Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào? Tác dụng, lưu ý
Nội dung bài viết
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là khuyến cáo của WHO nhằm bảo vệ sức khỏe của phụ nữ mang thai và tránh nguy cơ tử vong sơ sinh do nhiễm độc uốn ván. Tuy nhiên, việc tiêm phòng cần đúng thời điểm, liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
Tại sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Uốn ván là một bệnh lý nguy hiểm do độc tố của vi khuẩn gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, dẫn đến các cơn co thắt ngực, đặc biệt là ở hàm và cổ. Uốn ván có thể gây cản trở khả năng thở và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Uốn ván đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Theo thống kê có khoảng 95% trẻ sơ sinh nhiễm độc tố uốn ván tử vong. Các đối tượng dễ bị uốn ván bao gồm những người có các vết cắt trên da, chẳng hạn như phụ nữ mang thai trong quá trình sinh nở, chuyển dạ hoặc trẻ sơ sinh khi được cắt dây rốn.
Do đó, hiện tại WHO khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên được tiêm phòng uốn ván để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. Cụ thể, theo khuyến nghị của WHO, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (bao gồm mang thai hoặc không mang thai) cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể bảo vệ cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào?
Vaccine phòng ngừa uốn ván được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai. Vaccine được khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc uốn ván.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể chưa ổn định. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu có cơ quan trong cơ thể bắt đầu thích nghi với các thay đổi mới, do đó tiêm vaccine có thể dẫn đến nhiều rủi ro, bao gồm sẩy thai và các rủi ro khác.
Vì vậy, thời gian tốt nhất để tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là trong tam cá nguyệt thứ ba, tốt nhất là khoảng tuần thứ 26 – 27 của thai kỳ.
Ngoài ra, nếu không được tiêm phòng trong thai kỳ, trẻ nên được tiêm phòng ngừa độc tố uốn ván sau khi chào đời.
Thông tin thêm: Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai và giá
Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Theo khuyến cáo của WHO, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu như sau:
1. Đối với phụ nữ mang thai lần đầu
Đối với phụ nữ mang thai lần đầu chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng:
Nên tiêm hai liều vaccine phòng độc tố uốn ván. Mỗi liều cách nhau một tháng với liều thứ hai cần được tiêm trước khi sinh ít nhất hai tuần để bảo vệ thai nhi. Hai liều vaccine này có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng uốn ván trong khoảng 1 – 3 năm đối với hầu hết mọi người.
Liều thứ ba nên được tiêm sau liều thứ hai sáu tháng. Liều này có thể mang lại hiệu quả bảo vệ ít nhất là năm năm.
2. Đối với phụ nữ mang thai lần thứ hai
Trong trường hợp phụ nữ mang thai lần thứ hai trong vòng 4 năm và đã tiêm đủ 2 liều vaccine uốn ván trong lần mang thai đầu tiên, nên được tiêm phòng một mũi nhắc lại khi thai nhi được 24 tuần tuổi.
Trong trường hợp phụ nữ mang thai trên 5 năm hoặc không rõ các liều tiêm phòng trước đó, có thể cân nhắc tiêm phòng 2 liều uốn ván như lần mang thai đầu tiên.
Đối với phụ nữ đã tiêm 1 – 4 liều vaccine uốn ván trong quá khứ, vẫn cần tiêm nhắc lại một mũi trong những lần mang thai tiếp theo cho đến khi đủ 5 liều vaccine. Về nguyên tắc, năm liều vaccine uốn ván có thể bảo vệ phụ nữ trong suốt những năm tháng sinh sản.
Bên cạnh đó, trong trường hợp tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trên 10 năm, cần tiêm nhắc lại 2 liều trong mỗi lần mang thai tương tự như khi mang thai lần đầu.
Do đó, phụ nữ đã tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đầy đủ trong các lần mang thai trước đó vẫn cần tiêm nhắc lại trong mỗi lần mang thai. Đây là điều cần lưu ý để tránh các rủi ro không mong muốn trong thai kỳ.
Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần dựa vào tuổi thai và số lần mang thai. Do đó, bà bầu không tự ý tiêm phòng mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tiêm phòng mang lại hiệu quả phòng ngừa tốt nhất, bà bầu nên lưu ý một số vấn đề bao gồm:
- Lịch trình tiêm phòng tương đối phức tạp và cần tiêm nhiều mũi khác nhau. Do đó, trao đổi với bác sĩ và ghi nhớ lịch trình để tiêm phòng đầy đủ.
- Tiêm phòng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, bao gồm sưng đau, nổi mề đay hoặc dị ứng tại vị trí tiêm phòng. Tình trạng này thường được cải thiện sau 3 – 4 ngày và không cần dùng thuốc hoặc bất cứ biện pháp khắc phục nào. Ngoài ra, không tự ý chườm nóng hoặc đắp các loại lá thuốc lên vị trí tiêm để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Một số phụ nữ có thể bị sốt sau khi tiêm phòng uốn ván. Đây là một phản ứng bình thường sau khi tiêm phòng uốn ván khi cơ thể đang tạo ra các kháng thể. Do đó, bà bầu không cần lo lắng và cũng không cần điều trị.
- Sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần hạn chế vận động mạnh hoặc các hoạt động có thể gây tổn thương vết tiêm. Bên cạnh đó, hạn chế tiêu thụ rượu, bia và các chất kích thích khác khác để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Tiêm phòng ở cơ sở y tế uy tín được cấp phép bởi Bộ Y tế.
Có thể tiêm phòng uốn ván cho trẻ sơ sinh không?
Nếu việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu không được thực hiện hoặc được thực hiện không đầy đủ. Trẻ có thể được tiêm phòng sau khi sinh để tránh nguy cơ nhiễm độc uốn ván.
Vaccine chủng ngừa uốn ván được tiêm cho trẻ em như một phần của thuốc chủng ngừa bệnh bạch hầu và giải độc tố uốn ván hoặc ho gà. Việc chủng ngừa có thể cung cấp cho trẻ sơ sinh ba sự bảo vệ chống lại ba bệnh, bao gồm bệnh bạch hầu, ho gà ở trẻ em và uốn ván.
Vaccine chủng ngừa uốn ván được chia thành 5 mũi, thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi của trẻ em ở các độ tuổi như:
- 2 tháng tuổi
- 4 tháng tuổi
- 6 tháng tuổi
- 15 – 18 tháng tuổi
- 4 – 6 tuổi
Do đó, mũi phòng ngừa uốn ván đầu tiên của trẻ có thể được tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Ngoài các mũi vaccine chính, vaccine có thể được tiêm phòng nhắc lại kết hợp với vaccine bạch hầu. Các mũi nhắc lại thường được chỉ định sử dụng ở thanh thiếu niên và người lớn dưới 65 tuổi để chống lại nhiễm độc uốn ván hoặc ho gà. Thanh thiếu niên nên được tiêm phòng nhắc lại uốn ván trong độ tuổi 11 – 12 và tiếp tục nhắc lại sau 10 năm.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm độc tố uốn ván. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên đến bệnh viện để được tư vấn và tiêm phòng uốn ván phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!