe mạnh có thể là một cách hiệu quả để cải thiện hoặc ngăn ngừa bệnh viêm nha chu tấn công vào các mô răng.
Chức năng của nướu
Nướu răng đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ răng khỏi các bệnh răng miệng, bao gồm viêm nướu hoặc viêm nha chu.
Tuy nhiên, nướu cũng có thể bị thúc đẩy bởi dư lượng thức ăn và nước bọt. Điều này có thể hỗ trợ sự phát triển của nhiều vi sinh vật, và dẫn đến một số bệnh lý răng miệng và vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, khi nướu bị tổn thương, nhiệm vụ năng đã răng sẽ bị ảnh hưởng, điều này khiến răng lung lay và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Do đó, vệ sinh răng miệng đúng cách có thể ngăn ngừa nhiều rối loạn về nướu và nha chu, bao gồm cả viêm nướu hoặc viêm nha chu, và hạn chế nguy cơ mất răng.
Cấu trúc của nướu răng
Về mặt giải phẫu học, nướu răng bao gồm vùng rìa, nướu rời và nướu dính. Cụ thể, các bộ phận của nướu bao gồm:
1. Vùng rìa nướu
Vùng rìa nướu hay viền nướu là phần rìa nướu bao quanh răng theo kiểu cổ áo. Rìa nướu được hỗ trợ bằng các sợi sợi và không được hỗ trợ từ các xương. Đây là phần ngoài cùng của nướu, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Trong hầu hết các trường hợp, viền nướu được phân biệt với vùng nướu dính bằng một vùng lõm tuyến tính, nông. Chỗ lõm này thường không giống nhau ở các răng và tùy thuộc vào khoang miệng.
Đường viền nướu có chiều rộng thay đổi từ 0,5 đến 2,0 mm tính từ đỉnh nướu tự do đến phần nướu dính. Viền nướu thường có hình vỏ sò, màu hồng, hơi mờ và có độ cứng tương đối.
2. Nướu rời
Nướu dính là nướu kèm theo viền nướu, cứng, có độ đàn hồi và liên kết chặt chẽ với màng xương bên dưới ổ xương răng. Mặt trên của nướu dính kéo dài đến niêm mạc phế nang và có thể di chuyển được.
Chiều rộng của nướu dính thường khác nhau và phụ thuộc vào các vùng khác nhau của khoang miệng. Nướu dính thường rộng nhất ở khu vực răng cửa, từ 3.5 – 4.5 mm ở hàm trên và 3.3 – 3.9 mm ở hàm dưới. Chiều rộng này cũng giảm dần các ở khu vực răng sau, với chiều rộng ít nhất là ở vùng răng hàm đầu tiên.
Độ rộng của nướu dính cần đạt một mức độ nhật định để đảm bảo sự ổn định của chân răng. Nướu dính quá thưa hoặc quá chật đều có thể dẫn đến các vấn đề hoặc bệnh lý ở nướu răng.
3. Nướu dính
Đây là phần nướu nằm ở giữa các kẽ răng, có mặt dưới tiếp xúc với răng, hình kim tự tháp, áp vào răng và không thể di động. Nướu dính có khả năng chịu lực nhai và được bao phủ bởi chất sừng.
Nướu dính khác nhau về độ sâu và chiều rộng, tùy thuộc vào độ rộng của bề mặt răng tiếp xúc. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh nha chu và một số bệnh nướu răng liên quan khác.
Đặc điểm của nướu răng khỏe mạnh
Nướu là hàng rào bảo vệ da, do đó khi nướu khỏe mạnh có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Nước khỏe mạnh thường có một số đặc điểm như sau:
1. Màu sắc
Nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng san hô và màu hơi sẫm ở những người tăng sắc tố melanin. Các màu nướu khác chẳng hạn như đỏ, trắng và xanh lam có thể là dấu hiệu của chứng viêm lợi, hút thuốc hoặc sử dụng ma túy.
Ngoài ra, nướu răng cũng có thể có một số màu sắc khác, liên quan đến các yếu tố như độ dày (hoặc độ dày sừng ở nướu), lưu lượng máu đến nướu, sắc tố da tự nhiên, một số bệnh lý và thuốc đang sử dụng. Do đó, màu sắc tự nhiên của nướu có thể không giống nhau ở tất cả mọi người.
Ngoài ra, một số người có thể thực hiện các thủ thuật nha khoa, chỉnh nướu, chẳng hạn như tẩy trắng nướu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của nướu.
Do đó, theo các chuyên gia, trong trạng thái tự nhiên và không liên quan đến các vấn đề cơ bản của cơ thể, màu sắc khỏe mạnh của nướu là màu hồng san hô.
2. Đường viền nướu
Nướu răng khỏe mạnh có hình dạng cong mụn hoặc hình vỏ sò xung quanh mỗi nướu răng. Nướu khỏe mạnh sẽ lấp đầy và vừa khít với từng khoảng trống ở răng. Do đó, tình trạng sưng tấy hoặc bao bọc các khoảng trống kẽ răng được xem là dấu hiệu bệnh lý, chẳng hạn như viêm lợi và viêm nha chu.
3. Kết cấu
Nướu khỏe mạnh có kết cấu chắc chắn, bề mặt thường cứng và có khả năng chống lại sự di chuyển. Mặt khác, nướu không khỏe mạnh thường sưng và kém săn chắc.
4. Phản ứng với các tác nhân bên ngoài
Nướu răng khỏe mạnh thường không có phản ứng với các tác nhân thông thường, chẳng hạn như đánh răng hoặc thăm dò nha chu. Trong khi đó, nướu không khỏe mạnh sẽ có biểu hiện chảy máu hoặc tiết dịch mủ với các tác động kiểm tra thông thường.
Các vấn đề thường gặp ở nướu
Các vấn đề về nướu răng là tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bệnh nướu răng thường không nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm nướu. Ngoài ra có khoảng 5 – 15% các trường hợp người bệnh phát triển một dạng bệnh nướu răng nghiêm trọng, được gọi là viêm nha chu.
Cụ thể, một số vấn đề về nướu răng thường gặp bao gồm:
1. Viêm nướu
Viêm nướu răng hay còn gọi là viêm lợi, chiếm khoảng 50% các trường hợp bệnh về nướu răng. Viêm lợi được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm ở nướu răng.
Các dấu hiệu phổ biến bao gồm chảy máu khi đánh răng, sưng và đỏ nướu. Nhìn chung, nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng san hô, săn chắc và không bị chảy máu khi bị kích thích.
Viêm nướu được xem là giai đoạn sớm nhất của bệnh viêm nha chu và thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém. Tình trạng này rất phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết các trường hợp, viêm nướu có thể cải thiện thông qua việc vệ sinh răng miệng phù hợp.
Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể dẫn đến viêm nha chu và dẫn đến mất răng.
2. Viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng, có thể làm tổn thương các mô mềm và gây tổn thương xương nâng đỡ răng nếu không được điều trị phù hợp. Tình trạng này có thể gây lung lay răng và mất răng.
Bệnh viêm nha chu là tình trạng phổ biến, xảy ra khi bệnh viêm nướu không được điều trị. Tuy nhiên vệ sinh răng miệng phù hợp, đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa 1 lần mỗi ngày và khám răng định kỳ có thể ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh.
3. Tụt nướu
Tụt nướu là tình trạng viền nướu hay phần rìa nướu bao quanh răng bị mòn đi hoặc bị kéo lùi lại, dẫn đến lỗ chân răng. Khi nướu răng bị tụt sẽ tạo ra một khoảng trống giữa răng và đường viền nướu. Điều này khiến vi khuẩn tích tụ và gây ra một số bệnh lý. Nếu không được điều trị phù hợp, các mô nâng đỡ và cấu trúc xương của răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến mất răng.
Tụt nướu là một vấn đề răng miệng phổ biến và hầu hết mọi người không nhận biết được, do tình trạng này xảy ra dần dần. Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tụt nướu thường là răng bị ê buốt hoặc nhận thấy răng dài hơn bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sờ thấy một khoảng cách nhỏ ở đường viền nướu.
Tụt nướu có thể dẫn đến nhiều rủi ro và tăng nguy cơ mất răng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng hoặc nghi ngờ tụt nướu, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc phù hợp.
4. Áp xe nướu răng
Áp xe nướu răng là tình trạng phát triển một túi mủ ở nướu răng và các cấu trúc xung quanh. Đây là một tình trạng đau đớn và có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh có dấu hiệu áp xe nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Áp xe nướu có thể dẫn đến những cơn đau dai dẳng, dữ dội ở khu vực bị ảnh hưởng. Người bệnh cũng có thể quan sát được tình trạng sưng to và đỏ ở nướu. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:
- Nhạy cảm với đồ ăn và thức uống nóng hoặc lạnh
- Đau khi nhai
- Răng lung lay
- Có vị hôi trong miệng khi túi áp xe bị vỡ
- Chảy mủ
- Sốt
5. Ung thư miệng
Ung thư miệng là một vấn đề nướu răng ít phổ biến. Ung thư có thể phát triển trên tất cả các cấu trúc mềm bên trong mô miệng, bao gồm cả nướu, môi, lưỡi, sàn miệng, má, xoang và hầu họng.
Khi phát triển ở nướu, ung thư có thể dẫn đến một mảng da đỏ hoặc trắng. Đôi khi ung thư có thể biểu hiện như một vết loét ở nướu và sẽ không lành theo thời gian.
Nếu không được điều trị phù hợp, ung thư miệng có thể dẫn đến tử vong.
Các biện pháp chăm sóc nướu răng
Nướu răng là hàng rào bảo vệ của răng. Do đó, khi nướu bị nhiễm khuẩn, mảng bám có thể gây tổn thương nướu, điều này có thể gây ảnh hưởng xương răng, sâu răng và một số bệnh lý liên quan. Để chăm sóc và bảo vệ nướu răng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc nướu như:
- Sử dụng chỉ nha khoa một ngày một lần để loại bỏ mảng bám và thức ăn mà bàn chải không thể làm sạch được.
- Làm sạch răng chuyên nghiêm thường xuyên có thể phát hiện các bệnh nướu răng và có biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, làm sạch răng chuyên nghiệp là cách tốt nhất để loại bỏ cao răng, mảng bám mà đánh răng và các biện pháp thông thường không thể làm sạch.
- Không hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng gây viêm nướu và các bệnh nướu răng khác.
- Đánh răng hai lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn có thể làm sạch thức ăn, mảng bám giữa kẽ răng và nướu. Cân nhắc chọn bàn chải điện nếu bạn gặp khó khăn khi đánh răng bằng tay và thay đổi bàn chải sau 3 tháng hoặc khi lông bàn chải sờn.
- Làm sạch lưỡi để loại bỏ vi khuẩn.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa flour có thể làm giảm viêm nướu răng, làm thơm miệng và hỗ trợ làm trắng răng.
Hầu hết các vấn đề nướu răng thường xảy ra khi người bệnh không làm sạch răng thường xuyên và có thể điều trị tốt trong giai đoạn đầu. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến viêm nha chu, ảnh hưởng đến cấu trúc xương và gây mất răng.
Do đó, những người có dấu hiệu bệnh nướu răng nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn phù hợp. Bên cạnh đó, tham khảo các biện pháp chăm sóc nướu để hạn chế các nguy cơ và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!