Bị tiểu đường có uống được mật ong không?

Tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone insulin để chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng lên. Người bị tiểu đường được khuyên không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường. Do vậy, sử dụng mật ong là điều người mắc bệnh tiểu đường quan tâm. Bài viết sẽ trả lời cho bạn câu hỏi “Bị tiểu đường có uống được mật ong không?”

Thành phần dinh dưỡng có trong mật ong

Mật ong là một món ăn quen thuộc, được sử dụng khá phổ biến và đa dạng trong căn bếp của mỗi gia đình. Không chỉ được dùng riêng biệt mà mật ong còn được kết hợp cùng với nhiều thực phẩm khác để tạo nên những món ăn ngon, mặt nạ làm đẹp hay mẹo dân gian trị một số bệnh lý.

Theo các nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết mật ong chứa rất nhiều khoáng chất, có tới 70 loại khác nhau, tiêu biểu là sắt, đồng, iot, thiếc, canxi, magie… Cũng nhờ vậy mà mật ong được xếp vào nhóm những thực phẩm giàu hàm lượng chất khoáng.

Mật ong là một thực phẩm giàu dinh dưỡng
Mật ong là một thực phẩm giàu dinh dưỡng

Ngoài ra, mật ong cũng là một nguồn dồi dào các loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin B (B1, B3, B5, B6, B12), vitamin C, vitamin K…

Người ta đã tìm thấy hai loại đường đơn glucose và fructose trong mật ong. Đặc tính của đường đơn là có lợi và cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng. Đặc biệt, đường đơn hấp thụ thẳng vào máu nên mật ong có tác dụng hồi phục sức khỏe vì làm việc quá sức hay tập thể thao với cường độ mạnh.

Mật ong có vị khá ngọt, thậm chí ngọt gắt vì vậy đây không biết có phải là thực phẩm an toàn cho người bị tiểu đường hay không?

Bị tiểu đường có uống được mật ong không?

Câu trả lời cho câu hỏi “Bị tiểu đường có uống được mật ong không?” đó là có. Tuy nhiên bạn cần uống với liều lượng nhỏ và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Mật ong không phải là loại thực phẩm bị cấm sử dụng hoàn toàn với người bị bệnh tiểu đường.

Mật ong thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Trong mật ong có chứa 30% đường glucose và 40% đường fructose. 30% còn lại là các loại vi lượng, vitamin.

Đặc điểm của fructose là bị phá cấu trúc nhanh chóng. Điều này khiến cho lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, mật ong cũng có tác dụng giảm lượng đường trong máu.

Mật ong thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Mật ong thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 30 phút đầu sử dụng mật ong thì lượng đường huyết trong cơ thể người tăng lên. Nhưng 2 giờ tiếp theo thì lượng đường lại giảm nhanh.

Nguyên nhân là do mật ong có khả năng làm tăng lượng insulin trong máu. Insulin sẽ chuyển hóa đường vào trong máu thành năng lượng cung cấp cho các tế bào. Do đó lượng đường trong máu sẽ giảm xuống.

Trong một số trường hợp người ta sử dụng mật ong để cấp cứu cho người bị tiểu đường bị hạ đường huyết hoặc bị hạ đường huyết do sử dụng quá liều thuốc điều trị insulin. Đường glucose trong mật ong sẽ giúp tăng lượng glucose trong máu. Đường glucose tự nhiên sẽ tốt hơn đường saccharose – đường tinh luyện.

Một số bài thuốc sử dụng mật ong để chữa tiểu đường

Mặc dù là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết khá cao nhưng mật ong lại là một thành phần tham gia vào bài thuốc chữa tiểu đường.

  • Bài thuốc 1

Thành phần: Hoàng tinh (30g), đậu đen (30g), mật ong (10g)

Thực hiện: Ninh nhừ đậu đen và hoàng tinh với 1,5 lít nước rồi thêm mật ong vào khuấy đều. Ăn 2 lần/ngày vào các bữa phụ.

  • Bài thuốc 2

Thành phần: Lê tươi (750g), mật ong (30g)

Thực hiện: Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ ruột rồi ép lấy nước sau đó trộn cùng mật ong. Uống hỗn hợp thu được như một loại trà hàng ngày.

  • Bài thuốc 3

Thành phần: Mận (5 quả), sữa tươi không đường (100g), mật ong (25g)

Người bị tiểu đường nên dùng sữa tươi không đường
Người bị tiểu đường nên dùng sữa tươi không đường

Thực hiện: Sau khi rửa sạch, thái nhỏ mận. Bỏ mận, sữa cùng mật ong vào một chiếc nồi rồi đun sôi lăn tăn. Ăn cái và uống nước.

  • Bài thuốc 4

Thành phần: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, ngó sen, gừng tươi, sinh địa và mật ong.

Thực hiện: Rửa sạch rồi ép lấy nước ngó sen và gừng tươi. Hòa các thành phần kể trên với nhau trong một tô lớn, đun sôi nhẹ và uống sau khi bớt nóng.

  • Bài thuốc 5

Thành phần: Ngó sen, sinh địa (mỗi loại 150g) và hai muỗng mật ong.

Thực hiện: Ép lấy nước ngó sen tươi và sinh địa. Ninh nhừ các thành phần, chờ nguội rồi cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy kín. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê.

Những mẹo dân gian kể trên hiện đã và đang được nhiều người bị bệnh tiểu đường áp dụng và cho một số hiệu quả nhất định tuy nhiên người bệnh cần chú ý sử dụng lượng mật ong đúng hướng dẫn, không lạm dụng vì có thể gây phản tác dụng.

Sử dụng mật ong hàng ngày có dẫn tới tiểu đường không?

Mật ong có nhiều công dụng như vậy nhưng với độ ngọt của mật ong, nếu chúng ta sử dụng thường xuyên có thể gây ra bệnh tiểu đường hay không?

Chỉ số đường huyết của mật ong khá cao nên nó có thể khiến mức đường huyết tăng nhanh ngay sau khi ăn. Vì vậy, để phòng ngừa khả năng bị đái tháo đường, bạn cần cân nhắc sử dụng dưới 5ml mật ong/ngày.

Nếu có biểu hiện mắc tiểu đường cần hạn chế ăn mật ong
Nếu có biểu hiện mắc tiểu đường cần hạn chế ăn mật ong

Đối với người khỏe mạnh, tuyến tụy sản xuất đủ lượng insulin thì ăn lượng mật ong nhiều hơn một chút cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên với những ai có dấu hiệu tiền tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc kháng insulin thì cần hạn chế sử dụng mật ong vì sẽ khiến nguy cơ phát triển bệnh lý tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng mật ong cho người bị tiểu đường

Nếu bạn bị tiểu đường nhưng muốn sử dụng mật ong, thì dưới đây là một số lưu ý giúp bạn tránh được những tác hại không mong muốn.

  • Mỗi lần sử dụng một lượng mật ong bằng khoảng một thìa café.
  • Nên pha loãng một thìa café mật ong với 200ml nước lọc để giảm lượng đường vào cơ thể cùng lúc.
  • Nên uống mật ong cách xa bữa ăn.
  • Nên sử dụng mật ong nguyên chất không bị pha với những loại đường khác.
  • Người bị tiểu đường, người bị thừa cân nên hạn chế việc nạp đường vào cơ thể, hạn chế sử dụng các món ăn sử dụng nhiều đường tinh luyện. Bạn nên sử dụng mật ong thay cho đường tinh luyện.
  • Bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ mật ong vào các món ăn hàng ngày. Cách này sẽ bổ sung glucose – một thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Salad gà nướng mật ong là một cách kết hợp mật ong với rau và protein từ thịt gà tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường.

Mật ong là một loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được mật ong, không phải dùng mật ong thường xuyên là tốt. Đối với người bị tiểu đường, việc uống mật ong càng cần phải cẩn thận. Hãy sử dụng một lượng nhỏ mật ong để kiểm soát tốt lượng đường, bảo vệ sức khỏe.

Đừng bỏ qua:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *