Bị tiểu đường ăn bánh mì được không? Bao nhiêu/ngày?

Tiểu đường ăn bánh mì được không là một trong những thắc mắc mà nhiều bệnh nhân mong muốn được giải đáp. Bởi có nhiều người cho rằng ăn bánh mì không tốt cho người bị tiểu đường. Vậy bị tiểu đường có nên ăn bánh mì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Tiểu đường ăn bánh mì được không?

Từ lâu, bánh mì đã trở thành một trong những thức ăn quen thuộc của nhiều người. Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường có thể ăn được bánh mì. Bởi khi mắc bệnh tiểu đường, một số người lại không có chế độ ăn uống phù hợp hoặc sử dụng thuốc insulin quá nhiều.

Điều này dẫn đến tình trạng hạ đường huyết trong máu. Lúc này, người bệnh có thể ăn một mẩu bánh mì để cung cấp đường và duy trì đường huyết ở mức độ ổn định.

Tuy nhiên, đối với những người mắc tiểu đường đã có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thì việc ăn bánh mì có được hay không còn phụ thuộc vào loại bánh mì mà bạn ăn. 

Người bị tiểu đường không nên ăn bánh mì trắng hoặc bánh mì chứa các chất phụ gia
Người bị tiểu đường không nên ăn bánh mì trắng hoặc bánh mì chứa các chất phụ gia

Chẳng hạn, nếu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ăn bánh mì trắng chứa nhiều tinh bột  thì sẽ khiến đường huyết tăng cao và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, ăn bánh mì còn khiến cơ thể dễ béo phì và tăng cân mất kiểm soát. Các chuyên gia khuyến cáo rằng người bệnh tiểu đường nên ăn các loại bánh mì không trộn bất kỳ một chất phụ gia nào. 

Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc tiểu đường thai kỳ có được ăn bánh mì không? Cũng giống như người bình thường mắc bệnh tiểu đường, mẹ bầu khi bị tiểu đường không nên ăn bánh mì trắng, thay vào đó nên lựa chọn những loại bánh mì không chứa các chất phụ gia. 

Những loại bánh mì tốt cho người bị tiểu đường

Các loại bánh mì phổ biến hiện nay được làm chủ yếu từ bột mì trắng. Bột mì trắng là nguyên liệu đã trải qua quy trình tinh chế, không chứa chất xơ và có thể làm đường huyết tăng cao. 

Do đó, tốt nhất người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn bánh mì có chứa hàm lượng chất xơ cao. Bởi chất xơ sẽ giúp tốc độ tiêu hóa chậm lại và giảm lượng đường trong máu sau khi ăn. Tuy nhiên, có một số loại bánh mì nguyên hạt chứa nhiều chất xơ vẫn có một lượng carbohydrate cao. 

Dưới đây là một số loại bánh mì mà người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn:

  • Bánh mì nguyên cám: Bánh mì có chứa rất nhiều chất xơ và chứa ít hơn 25% protein. Bánh mì nguyên cám được chế biến từ hạt lúa mì nên nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và có chỉ số đường huyết GI thấp hơn bình thường.
  • Bánh mì yến mạch: Đây là loại bánh mì có chỉ số đường huyết GI rất thấp. Ngoài ra, yến mạch cũng chứa nhiều axit béo thiết yếu làm giảm cholesterol trong cơ thể. Bánh mì yến mạch sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Bánh mì nguyên hạt: Tất cả các loại bánh mì nguyên hạt có chỉ số GI rất thấp, chứa nhiều đạm thực vật và chất xơ. Do đó, bánh mì nguyên hạt rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Người bị tiểu đường nên ăn bánh mì nguyên hạt, bánh mì yến mạch vì có chỉ số GI thấp
Người bị tiểu đường nên ăn bánh mì nguyên hạt vì có chỉ số đường huyết ở mức thấp
  • Bánh mì hạt lanh: Bánh mì hạt lanh có chứa nhiều selen, kali, mangan khó có thể tìm thấy trong các loại bánh mì khác. Ngoài ra, hạt lanh cũng giàu chất xơ và các axit béo thiết yếu cho cơ thể. 
  • Bánh mì lúa mạch: Chỉ cần ăn một mẩu bánh mì lúa mạch nhỏ là cơ thể đã được cung cấp đến 25% lượng chất xơ hàng ngày. Thế nên, bánh mì lúa mạch là một loại thức ăn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. 

Lưu ý khi ăn bánh mì cho người bị tiểu đường

Người bị bệnh đái tháo đường nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Người bệnh hạn chế ăn bánh mì trắng và lựa chọn những loại bánh mì như trong bài viết đã gợi ý.
  • Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn những thực phẩm làm tăng đường huyết.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống, bệnh nhân nên tập luyện các bài tập thể dục thể thao dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Để biết được chính xác lượng bánh mì có thể ăn mỗi ngày, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ. 
Kết hợp với việc ăn uống, người bệnh nên tập luyện thể dục mỗi ngày
Kết hợp với việc ăn uống, người bệnh nên tập luyện thể dục mỗi ngày

Tóm lại, bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? Câu trả lời là có nhưng phải ăn các loại bánh mì không chứa các chất phụ gia và ăn với một lượng vừa đủ. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết trong cơ thể để có một chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. 

Click đọc ngay:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *