Insulin là gì? Vai trò, chức năng và lưu ý khi sử dụng

Insulin là một trong những chất vô cùng quan trọng trong cơ thể, đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy insulin là gì? Vai trò, tác dụng của các loại insulin như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết ở bên dưới. 

Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone được tiết ra từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy. Insulin được tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy bởi sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Đây cũng là một tác nhân duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm glucose trong máu. 

Insulin
Insulin là tác nhân duy nhất giúp làm giảm glucose trong máu

Ngoài ra, insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ, gan thành năng lượng ATP để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.  

Vai trò và chức năng

Insulin là gì? Sau khi ăn cơm hoặc ăn các thực phẩm chứa tinh bột, một hàm lượng lớn tinh bột sẽ đi vào cơ thể. Lúc này, chúng sẽ kích thích đến tế bào đảo tụy để tiết ra insulin. Insulin sẽ tác động đến hoạt động giữ và dự trữ glucose trong cơ thể, đặc biệt là ở gan và mô mỡ. 

Khi nồng độ của glucose trong máu tăng cao, glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen ở trong gan. Khi cơ thể đói, lượng glucose trong máu giảm dần, glycogen sẽ được biến đổi trở thành glucose. Lượng glucose này sẽ đi vào máu, đảm bảo duy trì đường trong máu ở mức độ ổn định. Tất cả các hoạt động này đều cần có sự can thiệp của insulin. 

Hiểu một cách đơn giản, khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn mức bình thường, insulin sẽ giúp cơ thể dự trữ đường ở gan. Cùng với đó, insulin sẽ giúp giải phóng lượng đường khi lượng đường trong máu ở mức thấp hoặc khi cơ thể cần nhiều đường.

Khi lượng đường trong máu đã đủ, insulin sẽ có vai trò ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Nếu thiếu hụt insulin, glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và tạo ra một lượng glucose thừa thãi, gây nên bệnh tiểu đường

Do đó, insulin sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường ở mức độ ổn định. Ngoài ra, insulin còn đảm nhận những vai trò như:

  • Chuyển hóa lipid (chất béo): Insulin sẽ làm tăng tổng hợp axit béo từ gluxit và vận chuyển chúng đến mô mỡ. Khi thiếu hụt insulin, cơ thể sẽ bị tăng mỡ máu do tăng glycerol và axit béo trong máu. Nồng độ chất béo trong máu tăng cao sẽ gây nên tình trạng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.
  • Chuyển hóa protein (chất đạm): Insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu hết các tế bào trong cơ thể. Nếu thiếu hụt insulin, protein sẽ bị giảm ở các mô và khiến cơ thể bị gầy sút. Đó là lý do tại sao các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường sụt cân nhanh mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ. 

Các loại insulin phổ biến

Insulin bao gồm 4 loại chính đó là insulin tác dụng ngắn, insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng trung bình và insulin tác dụng kéo dài. 

Insulin tác dụng nhanh

Insulin tác dụng nhanh hay còn được gọi tắt là insulin nhanh. Sau 15 phút tiêm, loại insulin này sẽ bắt đầu hoạt động, đạt đỉnh sau 1 giờ và kéo dài tác dụng trong khoảng 2 – 4 giờ. Người bệnh nên tiêm insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin có tác dụng kéo dài. 

cac-loai-but-tiem-insulin
Insulin bao gồm 4 loại chính là tác dụng nhanh, ngắn, trung bình và kéo dài

Một số loại insulin tác dụng nhanh phổ biến bao gồm: insulin actrapid, insulin glulisine, insulin lispro. Insulin mixtard là một loại chứa cả insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài. 

Insulin tác dụng ngắn

Sau 30 phút tiêm, loại insulin này mới bắt đầu hoạt động, đạt đỉnh sau 2 – 3 giờ và có tác dụng kéo dài khoảng 3 – 6 giờ. Theo khuyến cáo, bạn nên tiêm insulin tác dụng ngắn trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. Một số insulin tác dụng ngắn thường gặp như insulin Novolin R, Humulin R…

Insulin tác dụng trung bình

Thường có tác dụng sau khoảng 2 – 4 giờ sau khi tiêm,đạt đỉnh sau 4 – 12 giờ và kéo dài tác dụng 12 – 18 giờ sau đó. Người bệnh nên dùng insulin này khoảng 2 lần một ngày, kèm theo insulin có tác dụng nhanh hoặc insulin có tác dụng ngắn. 

Những loại insulin có tác dụng trung bình bao gồm: insulin 30/70 (có 30% insulin tác dụng nhanh và 70% insulin tác dụng trung bình), insulin Novolin N..

Insulin tác dụng kéo dài

Insulin sẽ bắt đầu hoạt động khoảng vài tiếng sau khi tiêm và đạt đỉnh sau khoảng 24 giờ. Người bệnh có thể kết hợp tiêm thuốc này cùng với insulin tác dụng nhanh và tác dụng ngắn. Một số loại insulin tác dụng kéo dài bao gồm: insulin glargine, insulin lantus…

Sau khi tiêm, cơ thể có thể xảy ra một số tác dụng phụ. Bởi khi tiêm thuốc quá nhiều cộng với việc ăn uống ít, tập luyện quá mức, cơ thể sẽ bị hạ đường huyết. Theo đó, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, co giật, tay chân run rẩy, ra mồ hôi nhiều, da mặt nhợt nhạt…

Ngoài ra, khi sử dụng insulin quá liều, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng somogy. Hiện tượng này sẽ gây nên tình trạng hạ đường huyết quá mức hoặc giải phóng ra quá nhiều hormone điều hòa ngược, gây ra hiện tượng tăng glucose huyết phản ứng. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng insulin, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ biết trong trường hợp:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với insulin và bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Những loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, bao gồm thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thảo dược và các loại thực phẩm chức năng.
  • Bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý như gan thận.
  • Người bệnh đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa.
  • Bệnh nhân đang bị ốm hoặc căng thẳng, lo lắng quá mức.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Insulin là một loại thuốc làm hạ đường huyết mạnh nhất.
  • Thuốc chỉ được tiêm dưới da, vị trí tiêm phổ biến là ở bụng, cánh tay, đùi. 
  • Insulin dạng tiêm sẽ được dùng phối hợp với thuốc viên. 
  • Insulin trộn sẵn có thể được dùng để tiêm 2 lần mỗi ngày trước khi ăn sáng và ăn chiều.
  • Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh khác nhau, do đó có thể điều chỉnh từ 3 – 4 lần/ngày. 

Từ những chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã biết được insulin là gì, vai trò chức năng của insulin. Qua đó, bạn sẽ biết cách bổ sung các loại insulin phù hợp để điều trị bệnh. 

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *