Dấu hiệu trẻ bị dị ứng bỉm và cách khắc phục

Khi sử dụng bỉm cho trẻ, ngoài việc quan tâm tới thương hiệu và chất lượng, bố mẹ cũng nên chuẩn bị kiến thức về cách xử lý khi trẻ bị dị ứng bỉm. Việc này giúp trẻ tránh được những tổn thương trên da và cảm giác khó chịu. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu của dị ứng bỉm, cũng như cách khắc phục kịp thời để bảo vệ làn da và sức khỏe của trẻ.

Vì sao trẻ bị dị ứng bỉm? Có nguy hiểm không?

Trẻ bị dị ứng đến từ 2 nguyên nhân chính. Một là do thành phần của bỉm. Hai là do bố mẹ sử dụng bỉm cho trẻ sai cách.

Nguyên nhân từ bỉm

  • Do cơ thể bé bị mẫn cảm với một hoặc một vài thành phần hóa học sản xuất ra bỉm.
  • Do bố mẹ sử dụng loại bỉm kém chất lượng, hàng nhái có thành phần hóa học không tốt cho sức khỏe và làn da.
Một số thành phần trong bỉm có thể gây dị ứng cho trẻ
Một số thành phần trong bỉm có thể gây dị ứng cho trẻ

Nguyên nhân từ cách sử dụng bỉm

  • Do bố mẹ mặc bỉm quá chật cho bé sẽ gây ra tình trạng bít tắc da và lỗ chân lông. Nước tiểu và mồ hôi khó bị thấm hút vào bỉm mà bám lâu trên da, khiến cho vi khuẩn sinh sôi rồi gây ra các tình trạng dị ứng.
  • Không thường xuyên thay bỉm, không lau khô ráo vùng bẹn khi làm vệ sinh cho bé, sẽ làm cho vùng da ở bẹn, ở mông bị ẩm ướt. Vi khuẩn phát triển và gây dị ứng.

Dị ứng bỉm có nguy hiểm không?

Nếu như trẻ bị dị ứng bỉm mức độ nhẹ hoặc hăm tã, ví dụ như mới chuyển sang một loại bỉm khác, các triệu chứng có thể được cải thiện khi chỉ cần dùng thuốc bôi.

Tuy nhiên, khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng nặng hơn, như lở loét hậu môn và bộ phận sinh dục, sốt… thì có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

Nhận diện sớm dấu hiệu trẻ bị dị ứng bỉm

Khi bé bị dị ứng bỉm, vùng da tiếp xúc với bỉm sẽ có những dấu hiệu bất thường. Một số dấu hiệu ban đầu giúp bạn nhận biết bé bị dị ứng do bỉm đó là:

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Dấu hiệu tình trạng dị ứng bỉm nhẹ

  • Da nổi mẩn đỏ

Vùng da mặc bỉm (vùng kín, mông) và các vùng da xung quanh (bẹn, đùi, bụng dưới) sẽ xuất hiện các vết mẩn đỏ. Khi mới bị dị ứng hoặc bị dị ứng ở mức độ nhẹ, các vùng da bị ban đỏ này chỉ mọc lác đác thành từng cụm nhỏ ở các vùng da trên.

Nhưng khi bị dị ứng nặng, các đám mẩn đỏ có thể lan ra khắp toàn cơ thể bé.

Các mảng ban đỏ ở vùng mông và đùi có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Các mảng ban đỏ ở vùng mông và đùi có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
  • Ngứa rát

Khi xảy ra tình trạng dị ứng bỉm, nghĩa là cơ thể đã coi bỉm là dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ giải phóng histamin để chống lại dị nguyên. Quá trình này gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu ở vùng da bị mẩn đỏ. Cảm giác khó chịu sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều, ngủ không ngon giấc.

Dấu hiệu tình trạng dị ứng bỉm nặng

Khi xuất hiện các tình trạng dị ứng kể trên hoặc da bé quá mẫn cảm với thành phần của bỉm, nếu không kịp thời xử lý sẽ gây nên tình trạng dị ứng nặng. Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng bỉm nặng đó là:

  • Da bị sưng phù

Ở vùng da mặc bỉm như mông, vùng kín bị sưng phù lên và có màu đỏ.

  • Da bị loét

Một số vùng da bị mẩn đỏ, mụn nước li ti bắt đầu bị loét ra khiến cho trẻ bị đau rát. Loét da hay xảy ra ở vùng hậu môn. Bé sẽ gặp khó khăn khi đi tiểu tiện, đại tiện.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng bỉm ở mức độ nặng
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng bỉm ở mức độ nặng
  • Phân, nước tiểu có mùi hôi

Phân và nước tiểu của bé bị dị ứng bỉm thường hôi và nặng mùi hơn bình thường.

Ngoài ra, khi bị dị ứng nặng, bé thường bị sốt cao, nổi mề đay, ngứa khắp cơ thể, quấy khóc thường xuyên, biếng ăn, đi vệ sinh ít.

Lưu ý: Cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu để xác định trẻ bị dị ứng bỉm hay bị hăm tã. Trên thực tế, hăm tã và dị ứng bỉm không phải là một như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

Hăm tã có dấu hiệu đặc trưng là vùng da tiếp xúc với bỉm nổi ban đỏ, nhưng không lan sang các vùng da kề cạnh.

Việc nhầm lẫn với hăm tã, khiến các bà mẹ có các cách xử lý sai như chỉ sử dụng phấn rôm, khiến cho tình trạng dị ứng bị nặng hơn.

Trẻ bị dị ứng bỉm phải làm sao?

Khi vùng da mặc bỉm của trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ nên nhanh chóng tìm cách xử lý kịp thời.

Cần làm gì ngay khi trẻ bị dị ứng bỉm

Nên tháo bỉm ra khỏi người bé và đồng thời ngưng sử dụng loại bỉm đang dùng.

Sau khi tháo bỉm ra, hãy lấy nước muối sinh lý vệ sinh vùng da dị ứng của bé. Nước muối sinh lý có thành phần nhẹ dịu, sẽ giúp rửa trôi vi khuẩn, các các chất bẩn tích tụ nước tiểu, phân, mồ hôi và cả chất hóa học của bỉm.

Nên vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với bỉm
Nên vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với bỉm

Bước tiếp theo mà cha mẹ nên làm là lấy khăn lau khô nước cho vùng da thông thoáng. Loại khăn được sử dụng nên là khăn mềm và khô để tránh làm xây xước làn da mỏng manh của bé. Thời điểm này, cha mẹ không nên sử dụng thêm bất cứ loại bỉm nào, để tránh nguy cơ bé bị dị ứng liên tiếp.

Bố mẹ nên theo dõi bé trong một vài giờ. Ở mức độ dị ứng nhẹ, các dấu hiệu dị ứng trên da bé có thể tự biến mất. Nếu bé không tự khỏi dị ứng sau vài giờ thì bé đã bị dị ứng nặng. Lúc này, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm cách chữa trị.

Bé bị dị ứng bỉm bôi thuốc gì?

Đây là thắc mắc của nhiều cha mẹ khi con bị dị ứng. Có nhiều loại kem bôi có thành phần dưỡng ẩm nhẹ dịu cho bé trên thị trường. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ở các trường hợp dị ứng nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng cách dân gian như:

Bài 1: Sử dụng lá khế tươi với muối để trị mẩn ngứa

  • Rửa sạch rồi giã nát lá khế tươi với muối hạt
  • Cho nước ấm vào hỗn hợp rồi vắt lấy nước cốt
  • Lấy bông gòn thấm nước cốt thoa lên vùng da bị tổn thương của bé
  • Thực hiện 1 lần/ngày

Bài 2: Sử dụng lá trầu không và phèn chua

  • Rửa sạch lá trầu không rồi đem đun sôi
  • Cho một cục phèn chua vào đun cùng
  • Pha với nước lạnh để giảm độ nóng rồi dùng để ngâm mông bé trong 5 phút
  • Thực hiện 1 lần/ngày

Trẻ bị dị ứng bỉm kiêng làm gì?

Cha mẹ không nên sử dụng xà phòng, khăn giấy ướt, hay bất cứ sản phẩm gì có hóa chất, chất tẩy rửa. Bởi vì làn da bé đang bị tổn thương và dễ kích ứng. Nếu tiếp xúc với các hóa chất, vùng da dị ứng sẽ bị tổn thương nặng thêm.

Khi bị dị ứng làn da của trẻ rất nhạy cảm dễ tổn thương, do vậy bố mẹ nên hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa chất thoa vào vùng da đó
Khi bị dị ứng làn da của trẻ rất nhạy cảm dễ tổn thương, do vậy bố mẹ nên hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa chất thoa vào vùng da đó

Sau khi vệ sinh xong, cha mẹ không nên sử dụng phấn rôm hoặc kem dưỡng ẩm cho bé sau khi xử lý vùng da bị dị ứng. Trong phấn rôm, kem dưỡng ẩm có chứa thành phần hóa học có nguy cơ gây kích ứng khi da đang bị nhạy cảm.

Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về chữa trị cho bé để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Phòng tránh dị ứng bỉm cho bé

Để bé sử dụng bỉm an toàn, không bị dị ứng thì bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn các loại bỉm chất lượng tốt, có thành phần không gây kích ứng cho trẻ
  • Không nên mua các loại bỉm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bỉm kém chất lượng
  • Nên lựa chọn các địa chỉ bán bỉm uy tín để tránh mua phải hàng nhái làm từ các hóa chất và vật liệu không tốt cho làn da của bé
Nên mua loại bỉm không có thành phần gây kích ứng cho trẻ, dùng bỉm đúng kích cỡ...
Nên mua loại bỉm không có thành phần gây kích ứng cho trẻ, dùng bỉm đúng kích cỡ…
  • Sử dụng loại bỉm vừa với bé. Sử dụng bỉm chật sẽ khiến bé có cảm giác khó chịu, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn, mồ hôi, chất bẩn tích tụ gây dị ứng.
  • Thay bỉm cho bé thường xuyên, tránh tình trạng đóng bỉm cho bé trong một thời gian dài. Khi được sử dụng quá lâu, bỉm sẽ trở thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Làn da của bé tiếp xúc với bỉm càng lâu, thì vi khuẩn càng có điều kiện để gây tổn thương da.
  • Đối với trẻ sơ sinh, cứ 2 – 3 giờ bố mẹ nên thay bỉm một lần. Đối với trẻ trên 1 tuổi, cứ 4 – 5 giờ bố mẹ thay bỉm cho trẻ.

Trẻ bị dị ứng bỉm sẽ không phải là bệnh nguy hiểm nếu như cha mẹ có cách xử lý kịp thời ngay khi thấy các dấu hiệu ban đầu. Để trẻ sử dụng bỉm một cách an toàn, ngoài tìm hiểu về chất lượng và thương hiệu của bỉm, thì việc nắm được các dấu hiệu dị ứng bỉm và cách khắc phục đúng là điều rất cần thiết đối với tất cả cha mẹ có con nhỏ.

Thông tin bổ ích:

4.2/5 - (4 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *