Mang thai không nghén là tốt hay xấu? Điều cần biết
Nội dung bài viết
Mang thai không nghén ảnh hưởng khoảng 20 – 30% phụ nữ trong suốt thai kỳ và khiến nhiều thai phụ lo lắng, không biết thai kỳ có phát triển khỏe mạnh hay không. Bà bầu có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Nguyên nhân gây mang thai không nghén
Không bị ốm nghén khi mang thai có thể ảnh hưởng khoảng 20 – 30% phụ nữ. Mặc dù ốm nghén được xem là một trong các dấu hiệu phổ biến khi mang thai, tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ mang thai đều ốm nghén. Trên thực tế, khi mang thai cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, do đó có thể dẫn đến ốm nghén hoặc không nghén.
Cụ thể không nghén khi mang thai có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
- Thử thai dương tính quá sớm, trong 1 – 2 tuần đầu sau khi mang thai, điều này có thể khiến các dấu hiệu mang thai không rõ ràng, bao gồm không xuất hiện các triệu chứng ốm nghén.
- Cơ thể người mẹ dung nạp tốt đối với thai kỳ. Điều này có nghĩa là cơ thể phụ nữ thay đổi để thích nghi với nồng độ hormone khi mang thai và dẫn đến tình trạng có thai mà không nghén.
- Nhiều phụ nữ có thai 5 tuần mà không nghén có thể liên quan đến tính chất công việc và chất lượng cuộc sống. Một số phụ nữ có thể quá bận rộn và không có thời gian chú ý đến các dấu hiệu sớm của thai kỳ, bao gồm cả ốm nghén. Theo các chuyên gia, phụ nữ quá bận rộn nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai cần chú ý thay đổi lối sống, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Một số thông tin cần biết về việc mang thai không nghén
Không nghén khi mang thai có thể dẫn đến nhiều bối rối, lo lắng và thậm chí là ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bà bầu. Do đó, để đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh, bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản bao gồm:
1. Mang thai không nghén có sao không?
Đối với nhiều phụ nữ, ốm nghén được xem là một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể không bị nghén khi mang thai hoặc không có bất cứ cảm giác buồn nôn nào trong suốt thai kỳ. Về bản chất, không cảm thấy buồn nôn khi mang thai là một điều bình thường và không phải là dấu hiệu của các vấn đề bất thường.
Theo ước tính có khoảng 70 – 80% phụ nữ mang thai bị buồn nôn hoặc nôn. Tuy nhiên cũng có khoảng 20 – 30% phụ nữ không bị ốm nghén khi mang thai. Tình trạng này có thể cảm thấy may mắn, bối rối hoặc lo lắng. Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất, tuy nhiên không nghén khi mang thai là một điều bình thường và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nhiều người bị ốm nghén trong suốt 4 tháng đầu tiên của thai kỳ. Các yếu tố gây ra cảm giác buồn nôn bao gồm kích thích tố tăng cao và giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn mang thai đôi hoặc bị suy nhược cơ thể khi mang thai, cơn ốm nghén có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Những phụ nữ có cơ thể khỏe mạnh thường có xu hướng xử lý tốt sự thay đổi và gia tăng nhanh chóng của hormone hCG trong thai kỳ. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng mang thai bị không ốm nghén. Bên cạnh đó, nếu bạn mang thai lần thứ hai và không bị nghén là điều hoàn toàn bình thường, kể cả bạn đã bị ốm nghén trong các lần mang thai trước đây.
2. Mang thai không nghén là dấu hiệu sảy thai?
Nhiều người cho rằng không ốm nghén khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn những phụ nữ khác. Theo các nhà nghiên cứu, sự khác biệt trong chế độ ăn uống và lối sống là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng không bị buồn nôn hoặc ốm nghén khi mang thai.
Sảy thai là một vấn đề được nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu, do đó việc không ốm nghén có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Có một số nghiên cứu cho thấy buồn nôn và nôn có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai. Cụ thể, ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ nhất có thể giảm nguy cơ sảy thai từ 50% đến 75%.
Có nhiều chuyên gia cho rằng, phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai thường được khuyến khích tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carbohydrate và hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất độc tố tiềm ẩn nào có thể gây hại cho em bé.
Tuy nhiên ở một số phụ nữ, tình trạng không nghén khi mang thai có thể là dấu hiệu của mức độ hormone thai kỳ thấp. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, mặc dù điều này không phổ biến.
Ốm nghén thường phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể ốm nghén trong giai đoạn sau của thai kỳ, do đó bạn có thể sẽ phát triển các dấu hiệu ốm nghén trong giai đoạn muộn của thai kỳ.
Mang thai không nghén ảnh hưởng đến khoảng 30% các trường hợp. Do đó, bạn không cần lo lắng nếu không bị ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên nếu tình trạng này khiến bạn bối rối hoặc căng thẳng, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn và hướng dẫn kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp.
3. Không ốm nghén sinh con trai phải không?
Đoán giới tính của thai nhi là một trong những vấn đề thú vị nhất của thai kỳ. Nhiều người muốn biết liệu mình sinh con trai hay con gái để có sự chuẩn bị tốt hơn cho sự ra đời của bé.
Nhiều người cho rằng, không ốm nghén khi mang thai là do nồng độ hormone thai kỳ không cao và điều này có thể là dấu hiệu sinh con trai. Bên cạnh đó, hormone thai kỳ cao dẫn đến cảm giác buồn nôn dữ dội có thể là dấu hiệu sinh con gái.
Tuy nhiên, theo khoa học không có bất cứ bằng chứng nào về việc không ốm nghén sinh con trai. Ngoài ra, phụ nữ mang song thai thường có nhiều nguy cơ buồn nôn và nôn trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến các cơn buồn nôn bao gồm: độ tuổi của người mẹ, chỉ số BMI hoặc thói quen sống (như hút thuốc, uống rượu).
Do đó, bạn không thể xác định giới tính của thai nhi thông qua các cơn ốm nghén. Cách duy nhất để xác định giới tính của thai nhi là thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể hoặc siêu âm thai nhi.
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Tuy nhiên phụ nữ không bị ốm nghén khi mang thai không cần quá lo lắng, điều này có thể liên quan đến nồng độ hormone, mức độ nghỉ ngơi và chế độ ăn uống của mỗi phụ nữ.
Nếu bạn cảm thấy các dấu hiệu thai kỳ trở nên nghiêm trọng hoặc nếu tình trạng mang thai không nghén gây lo lắng, bạn nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp xử lý và chăm sóc thai kỳ phù hợp.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu chắc chắn mang thai bé Trai – Gái chính xác
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!