Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì? Thực đơn chuẩn!

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì là một trong những thông tin được nhiều mẹ bầu tìm hiểu. Nguyên nhân là do thực phẩm ăn vào cơ thể có ảnh hưởng quan trọng tới chỉ số đường huyết. Chỉ ăn một chút đồ ngọt cũng làm thông số đường huyết thay đổi vì vậy nắm được thực đơn chuẩn ăn gì, kiêng gì trong suốt thai kỳ là rất cần thiết với những mẹ bầu mắc tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu người mẹ tăng cao so với bình thường. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong quá trình mang thai của chị em, sau khi sinh xong nó có thể biến mất.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp người mẹ sau khi sinh có nguy cơ mắc tiểu đường trong các lần sinh tiếp theo hoặc suốt đời nếu không theo dõi và điều trị kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ là một hiện tượng khá nguy hiểm
Tiểu đường thai kỳ là một hiện tượng khá nguy hiểm

Tiểu đường thai kỳ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Tăng huyết áp, đa ối, sảy thai, lưu thai, sinh non, con sinh ra nhẹ cân… Do đó việc phát hiện và điều trị sớm có vai trò rất quan trọng, chị em không nên chủ quan.

Bên cạnh quá trình chữa trị theo chỉ định của bác sĩ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp thai phụ kiểm soát tình trạng tiểu đường ở mức tối ưu.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Trong thực đơn của người tiểu đường thai kỳ, những món ăn cần được chọn lọc thật kỹ lưỡng để không ảnh hưởng tiêu cực tới lượng đường huyết.

Nhóm thực phẩm chứa ít đường

Thông thường, trong cơ thể con người, các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra hormone insulin có vai trò chuyển hóa các chất carbohydrate, duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải tăng cường sản xuất insulin để cân bằng mức glucose trong máu. Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu, lượng hormone insulin không đủ dẫn tới tình trạng đường trong máu dư thừa gây ra tiểu đường thai kỳ.

Do vậy nếu bị tiểu đường thai kỳ, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, mẹ bầu cần chọn nhóm thực phẩm có chứa ít đường nhằm giảm lượng đường thu nạp vào cơ thể từ đó giảm thiểu lượng insulin cần thiết để chuyển hóa.

Thực tế, những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp thường rất giàu chất xơ – một chất rất cần thiết và có nhiều ích lợi cho con người. Vì vậy, chị em khi mang thai không phải quá lo lắng nếu phải tăng cường ăn thực phẩm chứa ít đường.

Cụ thể những thực phẩm chứa ít đường là:

  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng, đậu đỏ, đậu xanh…
  • Rau xanh: Bông cải xanh, rau bina, rau cải, mồng tơi, rau đay, rau muống, rau dền…
  • Trái cây tươi: Nho, kiwi, chuối, mận, cam, lê, táo, bơ…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa bột, sữa nước, sữa chua, phô mai, bơ… Tuy nhiên nên chọn loại sữa tươi và sữa chua không đường, không cho thêm đường khi uống sữa bột.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, óc chó, hạnh nhân, hạt điều, macca, hạt chia…
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn bơ
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn bơ

Trên đây cũng là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì?”, “Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?” của nhiều bà bầu.

Vì rau xanh và trái cây chính là hai nhóm thực phẩm giàu chất xơ, chứa ít đường nên chúng được ưu tiên đưa vào thực đơn cho phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? – Thực phẩm chứa protein lành mạnh

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải được cung cấp đủ năng lượng để có thể cùng lúc nuôi dưỡng cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Các thực phẩm chứa protein lành mạnh cũng là nhóm thực phẩm quan trong cần có mặt trong thực đơn dành cho mẹ bầu.

Theo đó, nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên ăn:

  • Đậu phộng
  • Trứng
  • Thịt bò nạc, ức gà
  • Cá ngừ
  • Tôm

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý về tình trạng dị ứng đậu phộng hay tôm có thể khiến cơ thể nổi mề đay mẩn ngứa. Do đó, nên ăn một chút trước để thử phản ứng của cơ thể.

Những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Trong bất kỳ một thực đơn ăn uống lành mạnh nào cũng không thể thiếu nhóm thực phẩm chứa chất béo không bão hòa.

Chất béo không bão hòa có hai dạng là chất béo không bão hòa đơn thể và chất béo không bão hòa đa thể. Trong đó, theo kết quả của một số nghiên cứu, chất béo không bão hòa đơn có tác dụng làm giảm khả năng mắc cũng như kiểm soát hiệu quả bệnh lý tiểu đường.

Vì vậy chị em mang thai mắc tiểu đường có thể tăng cường các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa trong thực đơn hàng ngày. Cụ thể đó là:

  • Các loại hạt (hạnh nhân, điều, đậu hà lan…)
  • Dầu thực vật (dầu hạt cải, dầu oliu, dầu lạc, dầu ngô, dầu hướng dương…)
  • Bơ thực vật (bơ hạnh nhân, bơ dừa, bơ đậu phộng…)
  • Quả bơ
  • Cá hồi, cá ngừ
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn dầu thực vật thay cho dầu động vật
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn dầu thực vật thay cho dầu động vật

Có thể thấy thực phẩm chứa chất béo không bão hòa rất đa dạng. Tuy nhiên, chị em cũng không nên ăn quá nhiều vì lợi ích của chúng. Cần ăn một lượng vừa đủ hàng ngày, đa dạng thực đơn và luân chuyển linh hoạt các loại thực phẩm, không nên ăn mãi một món.

Không ít mẹ bầu còn đưa ra thắc mắc “Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì buổi sáng?” Vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa không làm tăng chỉ số đường huyết thì những món ăn dưới đây là gợi ý tuyệt vời cho các mẹ:

  • Một bát ngũ cốc với một cốc sữa không đường hoặc ít đường.
  • Bánh mì trứng ốp-la
  • Cháo cá hồi
  • Cháo hạt sen
  • Sinh tố bơ ít sữa ít đường

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày do đó mẹ bầu cần ăn uống đúng giờ (trước 9h) và ăn no vừa phải.

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên tăng cường ăn hàng ngày thì mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cũng nên ghi nhớ một số loại thực phẩm cần hạn chế ăn để duy trì đường huyết ở mức an toàn.

Đồ ngọt

Đồ ngọt chứa rất nhiều đường – đó là kẻ thù cho những ai mắc tiểu đường thai kỳ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi, chị em nếu có mắc tiểu đường trong quá trình mang thai thì hãy tránh xa những món có nhiều đường như:

  • Bánh ngọt
  • Kem
  • Các loại chè, trà sữa
  • Các loại trái cây quá ngọt

Thức ăn chứa nhiều tinh bột

Trong chế độ ăn của tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu cũng cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng cần lượng lớn insulin để chuyển hóa.

Nhằm hạn chế tinh bột thu nạp vào cơ thể, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều:

  • Bánh mì
  • Gạo
  • Khoai tây
  • Nho khô
  • Pizza

Tuy nhiên chị em không ăn một chút nào tinh bột cũng là điều không nên vì tinh bột là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chị em khi mang thai mắc tiểu đường có thể ăn thực phẩm chứa tinh bột nhưng có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, yến mạch, hạt chia…

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa không chỉ gây nguy hại cho cơ thể con người nói chung mà còn ảnh hưởng không tốt tới các mẹ bầu khi mang thai nói riêng.

Pizza vừa chứa nhiều tinh bột vừa có nhiều chất béo bão hòa
Pizza vừa chứa nhiều tinh bột vừa có nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol xấu khiến hình thành các bệnh lý về tim mạch, các mảng xơ vữa tại thành mạch làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, máu và gan nhiễm mỡ.

Nếu bị tiểu đường khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: Mỡ động vật, da động vật, bơ ca cao, thịt chế biến sẵn (thịt đóng hộp, xúc xích), thức ăn nhanh…

Những lưu ý khác nếu bị tiểu đường thai kỳ

Đảm bảo một thực đơn tốt nhất trong suốt thai kỳ sẽ giúp chị em hạn chế những ảnh hưởng của hiện tượng tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần ghi nhớ một số lời khuyên dưới đây:

  • Không nên kiêng khem thái quá khiến cơ thể thiếu chất, không cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (khoảng 5-6 bữa), không ăn quá no.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, tuyệt đối không nên tăng cân quá nhiều, đặc biệt là ở những tháng đầu.
  • Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, các món ăn để tạo sự ngon miệng, giảm thiểu hiện tượng nghén đặc trưng ở phụ nữ mang thai.
  • Ngủ nghỉ phù hợp, ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya.
  • Tránh học tập hay làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều.
  • Luôn luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, tự tạo niềm vui cho bản thân bằng cách làm những điều mình yêu thích.
  • Tham gia vào các lớp học yoga, bơi lội dành riêng cho bà bầu để giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng.
  • Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nếu phải ngồi làm việc nhiều thì thỉnh thoảng nên dành khoảng 5-10 phút đi lại thư giãn.
  • Đi bộ nhẹ nhàng khoảng 15-20 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp tinh thần thoải mái, góp phần có một giấc ngủ ngon.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, mẹ bầu nên uống khoảng 2-3 lít nước/ngày.
  • Theo dõi thai kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, khám thai thường xuyên, đặc biệt là khi thấy có dấu hiệu bất thường.

Như vậy có thể thấy để có một thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi, chị em cần phải lưu tâm rất nhiều điều. Đặc biệt với những ai mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai thì các thông tin về tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì lại càng quan trọng. Mong rằng bài viết đã giải đáp chi tiết những thắc mắc của chị em khi mắc tiểu đường thai kỳ.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *