Trẻ Bị Đau Tai – Coi Chừng Bị Bệnh Viêm Tai Giữa
Nội dung bài viết
Trẻ bị đau tai có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần lớn chủ yếu do các bệnh lý về tai như viêm tai giữa, viêm tai ngoài. Tình trạng kéo dài sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái luôn ù tai, giảm khả năng nghe gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập, sức khỏe. Để biết được trẻ bị đau nhức tai do đâu và chữa trị, chăm sóc phòng ngừa như thế nào? Mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây!
Trẻ bị đau tai là như thế nào?
Đau tai là tình trạng xuất hiện cơn đau từ trong tai, có thể đau một hoặc cả hai tai. Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ mà cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc đột ngột, thời gian đau dài hoặc ngắn, mức độ tái phát ít hay nhiều lần khác nhau.
Theo các chuyên gia khoa nhi cho biết, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị đau tai do tình trạng nhiễm trùng, tích tụ dịch hoặc chấn thương trong quá trình vật động. Đặc biệt trong trường hợp, trẻ bị đau tai nhiều ngày; xuất hiện cùng với dấu hiệu bất thường khác mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám và điều trị dứt điểm.
Một số dấu hiệu bất thường cùng cơn đau tai ở trẻ như:
- Tai chảy dịch mủ vàng, trắng, có máu.
- Tai sưng đỏ, ù tai, nghe không rõ.
- Trẻ ho liên tục.
- Thị lực giảm
- Trẻ thường xuyên chóng mặt, đau đầu
- Đau nhức vùng mặt.
- Nghẹt mũi, ngứa mũi, khô rát cổ họng.
Nguyên nhân trẻ bị đau tai
Cũng theo các bác sĩ khoa nhi cho biết, trẻ bị đau tai có nhiều nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp tình trạng về viêm tai (viêm tai giữa, viêm tai ngoài) hoặc chấn thương nào đó. Để tìm ra hướng giải quyết phù hợp điều quan trọng trước tiên phải biết được lý do vì đâu trẻ đau tai. Một số nguyên nhân gây đau tai ở trẻ nhỏ như:
- Trẻ bị đau tai và sốt do viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Lý do vì trẻ thường có cấu tạo ống tai ngắn, rộng hơn của người lớn, vị trí vòi nhĩ nằm ngang. Điều này tạo điều kiện để chất lỏng từ họng và tai ngoài dễ bị tràn vào. Dịch tích tụ ở tai tập trung nhiều sau màng nhĩ lâu ngày tạo viêm nhiễm tai giữa.
Viêm tai giữa thường làm xuất hiện các cơn đau nhức, kèm theo hiện tượng ù tai, sốt,… Tình trạng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không tập trung học tập, buổi tối khó ngủ. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe trẻ nhỏ.
- Bé bị đau tai đột ngột do thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ cũng là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng đau nhức tai ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân này phần lớn do quá trình lấy ráy tai không đúng cách, chấn thương do vận động, nhiễm trùng trong tai,….
Thủng màng nhĩ thường làm xuất hiện cơn đau đột ngột kèm theo hiện tượng tai chảy dịch, máu, từ vết thương trong tai. Tình trạng này khiến người bệnh rất đau, khả năng nghe bị giảm tạm thời. Tùy nhiên, thủng màng nhĩ phần lớn có thể tự lành sau một thời gian nhất định.
- Viêm tai ngoài gây đau nhức tai
Khi trẻ xuất hiện cơn đau tai từ một hoặc cả hai bên thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài. Tình trạng này thường gặp ở trẻ vào mùa hè do thường xuyên đi bơi khiến nước đi vào ống tai làm mềm và vỡ da ở thành ống tai. Thêm vào đó, lỗ tai bị ẩm do tác động của nước, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và dẫn tới viêm nhiễm từ đó xuất hiện các cơn đau tai âm ỉ hoặc dữ dội từng đợt.
- Do thay đổi áp suất không khí
Trường hợp này thường xuất hiện ở đối tượng trẻ đi máy bay hoặc hoặc thang máy lâu. Tình trạng đau tai do thay đổi áp suất thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn trong quá trình bị thay đổi áp suất không khí và không nguy hiểm. Cơn đau sẽ tự hết sau khi cơ thể trở về trạng thái bình thường, tức áp suất không bình thường, bời vậy không cần áp dụng phương pháp điều trị nào.
- Tích tụ ráy tai quá mức
Ráy tai có tác dụng ngăn ngừa không cho vi khuẩn và vật lạ từ bên ngoài vào trong lỗ tai. Tuy nhiên, tình trạng ráy tai nhiều quá mức không được vệ sinh có thể tạo ra áp lực trong tai và làm xuất hiện cơn đau. Trong trường hợp này bạn không nên tự lấy ráy tai bằng tăm bông hoặc các vật nhọn khác vì có thể gây ra hậu quả thủng màng nhĩ. Tốt nhất, phụ huynh nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để được xử lý đúng cách.
Trẻ bị đau tai có nguy hiểm không?
Cơn đau tai thường không chỉ xuất hiện đơn thuần mà kèm theo các hiện tượng như ù tai, chảy dịch tai,chóng mặt, kém nghe,…Tình trạng này sẽ khiến trẻ cảm thấy mất tập trung trong công việc và học tập. Ngoài ra, cơn đau xuất hiện vào buổi tối sẽ khiến trẻ khó ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc, gây mỏi mệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nghiêm trọng hơn nếu đau tai do bệnh lý về viêm nhiễm sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt đau tai do viêm tai giữa nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả như:
- Giảm khả năng nghe
Đau tai do viêm tai giữa nếu không được xử lý kịp thời sẽ tác động xấu tới hư hại màng nhĩ và các xương con dẫn truyền âm thanh. Điều này gây ra hậu quả trẻ bị giảm thính giác, khả năng nghe kém.
- Trẻ bị chậm nói, chậm phát triển
Bệnh viêm tai giữa gây ra tình trạng trẻ đau nhức tai, giảm thị lực. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ đang giai đoạn tập nói điều này sẽ khiến trẻ không có phản ứng tốt với lời nói. Tình trạng kéo dài gây hậu quả trẻ chậm nói, khả năng ngôn ngữ kém, trí tuệ chậm phát triển.
- Biến chứng nguy hiểm
Trẻ bị đau tai do viêm tai giữa không được điều trị kịp thời gây mãn tính. Tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng ở tai, não bộ gây ra bệnh lý như áp xe tai, viêm màng não, áp xe não,….
Bé bị đau tai phải làm sao?
Trẻ bị đau tai phải về đêm hay đau nhức một hoặc cả hai bên, cơn đau đột ngột, âm ỉ cả ngày hoặc một thời điểm nào đó đều rất nguy hiểm. Để cải thiện tình trạng này, phụ huynh nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị dứt điểm cho trẻ nhỏ.
Cách xử lý đau tai cho trẻ tại nhà
Để giúp trẻ bớt đau nhức tai, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản như:
- Chườm đá
Nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm tê tai từ đó giúp trẻ bớt cảm thấy đau nhức và khó chịu ở vùng tai. Do vậy, khi trẻ bị đau tai, mẹ có thể sử dụng một túi đá hoặc dùng miếng khăn bọc đá lạnh rồi chườm lên tai trẻ khoảng 20 phút.
- Sử dụng hành tây
Hành tây chứa nhiều chất kháng viêm, giúp kháng khuẩn tiêu diệt nấm, vi khuẩn, virus hiệu quả. Để giảm bớt cơn đau tai cho trẻ, mẹ có thể áp dụng theo kinh nghiêm dân gian dùng tỏi tây. Bạn lấy một cây hành tây, nghiền nát, bọc lại bằng một chiếc khăn sạch rồi đắp ở vùng tai bị đau. Ngoài ra, bạn có thể lấy phần lõi của hành tây đặt vào trong tai cũng mang lại tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức tai hiệu quả.
- Dùng dầu oliu trị đau tai
Theo kinh nghiệm dân gian xưa, khi bị đau tai có thể sử dụng dầu oliu ấm nhỏ vào tai 1 – 2 giọt. Sau đó massage nhẹ nhàng ngoài tai để tinh chất thấm sâu vào bên trong. Kiên trì thực hiện liên tiếp khoảng 3 ngày để cải thiện tình trạng cơn đau.
Lưu ý: Những mẹo chữa đau tai tại nhà trên đây chỉ là áp dụng theo kinh nghiêm dân gian. Tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả lâm sàng của nó. Do vậy các bạn chỉ nên áp dụng khi tình trạng đau tai mức độ nhẹ. Trong trường hợp đau tai dai dẳng nhiều ngày hoặc áp dụng mẹo trên đây không hiệu quả cần chủ động thăm khám để điều trị đúng cách.
Trị đau tai bằng thuốc Tây y
Tây y được xem là phương pháp điều trị bệnh theo hiện đại, mang lại hiệu quả nhanh. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ được thăm khám tai cụ thể để xác định nguyên nhân gây cơn đau là gì. Tùy vào mức độ, và nguyên nhân bệnh lý, độ tuổi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê trong trường hợp trẻ bị đau tai như:
- Thuốc giảm đau acetaminophen, ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Thuốc có thể sử dụng ở dạng bột hoặc viên uống.
- Kháng sinh nhóm beta, macrolid, quinolon: Thường dùng cho các trường hợp trẻ bị đau tai do viêm nhiễm do viêm tai giữa, viêm tai ngoài. Thuốc có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn.
- Thuốc nhỏ tai cortiphenicol, polydexa, effexin: Thường sử dụng cho trường hợp đau nhức tai do bị thủng màng nhĩ, chấn thương tai không thủng màng nhĩ.
- Thuốc paracetamol: Thường dùng cho các trường hợp đau nhức tai kèm hiện tượng bị chảy dịch tai, sốt do viêm tai.
Lưu ý: Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ.
Trị đau tai cho trẻ bằng thảo dược Đông y
Song song với phương pháp trị đau tai bằng Tây y thì Đông y cũng là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh. Đông y chữa trị bệnh thường sử dụng các phép chữa dựa vào căn nguyên, bài thuốc tác động trực tiếp vào ngũ tạng giúp cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết, đào thải nhiệt độc, tăng cường sức khỏe.
Đặc biệt, thuốc Đông y sử dụng hoàn toàn từ thảo dược, lượng thuốc gia giảm theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh nên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ. Một số thảo dược thường dùng trong điều trị đau tai do viêm nhiễm như sơn thù, phục linh, trạch tả, hoàng bá, tri mẫu, đương quy, cam thảo,…
Không chỉ vậy, ngoài các bài thuốc sắc truyền thống thì hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm Đông y sản xuất theo công nghệ hiện đại. Các mẹ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp để giúp trẻ cải thiện tình trạng đau tai, tăng thính giác hiệu quả.
Lưu ý: Việc dùng thuốc Đông y cũng cần đúng bệnh. Do vậy trước khi quyết định nên dùng sản phẩm Đông y nào, bạn cần tới nhà thuốc Đông y thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân từ đó sử dụng thuốc phù hợp.
Chăm sóc và phòng ngừa khi trẻ bị đau tai
Trẻ bị đau tai, đặc biệt do viêm tai giữa gây ra nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ trở nặng. Bởi vậy, phụ huynh cần chủ động chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ bằng chế độ ăn dinh dưỡng, sinh hoạt, vệ sinh tai đúng cách cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng
- Xây dựng thực đơn ăn cho trẻ phù hợp, tăng cường rau củ quả để tăng cường chất xơ và vitamin giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, A,… giúp tăng cường thính giác cho trẻ.
- Tránh cho trẻ sử dụng đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ vì có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến cơn đau tai nặng hơn.
- Không nên cho trẻ sử dụng đồ ăn cứng, thực phẩm phải nhai nhiều làm tăng hoạt động ở hàm tác động xấu lên vùng tai.
- Trong trường hợp trẻ đau tai do viêm tai cần tránh thực phẩm kích thích tạo mủ như đồ nếp, hải sản, thịt đỏ,…
Sinh hoạt, vệ sinh đúng cách
- Mẹ nên thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ bằng khăn mềm, ẩm đẻ giúp loại sạch ráy tai và bụi bẩn.
- Tránh sử dụng tăm bông hoặc vật cứng để lấy ráy tai vì có thể gây chấn thương, làm thủng màng nhĩ dẫn tới đau nhức vùng tai.
- Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nên cho trẻ đi máy bay vì lúc này cấu trúc tai của trẻ rất yếu, sự thay đổi áp suất sẽ làm tổn thương tới tai trẻ.
- Khi đi bơi, mẹ nên dùng vật bảo vệ tai cho trẻ để hạn chế nước vào tai.
- Sau khi tắm xong hãy dùng khăn mềm lau khô tai, hướng dẫn trẻ nghiêng tai lắc nhẹ để nước từ trong thoát ra ngoài.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, âm thanh, tiếng ồn lớn.
- Cho trẻ đi tiêm phòng theo đúng định kỳ, ngăn ngừa bệnh lý về phế cầu khuẩn dẫn tới bệnh tai mũi họng gây đau nhức tai.
Như vậy để thấy, đau nhức tai ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt viêm tai giữa. Tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới khả năng nghe, nói của trẻ, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ trẻ bị đau tai do đâu và cần xử lý, phòng ngừa thế nào để hiệu quả nhất. Chúc các bé sức khỏe!
Tìm hiểu ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!