Tiền mãn kinh kéo dài bao lâu rồi qua tuổi mãn kinh?

Tiền mãn kinh và mãn kinh là một quá trình bình thường, tự nhiên khi cơ thể lão hóa. Trong giai đoạn này cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và cần được chăm sóc phù hợp. Do đó, tìm hiểu giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài bao lâu sau đó đến thời kỳ mãn kinh là cách tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

 Tiền mãn kinh kéo dài bao lâu
Tìm hiểu giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài bao lâu để có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp

Tổng quan về thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Mãn kinh là một phần bình thường và tự nhiên của quá trình lão hóa. Khi người phụ nữ bước vào độ tuổi 40, cơ thể sẽ sản xuất ngày càng ít estrogen và gây rối loạn kinh nguyệt hoặc ngừng hẳn kinh nguyệt. Một khi kinh nguyệt đã dừng được 12 tháng, bạn chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.

Mãn kinh là quá trình tự nhiên, xảy ra mà không cần sự can thiệp y tế. Thông thường quá trình này xảy ra theo ba giai đoạn bao gồm:

  • Tiền mãn kinh
  • Mãn kinh
  • Sau mãn kinh

Nhiều phụ nữ nhầm lẫn giữa giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa kinh nguyệt và mãn kinh. Các triệu chứng tiền mãn kinh phổ biến thường bao gồm:

Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!!
  • Nóng bừng
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khô âm đạo

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể sẽ sản xuất ít estrogen và kéo dài đến 1 hoặc 2 năm cho đến khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Khi cơ thể ngừng hẳn việc sản xuất estrogen, cơ thể sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt và phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh.

Đối với phụ nữ phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoắc hóa trị điều ung thư, mãn kinh có thể xuất hiện sớm hơn, được gọi là mãn kinh sớm.

Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Giai đoạn tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40, trung bình là 47 tuổi nhưng một số phụ nữ có thể bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi 30. Trung bình, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài trong 4 năm. Tuy nhiên, đôi khi giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài đến 10 năm trước khi phụ nữ mãn kinh.

Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu
Thông thường giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài khoảng 4 năm

Các triệu chứng liên quan đến giai đoạn tiền mãn kinh sẽ giảm dần theo thời gian và dừng hẳn khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt trong suốt 12 tháng được xem là đã mãn kinh.

Nóng bừng hoặc các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh là một triệu chứng phổ biến. Các cơn bốc hỏa có thể trung bình hoặc nghiêm trọng qua giai đoạn tiền mãn kinh và có thể kéo dài trung bình khoảng 10.2 năm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ da đen và phụ nữ có chỉ số cơ thể trung bình thường có các cơn bốc hỏa kéo dài hơn.

Thông thường phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước 55 tuổi, tuy nhiên, một số phụ nữ có thể mãn kinh trước 45 tuổi. Ngoài ra, những phụ nữ mãn kinh trước 40 tuổi được xem là mãn kinh sớm.

Mãn kinh sớm có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân bao gồm bệnh lý hoặc các phẫu thuật can thiệp như cắt bỏ tử cung. Ngoài ra, ra tổn thương buồng trứng khi hóa trị điều trị ung thư hoặc các phương pháp điều trị khác cũng có thể dẫn đến mãn kinh sớm.

Các triệu chứng mãn kinh phổ biến

Thông thường bạn có thể gặp một loạt các triệu chứng trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh. Tần suất, cường độ và thời gian của các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người và độ tuổi.

Khi đến giai đoạn mãn kinh (không có chu kỳ kinh nguyệt trong suốt 12 tháng) và hậu mãn kinh, các triệu chứng có thể tiếp tục kéo dài thêm 4 hoặc 5 năm. Tuy nhiên, mức độ và tần suất của các triệu chứng giảm dần. Một số phụ nữ có thể có các triệu chứng kéo dài hơn, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe.

Các triệu chứng phổ biến nhất có thể bao gồm:

  • Nóng bừng: Đây là tình trạng khiến bạn cảm thấy nóng bừng một cách đột ngột ở phần mặt, cổ, ngực và phần trên cơ thể nói chung. Các cơn nóng bừng có thể kéo dài vài giây đến dưới 1 phút hoặc lâu hơn. Nóng bừng ở giai đoạn mãn kinh có thể xảy ra vài lần một ngày hoặc vài lần mỗi tháng.
  • Đổ mồ hôi đêm: Các cơn nóng bừng có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm. Điều này có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm và mệt mỏi vào ban ngày.
  • Ớn lạnh: Đôi khi bạn có thể cảm thấy ớn lạnh, chân lạnh và run rẩy sau các cơn nóng bừng.
  • Thay đổi âm đạo: Bao gồm khô âm đạo, khó chịu khi quan hệ tình dục, suy giảm ham muốn tình dục hoặc thường xuyên có nhu cầu đi tiểu khẩn cấp là các dấu hiệu mãn kinh phổ biến.
  • Thay đổi cảm xúc: Bao gồm thường xuyên lo lắng, trầm cảm nhẹ, thay đổi tâm trạng nhanh chóng và dễ nổi giận.
  • Khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ: Thường liên quan đến các cơn nóng bừng và đổ mồ hôi đêm.

Ngoài ra, một số phụ nữ có thể gặp các dấu hiệu không phổ biến khác như:

  • Đau đầu
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau cơ và đau khớp
  • Trí nhớ kém
  • Rụng tóc hoặc tóc mỏng
  • Tăng cân

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tiền mãn kinh

Tương tự như dậy thì và mang thai, thời kỳ tiền mãn kinh bắt đầu và kết thúc ở các thời điểm khác nhau ở mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian tiền mãn kinh và mãn kinh. Cụ thể các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến thời gian tiền mãn kinh bao gồm:

  • Di truyền
  • Lối sống
  • Chế độ ăn uống
  • Căng thẳng
  • Tình trạng sức khỏe
  • Thói quen và các hoạt động tình dục

Hầu hết phụ nữ kết thúc giai đoạn tiền mãn kinh trong 4 năm. Tuy nhiên, một số người giai đoạn này có thể kéo dài 7 – 11 năm. Tuy nhiên, ngay cả khi thời gian tiền mãn kinh bắt đầu sớm và kết thúc muộn, bạn vẫn có thể duy trì sức khỏe khỏe mạnh nếu có biện pháp chăm sóc phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Lợi ích sau khi mãn kinh

Mặc dù mãn kinh có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu ở một số phụ nữ. Tuy nhiên quá trình này có thể dẫn đến một số lợi ích tiềm năng bao gồm:

lợi ích sau khi mãn kinh
Hầu hết phụ nữ sau khi mãn kinh có lối sống tích cực hơn
  • Quan điểm tích cực về cuộc sống
  • Có lối sống lành mạnh và hiếm khi thay đổi phong cách sống sau khi mãn kinh
  • Tăng tính quyết đoán, cảm xúc, tình cảm và khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống theo cách tích cực
  • Không có chu kỳ kinh nguyệt, không có các cơn đau bụng kinh, không cần mua băng vệ sinh, cốc nguyệt san hoặc các sản phẩm vệ sinh khác
  • Không cần áp dụng các biện pháp tránh thai nếu như không có kinh nguyệt trong suốt 12 tháng

Bạn vẫn có khả năng mang thai trong thời kỳ tiền mãn kinh, do đó không nên dừng các biện pháp kiểm soát sinh sản trong thời gian này. Sau một năm không có kinh nguyệt, bạn không thể mang thai nếu không được can thiệp y tế. Tuy nhiên, bạn vẫn cần áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh lây qua đường tình dục.

Biện pháp kiểm soát các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể gây khó chịu và đôi khi là đau đớn cho nhiều phụ nữ. Đây là một quá trình bình thường của cơ thể, do đó không thể ngăn chặn. Tuy nhiên, để kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:

1. Đối với các cơn nóng bừng

Để cải thiện các cơn nóng bừng, bạn có thể tham khảo các biện pháp như:

  • Xác định và tránh các nguyên nhân có thể gây nóng bừng như hạn chế uống rượu và sử dụng thức ăn cay.
  • Sử dụng quạt hoặc hệ thống làm mát tại nơi làm việc hoặc nhà riêng.
  • Uống thuốc tránh thai liều thấp theo nếu bạn vẫn có kinh nguyệt.
  • Tập tập hít thở sâu và chậm khi cảm nhận được các cơn nóng bừng.
  • Mặc quần áo mỏng và nhiều lớp để có thể cởi bỏ khi cảm thấy các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh xuất hiện.
Phụ nữ sau khi mãn kinh
Sử dụng quạt hoặc các phương pháp làm mát khác để cải thiện các cơn bốc hỏa

2. Khô âm đạo

Tình trạng khô âm đạo có thể được cải thiện bằng các chất bôi trơn không cần kê đơn và có gốc nước. Ngoài ra, các sản phẩm bôi trơn hoặc kem dưỡng âm đạo cũng được khuyến khích sử dụng trước khi quan hệ tình dục để tránh kích thích hoặc gây đau.

Nếu tình trạng khô âm đạo nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa viêm âm đạo.

3. Cải thiện giấc ngủ và tâm trạng

Một số biện pháp có thể cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và thay đổi tâm trạng bao gồm:

  • Tránh sử dụng các bữa ăn lớn, hút thuốc, sử dụng cà phê và caffeine sau buổi trưa.
  • Tránh ngủ trưa hoặc ngủ vào ban ngày.
  • Tránh luyện tập thể dục hoặc vận động mạnh gần giờ đi ngủ. Ngoài ra, không uống rượu trước khi đi ngủ.
  • Uống sữa ấm hoặc trà ấm không chứa caffeine có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
  • Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ

Giảm căng thẳng, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện vấn đề tâm trạng và giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ

Khi nào cần đến bệnh viện?

Tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình lão hóa bình thường của cơ thể và không cần điều trị. Tuy nhiên, trong giai đoạn này một số phụ nữ có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như Hội chứng buồng trứng đa nang hoặc ung thư cổ tử cung. Điều này có thể dẫn đến chảy máu âm đạo bất thường hoặc dẫn đến các cơn đau đớn nghiêm trọng.

Đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường và nghiêm trọng đến mức có thể thấm đầy một miếng băng vệ sinh trong vòng một giờ.
  • Có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
  • Đau hoặc chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã mãn kinh (không có chu kỳ trong suốt 12 tháng)
  • Đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp theo phác đồ của bác sĩ.

Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong cuộc sống của phụ nữ. Do đó, hãy ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Đôi khi các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một số các nhân. Tình trạng này thường không dẫn đến các rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trước khi tìm ra giải pháp chữa đau bụng kinh vĩnh viễn từ Y học cổ truyền, Phạm Trần Hà Vi (26 tuổi, Hà Nội) cứ mỗi khi đến tháng là đều phải chịu cơn đau bụng kinh đến nỗi "chết đi sống lại".

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *