Bị tiểu đường ăn mít được không? Bao nhiêu/ngày?

Mít từ lâu được biết đến là một loại trái cây thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bị tiểu đường thì không nên ăn mít vì mít chứa một lượng đường cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi tiểu đường ăn mít được không? 

Hàm lượng đường và chất dinh dưỡng trong mít

Mít là một loại trái cây quen thuộc với chúng ta. Quả mít cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ và carbohydrate. Ngoài ra, mít còn có vị thơm và ngọt thanh bởi nó có chứa một hàm lượng đường tự nhiên. 

an-mit
Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Những chất dinh dưỡng có trong quả mít đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật. 

Về các chất dinh dưỡng đa lượng, quả mít chứa một hàm lượng lớn carbohydrate. Chất này ở dạng đường tự nhiên và có thể làm tăng lượng đường trong máu. 

Người bị tiểu đường ăn mít được không?

Để trả lời câu hỏi tiểu đường có ăn mít được không trước hết phải xét về chỉ số đường huyết của mít. Theo đó, trong bảng chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm, mít thuộc nhóm có chỉ số đường huyết trung bình 50 – 60. 

Bởi mít có chỉ số đường huyết GI ở mức trung bình nên vẫn sẽ làm tăng lượng đường trong máu, nhưng sẽ chậm hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ngoài ra, mít còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Mít còn chứa các chất chống oxy hóa giúp cơ thể duy trì lượng đường trong máu ở mức độ phù hợp. 
  • Mít là một loại quả có chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm tốc độ giải phóng đường trong máu, từ đó giúp người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn. 
  • Mít là một trái cây có vị ngọt nhưng lại ít calo, không có chất béo nên có tác dụng giảm cân hiệu quả. 
  • Quả mít còn có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư và kiểm soát tốt huyết áp. 

Tuy có chỉ số GI ở mức trung bình nhưng vẫn có thể làm tăng đường huyết. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường CÓ THỂ ĂN MÍT, nhưng cần ăn với một lượng vừa phải, hạn chế ăn quá nhiều.

Tuy nhiên, bất kỳ người bị tiểu đường ở mức độ nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách ăn mít cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. 

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường có ăn được hạt mít không? Câu trả lời là người bệnh tiểu đường có thể ăn được hạt mít nhưng cũng phải ăn với một lượng vừa đủ, hạn chế ăn quá nhiều.

Bởi trong hạt mít có chứa một lượng chất xơ đáng kể giúp kiểm soát cơn đói, cải thiện hoạt động tiêu hóa nhưng vẫn có thể làm tăng đường huyết. 

Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có được ăn mít không? Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ là bệnh không chỉ gây hại cho sức khỏe của mẹ mà còn cho thai nhi. Thế nên, nhiều bác sĩ khuyên rằng mẹ không nên ăn nhiều mít vì mít có thể làm tăng đường huyết. 

Lưu ý khi ăn mít cho người bị tiểu đường

Bên cạnh những lợi ích mà mít mang lại, người bệnh tiểu đường cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau khi ăn mít:

  • Mít là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, không vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn mít quá nhiều. Bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải theo khuyến cáo của bác sĩ. 
  • Mít chín sẽ ngọt và có lượng đường nhiều hơn. Do đó, người bệnh không nên ăn quá nhiều mít chín vì có thể gây hại cho sức khỏe. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 múi mít một lần để không gây ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Khi đang sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát đường huyết nhưng muốn ăn mít thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Theo nghiên cứu, ăn mít xanh (mít non) sẽ tốt hơn cho người bị tiểu đường. Vì mít xanh có lượng đường ít hơn cả gạo và lúa mì. Bạn có thể bổ sung 30 gam mít non thay thế cho một chén cơm 250g để no lâu hơn và tăng cường chất xơ cho cơ thể. 
  • Bên cạnh đó, bạn có thể chế biến mít xanh thành các món ăn hàng ngày như mít xào, mít nấu cà ri để thay cho các món cơm, bún, miến, phở…

Thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc tiểu đường ăn mít được không. Cùng với đó, người mắc bệnh tiểu đường nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn các loại thức ăn làm tăng đường huyết và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. 

Đừng bỏ qua:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *