Hạ đường huyết: Dấu hiệu và cách xử lý khi tụt đột ngột

Hạ đường huyết là một trong những tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở người bị tiểu đường và cả người khỏe mạnh. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về bệnh hạ đường huyết và cách xử lý khi bị bệnh đột ngột. 

Hạ đường huyết là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Hạ đường huyết là hiện tượng xảy ra khi nồng độ của đường trong máu quá thấp, dưới 3,9mmol/l (<70mg/dl). Lúc này, cơ thể sẽ bị hụt glucose cho các hoạt động hàng ngày và gây nên tình trạng rối loạn cơ thể.

Khi xảy ra tình trạng này người bệnh cần xử trí nhanh, kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. 

Hạ đường huyết xảy ra ở người bị tiểu đường và cả người khỏe mạnh
Hạ đường huyết xảy ra ở người bị tiểu đường và cả người khỏe mạnh

Những đối tượng nào thường có nguy cơ cao mắc bệnh hạ đường huyết?

  • Người cao tuổi, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân.
  • Người mắc bệnh thận gan, chạy thận nhân tạo hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
  • Những người có tiền sử bị hạ đường huyết nặng hoặc lượng đường trong máu xuống thấp không nhận biết.
  • Những người khỏe mạnh nhưng thường xuyên tập luyện, vận động quá mức. 
  • Những người thường xuyên bỏ bữa, nhịn ăn, ăn không đủ chất.

Nếu thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trên thì bạn cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Nguyên nhân gây ra bệnh hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh cũng gây ra những triệu chứng rõ ràng mà người bệnh có thể nhận biết được. 

Nguyên nhân hạ đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường là có lượng đường huyết trong máu tăng cao. Để khắc phục tình trạng này, họ sẽ dùng thuốc insulin hoặc các thuốc giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều lượng thuốc, lượng đường trong cơ thể sẽ xuống thấp. Từ đó gây ra tình trạng hạ đường trong máu đột ngột. 

Bên cạnh đó, tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp cũng xảy ra đối với người bị tiểu đường ăn uống quá ít trong khi đó lại uống thuốc tiểu đường hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường. 

Nguyên nhân hạ đường huyết ở người bình thường

Hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh tiểu đường thì không quá phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn xảy ra với một số nguyên nhân như sau:

  • Uống rượu bia quá mức: Uống quá nhiều rượu bia nhưng không ăn sẽ ngăn chặn sự giải phóng glucose dự trữ trong máu. 
Uống rượu bia quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ huyết áp
Uống rượu bia quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ lượng đường trong máu
  • Thiếu hụt nội tiết tố: Một số rối loạn của tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt các hormone giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu. Chẳng hạn, trẻ em bị hạ đường huyết khi thiếu hụt hormone tăng trưởng.
  • Mắc một số bệnh nặng: Người bệnh mắc một số bệnh nặng có thể gây ra tình trạng hạ đường trong máu. Chẳng hạn như bệnh viêm gan, bệnh rối loạn chức năng thận. 
  • Insulin được sản xuất quá mức: Khi cơ thể xuất hiện một khối u hiếm ở tuyến tụy, nó sẽ làm cho insulin được sản xuất quá mức, gây nên tình trạng hạ đường huyết. 
  • Sử dụng thuốc: Nếu không bị tiểu đường nhưng bạn vô tình uống nhầm thuốc trị tiểu đường, thì cơ thể sẽ bị hạ đường huyết. Ngoài ra, có một số loại thuốc khác có thể gây ra tình trạng này, chẳng hạn thuốc điều trị sốt rét Qualaquin. 

Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi gây ra bệnh hạ đường trong máu mà bạn nên lưu ý:

  • Bệnh nhân thiếu hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy đủ: Những người mắc bệnh tiểu đường không tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ, tự ý thay đổi thuốc. 
  • Cố gắng duy trì đường huyết ở mức cân bằng: Một yếu tố thuận lợi gây ra bệnh là cố gắng một cách không thực tế, không phù hợp để duy trì đường huyết ở mức ổn định.
  • Mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian dài: Xuất hiện rối loạn thần kinh là biến chứng của bệnh tiểu đường lâu ngày. Điều này gây mất các dấu hiệu cảnh báo đường huyết trên bệnh nhân. 
  • Thời gian: Tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp thường xảy ra vào ban đêm, lúc rạng đông. 
  • Mắc một số bệnh lý: Người mắc một số bệnh suy gan, suy thận có nguy cơ cao mắc bệnh.  

Triệu chứng khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết triệu chứng là gì? Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Cảm thấy mệt mỏi đột ngột mà không thể giải thích được. 
  • Xuất hiện cảm giác chóng mặt, lo âu và đau đầu. 
  • Tay chân trở nên nặng nề, da tái xanh.
  • Đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trán.
  • Mất bình tĩnh, hốt hoảng và hồi hộp đánh trống ngực.
  • Cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng, tay chân run rẩy, bủn rủn. 

Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện một số những triệu chứng như sau khi bị hạ đường trong máu nặng:

  • Dấu hiệu tim mạch: Tim đập nhanh, nặng ngực, ngực co thắt.
  • Dấu hiệu tiêu hóa: Bụng đói cồn cào, dạ dày bỏng rát, đau thắt ở thượng vị.
  • Dấu hiệu thần kinh: Cơ thể sẽ bị co giật động kinh. Nặng hơn có thể bị rối loạn cảm giác, hoa mắt, liệt nửa người, tổn thương thần kinh sọ. 
  • Dấu hiệu tâm thần: Cơ thể bị kích động, rối loạn nhân cách, nói cười vô cớ.
  • Hôn mê: Khi bị hạ đường huyết đột ngột và nặng, người bệnh sẽ có nguy cơ bị hôn mê. 

Cách xử lý khi bị hạ đường huyết đột ngột

Hạ đường huyết nên làm gì? Khi bị hạ đường huyết đột ngột, bệnh nhân phải bình tĩnh và tìm cách xử lý phù hợp. 

Xử lý hạ đường huyết ngay tại nhà

Với những tình huống bị hạ đường trong máu đột ngột, bản thân bệnh nhân và người thân cần nhanh chóng xác định tình trạng và xử trí nhanh bằng cách:

  • Ăn ngay một viên kẹo ngọt, một ít đường hoặc trái cây.
  • Uống một ly nước ép trái cây.
  • Nếu không đỡ, bạn cần ăn tối thiểu 15g đường. Hoặc cho 3 thìa cafe đường pha với 100ml nước và uống. 
Khi bị hạ đường huyết, bạn nên ăn ngay một ít đường hoặc một viên kẹo ngọt
Khi bị hạ đường huyết, bạn nên ăn ngay một ít đường hoặc một viên kẹo ngọt

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh sẽ giảm ngay sau đó. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, sau khi đã xử lý như những cách trên, bạn cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. 

Xử lý hạ đường huyết trong bệnh viện

Với những tình huống bệnh nhân bị hạ đường huyết trong bệnh viện, cần xử lý bằng những cách như sau:

  • Ngưng lập tức các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin.
  • Đối với tình trạng nhẹ, bạn cũng xử lý như ở nhà. Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được truyền đường glucose.
  • Tiến hành tiêm tĩnh mạch 20 – 50ml glucose 30%. Sau đó, truyền đường glucose 5% hoặc 10% để duy trì đường huyết.
  • Đối với bệnh nhân bị nặng, không thể ăn uống hoặc tiêm tĩnh mạch, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm bắp hoặc tiêm dưới da Glucagon 1mg.
  • Sau khi bệnh nhân tỉnh, người thân cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ và kiểm tra đường huyết 4 giờ /lần.

Hạ đường huyết đột ngột có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tình trạng lượng đường trong máu xuống thấp đột ngột nguy hiểm hơn rất nhiều so với tăng đường huyết, nhất là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh xuất hiện vào ban đêm, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tử vong. 

Theo đó, tình trạng hạ đường huyết khá nguy hiểm là bởi:

  • Não bộ con người chỉ sử dụng một nguồn năng lượng duy nhất do glucose tạo nên. Vì thế, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
  • Hạ đường trong máu sẽ gây ra tình trạng hôn mê, co giật, khiến người bệnh bị tổn thương về sức khỏe. 
Triệu chứng của bệnh
Hạ đường trong máu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thần kinh và não bộ

Ngoài ra, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý khá phổ biến. Bệnh sẽ xảy ra trong giai đoạn đầu sau sinh. Bệnh có thể kéo dài, gây tổn thương não và để lại hậu quả lâu dài về sau cho trẻ. 

Hạ đường huyết khi mang thai cũng là một tình trạng khá nguy hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bệnh khiến phụ nữ bị mất ý thức do lượng đường không đủ để đáp ứng cho não bộ hoạt động. Nếu tình trạng hạ đường trong máu kéo dài và không được điều trị dứt điểm thì trẻ em sinh ra có nguy cơ bị dị dạng, dị tật bẩm sinh ở tim… 

Vì vậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân và cách điều trị bệnh hạ đường huyết là điều quan trọng mà mọi người không nên bỏ qua. 

Hạ đường huyết nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Hạ đường huyết ăn gì là tốt là thắc mắc của hầu hết những bệnh nhân. Dưới đây là nhóm các thực phẩm tốt mà người mắc bệnh nên bổ sung mỗi ngày:

Thịt nạc giàu protein

Đây là nhóm thực phẩm khá tốt dành cho những người hay bị hạ đường trong máu. Protein có tác dụng ổn định và duy trì đường huyết trong máu do ăn ít hoặc bỏ bữa. Do đó, bổ sung protein mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng hạ đường huyết một cách đáng kể. 

Thịt gia cầm, sữa đậu nành, cá, lòng trắng trứng, đậu hũ là những nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. 

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt dạng thô, chưa qua sơ chế vẫn còn giữ lại những dưỡng chất quan trọng. Ngũ cốc là nhóm thực phẩm cung cấp một hàm lượng cao chất xơ, sắt và vitamin B. Do vậy, những người bị hạ đường trong máu nên bổ sung ngũ cốc vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Bệnh nhân nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình
Người bị hạ đường trong máu nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Ngoài ngũ cốc nguyên hạt, người bệnh cũng có thể bổ sung các chế phẩm từ ngũ cốc như bánh mì, lúa mạch, bắp rang…

Nước ép trái cây tươi

Hạ đường huyết nên uống gì? Theo nghiên cứu, uống một ly nước ép trái cây mỗi sáng sẽ giúp tăng đường trong máu một cách tự nhiên. Do vậy, người bị hạ huyết áp nên uống nước trái cây mỗi ngày. 

Những lưu ý để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết

Khi có cảm giác cơ thể bị hạ đường huyết, bạn cần bình tĩnh và xử lý như sau:

  • Mang theo một vài viên kẹo, một ít đường khi ra khỏi nhà.
  • Thông báo tình trạng của mình với bạn bè, người thân để có hướng xử lý khi bị hạ đường trong máu đột ngột.
  • Phải kiểm tra đường huyết nếu cảm thấy ăn không ngon miệng, ăn ít hơn bình thường hoặc khi vận động quá mức.
  • Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt trong trường hợp uống rượu bia nhiều nhưng không ăn hoặc ăn ít.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ khi đang điều trị tại bệnh viện. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải lưu ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết:

  • Không nên nhịn đói, bỏ bữa hoặc ăn ít. Đặc biệt không nên để cơ thể đói quá lâu mà vận động quá mức.
  • Không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, người có sức khỏe yếu.
  • Người mắc bệnh tiểu đường phải tuân thủ đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ như liều lượng sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc tự kiểm tra tại nhà để kịp thời phát hiện bệnh.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ về phương pháp tập luyện cho phù hợp. 
  • Luôn luôn có sẵn kẹo, bánh ngọt, đường khi đi ra ngoài để xử trí kịp thời khi bị hạ đường trong máu đột ngột. 

Với những chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng hạ đường huyết và cách xử lý khi bị bệnh đột ngột. Bên cạnh đó, bạn cũng biết được những nguyên nhân gây bệnh và có hướng phòng ngừa hạ đường huyết một cách tốt nhất. 

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *