Viêm da dị ứng ở trẻ em: Loại hay gặp & cách trị
Nội dung bài viết
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trở thành đối tượng rất dễ mắc viêm da dị ứng. Bệnh gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây đem đến thông tin xoay quanh viêm da dị ứng ở trẻ em giúp cha mẹ có cách xử lý, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Phân biệt các dạng viêm da dị ứng ở trẻ em
Viêm da dị ứng là tình trạng kích ứng trên da khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói bụi, phấn hoa, thời tiết, thực phẩm… Theo ghi nhận, có tới 10 – 20% trẻ em trên thế giới mắc viêm da dị ứng.
Triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và bệnh lý gây ra nó.
Phân biệt các dạng viêm da dị ứng ở trẻ theo độ tuổi
Dấu hiệu viêm da ở từng độ tuổi có sự khác biệt. Dựa vào điều này, cha mẹ sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của bệnh để có cách can thiệp kịp thời.
- Với trẻ sơ sinh
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện dưới dạng da bong tróc, đôi khi có vết đỏ, sần sùi trên da bé. Các bộ phần thường xuất hiện viêm da như má, sau tai, da đầu… lâu dần có thể lan sang cổ, háng…
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng kích ứng da, viêm da ở trẻ sơ sinh bao gồm: Sữa mẹ, tiền sử gia đình có người mắc viêm da dị ứng, thời tiết thất thường, da không được vệ sinh tốt…
Hầu hết, các trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh không quá nghiêm trọng, có xu hướng tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không được chủ quan, nếu thấy triệu chứng nặng, kéo dài cần đưa bé đi khám.
- Với trẻ lớn hơn
Với trẻ lớn hơn, dấu hiệu điển hình để nhận biết tính trạng viêm da dị ứng thường là da khô, ngứa, nổi mụn, sưng đỏ, bong vảy. Một số trường hợp khác còn có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, trẻ quấy khóc…
Tình trạng viêm da dị ứng với trẻ lớn thường phát sinh do thực phẩm, thời tiết, khói bụi, phấn hoa, tiếp xúc với hóa chất… Các triệu chứng ở trẻ lớn có phần nặng hơn so với trẻ sơ sinh, tuy nhiên cũng không quá nguy hiểm.
Cha mẹ nên theo dõi mức độ nặng nhẹ của bệnh, các biểu hiện bất thường của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Phân biệt theo loại bệnh lý
Có khá nhiều các bệnh lý gây dị ứng, cụ thể như sau:
- Phát ban
Nguyên nhân gây phát ban là do tác động tiêu cực của histamin trong cơ thể lên vùng da nông. Biểu hiện điển hình của tình trạng này là xuất hiện mẩn đỏ, sưng, ngứa. Diện tích phát ban có thể thay đổi, mở rộng và lan sang các vùng khác trên cơ thể.
- Nổi mề đay
Dấu hiệu điển hình để nhận biết mề đay là xuất hiện các nốt sần đỏ, hình dạng không rõ ràng trên da. Những nốt này có xu hướng sưng tấy, gây cảm giác đau, ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
Một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng sốt, khó thở, chóng mặt… Mề đay thường xuất hiện ở các vị trí như tay, chân, miệng, mí mắt…
Mề đay xuất phát từ các vật thể lạ xâm nhập khiến hệ miễn dịch tạo phản ứng tiêu cực. Một số tác nhân điển hình như phấn hoa, chất hoa học, thực phẩm, thời tiết… Đôi khi, bệnh lý này có thể xuất phát do cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc virus.
- Viêm da tiếp xúc
Đây là tình trạng da nổi mẩn đỏ, kích ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu sau khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích ứng. Nhiều trường hợp kích ứng gây nổi mụn, nguy cơ nhiễm trùng da. Một số tác nhân gây viêm da tiếp xúc như hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng…
Cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ em
Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng người bệnh hoàn toàn có thể đẩy lùi triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát.
Dưới đây là một số cách chữa trị viêm da dị ứng ở trẻ em được chứng minh hiệu quả cao.
Điều trị viêm da dị ứng theo Tây y
Thuốc Tây có ưu điểm dễ dùng, đem lại hiệu quả điều trị cao, các triệu chứng giảm rõ rệt. Một số loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da dị ứng ở trẻ:
- Nhóm thuốc kháng histamin và thuốc kháng sinh
- Thuốc hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch ở trẻ
- Các loại thuốc bôi ngoài da có chứa steroid
- Một số loại kem bôi ngoài da có tác dụng dưỡng ẩm, như thuốc mỡ thoa da Aquaphor, kem bôi da Aveeno, kem Eucerin…
Vì trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm nên việc điều trị bệnh khó hơn nhiều so với người lớn. Ngoài ra, thuốc Tây được chế xuất từ các chất hóa học, dễ gây các tác dụng phụ như rạn da, mỏng da, loãng xương… ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ cần tránh tuyệt đối việc tự ý dùng thuốc cho trẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Đông y chữa viêm da dị ứng
Chữa viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ bằng Đông y là phương pháp được nhiều cha mẹ sử dụng bên cạnh y học hiện đại. Thuốc Đông y có đem đến hiệu quả điều trị cao và không gây bất cứ tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, khi thuốc đi vào tạng phủ còn giúp thanh lọc, thải độc, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng trong trị viêm da dị ứng như:
- Bài thuốc 1: Bao gồm 4g cam thảo, 10g kim ngân, 10g thương nhĩ tử, 12g bồ công anh, 12g sài đất. Cho tất cả các vị thuốc vào sắc, ngày uống 1 thang, duy trì đều đặn để đạt hiệu quả chữa trị cao.
- Bài thuốc 2: Bao gồm 10g đương quy – khổ sâm – kinh giới, 8g phòng phong – tri mẫu – ngưu bàng tử – thạch cao, 12g thương truật – sinh địa – kim ngân hoa – bồ công anh – sài đất – rau má – phổ phục linh, 4g cam thảo cùng 6g huyền thoái. Cha mẹ cho tất cả các vị thuốc vào sắc cùng 2 lít nước đến khi còn ⅔ thì dừng lại, chia thuốc thành 3 phần uống trong ngày.
Thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính nhưng đòi hỏi thời gian chữa trị lâu. Ngoài ra, thuốc Đông y mất thời gian sắc, có vị đắng, khó uống với trẻ nhỏ. Bởi vậy, cha mẹ nên cân nhắc và tham vấn bác sĩ Đông y kỹ lưỡng trước khi áp dụng cho con trẻ.
Chăm sóc tại nhà
Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng của viêm da dị ứng, cha mẹ có thể tìm đến sử dụng các mẹo chữa dân gian kết hợp chăm sóc tại nhà. Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, lành tính, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.
Các mẹo chữa viêm da dị ứng dân gian hiệu quả cao như:
Sử dụng lá trà xanh:
- Cha mẹ chuẩn bị 50g lá trà xanh tươi cùng một chút muối hạt.
- Lá trà xanh đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn, rửa sạch.
- Sau đó, cha mẹ cho lá trà xanh vào nồi đun sôi với 2 lít nước và 1 chút muỗi khoảng 10 phút.
- Pha nước trà xanh sau khi đun cùng một chút nước lạnh và sử dụng làm nước tắm cho trẻ.
- Cha mẹ nên áp dụng phương pháp này 1 – 2 lần/ngày, duy trì khoảng 3 tuần.
Sử dụng lá khế chua:
- Chuẩn bị khoảng 30g lá khế chua cùng một chút muối sạch. Cha mẹ đem lá khế chua đi rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng từ 10 – 15 phút để loại bỏ vi khuẩn rồi rửa lại với nước.
- Sau đó, cho lá khế chua vào đun sôi cùng 2 lít nước.
- Nước lá khế sau khi đun sôi để nguội sẽ được sử dụng làm nước tắm, chà xát bã nhẹ nhàng lên vùng da bị kích ứng.
- Cha mẹ thực hiện tắm cho bé với lá khế chua 1 lần/ngày, thực hiện đều đặn 2 – 3 tuần để đạt hiệu quả cao.
Lưu ý:
- Cha mẹ chỉ nên tắm cho trẻ trong vòng 10 – 15 phút với nước ấm vừa phải.
- Sau khi tắm cần lau khô người cho bé bằng khăn mềm, hạn chế việc chà xát lên da.
- Nên thoa kem dưỡng dành riêng cho bé sau khi tắm giúp dưỡng ẩm da.
- Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa lên vùng da bị tổn thương của trẻ.
Phương pháp chữa trị tại nhà, mẹo dân gian chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị. Với trường hợp dùng kèm với cách chữa bệnh khác, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Để tránh trường hợp bệnh trở nặng, khó kiểm soát, gây biến chứng, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám trong các trường hợp sau:
- Các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, gây nhiều khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hằng ngày của trẻ.
- Vùng bị viêm da dị ứng xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.
- Trẻ bị sốt cao, diện tích dị ứng lan rộng, trẻ quấy khóc….
Việc sử dụng thuốc cần dựa trên độ tuổi, thể trạng và mức độ dị ứng. Do đó, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để bé được thăm khám và nhận sự hỗ trợ từ phía bác sĩ, chuyên gia.
Cách phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ em
Như đã đề cập, viêm da dị ứng là bệnh rất dễ tái phát đặc biệt với trẻ nhỏ có cơ chế miễn dịch chưa hoàn thiện. Bởi vậy, để ngăn cản các tác động xấu đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh.
Một số cách phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ được khuyên nên thực hiện như:
- Tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, gối cho trẻ và diệt côn trùng, nấm gây bệnh.
- Vệ sinh da sạch sẽ da cho trẻ, nên ưu tiên dùng các sản phẩm làm sạch da từ thiên nhiên, sản phẩm chuyên dùng cho trẻ.
- Thường xuyên dưỡng ẩm da cho trẻ và tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt.
- Che chắn cho trẻ mỗi khi ra ngoài để ngăn cản tác nhân kích thích có cơ hội tấn công.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh để trẻ bị căng thẳng.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ trẻ phát triển thuận lợi.
Mặc dù viêm da dị ứng ở trẻ em không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, cha mẹ cần quan tâm, theo dõi mọi biểu hiện bất thường của trẻ.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!