Tại sao hết nghén rồi nghén lại? Bao giờ hết?

Tình trạng hết nghén rồi nghén lại thường không phổ biến và có thể gây nhiều lo lắng cho phụ nữ mang thai. Vậy điều này có bình thường không và cải thiện như thế nào, bà bầu có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

hết nghén rồi nghén lại
Tìm hiểu thông tin về tình trạng hết nghén rồi nghén lại để có kế hoạch xử lý phù hợp

Ốm nghén là gì? Khi nào ốm nghén xuất hiện?

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, có thể gây ảnh hưởng khoảng 70 – 85% phụ nữ mang thai. Ốm nghén xuất hiện do nồng độ hCG trong máu tăng cao. HCG chủ yếu được giải phóng trong tam cá nguyệt thứ nhất và điều này dẫn đến các triệu chứng ốm nghén.

Phụ nữ bị ốm nghén có thể gặp hiện tượng nôn mửa liên tục và buồn nôn kéo dài suốt cả ngày. Mặc dù ốm nghén có thể gây khó chịu hoặc đau đớn, tuy nhiên hầu hết các trường hợp ốm nghén không gây nguy hiểm và không làm tăng nguy cơ sảy thai. Trên thực tế, nhiều bác sĩ cho biết ốm nghén là một phần của thai kỳ khỏe mạnh khi thai nhi phát triển tốt, nhau thai sản xuất hormone để duy trì sức khỏe trong thai kỳ.

Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, mặc dù một số bà phụ nữ mang thai có thể bị nghén từ tuần thứ 4 của thai kỳ (tức là chỉ sau khi thụ thai 2 tuần). Tuần thứ 4 của thai kỳ là khoảng thời gian bắt đầu hành kinh (nếu bạn không mang thai), hầu hết phụ nữ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm thai vào tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ (thường là sau 1 – 2 tuần kể từ lúc thụ thai).

Các triệu chứng ốm nghén có thể bắt đầu từ tuần thứ 6, trở nên nghiêm trọng hơn vào tuần thứ 9 – 10, sau đó giảm dần và biến mất vào khoảng tuần 12 – 14 của thai kỳ. Các triệu chứng thường gặp các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, ác cảm với một số mùi thức ăn, chán ăn và mệt mỏi bất thường. Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng và được cải thiện vào buổi chiều.

Ốm nghén là một phần tự nhiên của thai kỳ, thường xuất hiện vào tuần thứ 6 của thai kỳ, sau khi phôi thai bám vào tử cung. Trong hầu hết các trường hợp, ốm nghén không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hoặc bé và được cải thiện vào tuần thứ 12 – 15 của thai kỳ mà không cần điều trị y tế.

Tại sao hết nghén rồi nghén lại?

Ốm nghén là một dấu hiệu bình thường của thai kỳ, có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 85% phụ nữ mang thai. Tình trạng này xảy ra khi nồng độ hCG trong máu cao. Nồng độ hCG thường đạt mức cao nhất vào tam cá nguyệt thứ nhất. Do đó, các triệu chứng ốm nghén thường nghiêm trọng hơn vào các tháng đầu sau khi thụ thai, đặt biệt là sau khi bào thai bám vào thành tử cung.

Hầu hết các trường hợp, tình trạng ốm nghén có thể biến mất vào tuần thứ 12 đến tuần thứ 15 của thai kỳ. Các triệu chứng thường nghiêm trọng vào buổi sáng, được cải thiện vào buổi chiều và thường ở mức nhẹ đến trung bình, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể gặp tình trạng hết nghén rồi nghén lại. Mặc dù không thường xảy ra nhưng một số phụ nữ có thể bị ốm nghén trong suốt thai kỳ và các triệu chứng có thể kéo dài đến khi sinh. Nói chung, tình trạng hết nghén rồi nghén lại không nghiêm trọng, mặc dù có thể gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ.

hết nghén rồi bị nghén lại
Một số phụ nữ có thể bị ốm nghén trong suốt thai kỳ

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng hết nghén rồi nghén lại có thể liên quan đến một số thay đổi trong cơ thể bao gồm:

  • Dạ dày và hệ thống tiêu hóa bị giãn ra, điều này khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây buồn nôn và các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tử cung phát triển với kích thước lớn, gây áp lực lên dạ dày và dẫn đến cảm giác buồn nôn.
  • Thay đổi nội tiết tố, thường phổ biến ở tam cá nguyệt thứ nhất nhưng cũng có thể xảy ra trong các giai đoạn khác của thai kỳ.
  • Thay đổi huyết áp trong thai kỳ.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa, như thực phẩm nhiều dầu mỡ, axit hoặc thức ăn cay.

Trong một số trường hợp, ốm nghén có thể trở nên nghiêm trọng, khoa học gọi là hyperemesis gravidarum hoặc chứng nôn mửa quá mức dẫn đến mất nước và giảm cân. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, bác sĩ có thể đề nghị truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị truyền thuốc thông qua ống dẫn, đặc biệt là trong các trường hợp nghiêm trọng.

Hết nghén rồi nghén lại bao giờ chấm dứt?

Nếu bạn bị ốm nghén, tình trạng này có thể bắt đầu được cải thiện vào khoảng tuần thứ 12 đến tuần 14 của thai kỳ (đầu tam cá nguyệt thứ hai). Hầu hết phụ nữ ốm nghén có thể cải thiện hoàn toàn các triệu chứng sau tuần 16 đến tuần 20 của thai kỳ.

Tuy nhiên, có khoảng 10% phụ nữ gặp tình trạng hết nghén rồi nghén lại. Đôi khi bà bầu cũng có thể bị nghén trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, đôi khi các triệu chứng ốm nghén có thể trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba, khi em bé phát triển lớn, gây chèn ép dạ dày, ruột. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và nôn thường xuyên.

Nói chung, ốm nghén hoặc hết nghén rồi nghén lại là một tình trạng bình thường của thai kỳ và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như có dấu hiệu mất nước, tiền sản giật hoặc huyết áp cao trong thai kỳ, bà bầu nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Hết nghén rồi nghén lại nên làm gì để cải thiện?

Mặc dù ốm nghén là một phần bình thường của thai kỳ, tuy nhiên các cơn buồn nôn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ. Do đó, để cải thiện các triệu chứng ốm nghén, bà bầu có thể tham khảo một số biện pháp xử lý như:

1. Biện pháp cải thiện tại nhà

Để cải thiện tình trạng hết nghén rồi nghén lại, bà bầu có thể tham khảo một số cách khắc phục ốm nghén tại nhà như:

Đang nghén tự nhiên hết nghén có sao không
Thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện các cơn ốm nghén
  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, sử dụng thức ăn giàu đạm, ít chất béo, dễ tiêu hóa và tránh sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay và các loại gia vị béo. Đôi khi sử dụng thực phẩm mặn có thể ngăn ngừa các cơn ốm nghén, ngoài ra uống trà gừng hoặc thêm gừng vào công thức nấu ăn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ốm nghén.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, cụ thể trước khi rời giường ngủ vào buổi sáng bà bầu nên ăn một vào mẫu bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng khô để ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa. Ăn các bữa ăn nhẹ trong ngày thay vì các bữa ăn lớn nhiều chất dinh dưỡng. Điều này có thể hạn chế tình trạng dạ dày quá no, gây trào ngược và nôn.
  • Uống nhiều nước và chất lỏng, bao gồm trà thảo mộc hoặc nước hầm xương có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước và hạn chế cơn buồn nôn. Bà bầu nên cố gắng tiêu thụ khoảng 6 – 8 cốc chất lỏng, không chứa caffeine và chất kích thích khác trong ngày.
  • Chú ý đến các cơn buồn nôn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi gây khó chịu hoặc dễ gây buồn nôn.
  • Sử dụng các loại vitamin trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn ngay sau khi sử dụng vitamin, bạn có thể sử dụng vitamin kèm với bữa ăn chính hoặc ngay trước khi đi ngủ. Nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Hít thở không khí trong lành bằng cách mở cửa sổ trong nhà hoặc nơi làm việc. Thường xuyên đi bộ ngắn ngoài trời để tăng cường sức khỏe, cải thiện cơn ốm nghén và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn.
  • Súc miệng ngay sau khi nôn bởi vì axit dạ dày có thể làm hỏng men răng, gây khó chịu và khiến bạn nôn lặp lại. Do đó, hãy súc miệng với một cốc nước có pha một thìa muối ngay sau khi nôn để trung hòa axit và bảo vệ răng.

2. Biện pháp y tế

Trong trường hợp hết nghén rồi nghén lại nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vitamin B6 và các chiết xuất gừng theo toa để kiểm soát các triệu chứng. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc chống buồn nôn theo toa.

Mang thai tuần thứ 8 hết nghén
Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc để ngăn ngừa cơn ốm nghén

Buồn nôn nặng và nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, gây mất cân bằng nước và chất điện giải, chẳng hạn như natri và kali, ở người mẹ. Do đó, bà bầu gặp tình trạng hết nghén rồi nghén lại nên thường xuyên uống nước, chất lỏng, các chất điện giải và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Trao đổi với bác sĩ về tần suất nôn, số lần nôn và các biện pháp cải thiện tình trạng ốm nghén tại nhà. Có một số loại thuốc điều trị ốm nghén và buồn nôn an toàn trong khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu bà bầu nôn ra máu hoặc nôn thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị nhập viện, điều trị bằng cách truyền dịch thông qua tĩnh mạch và thuốc chống nôn tại bệnh viện.

Lời khuyên dành cho phụ nữ hết nghén rồi nghén lại

Phụ nữ gặp tình trạng hết nghén rồi nghén lại có thể tham khảo một số lời khuyên như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tránh nấu các loại thực phẩm có mùi mạnh hoặc khiến tình trạng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước và chất lỏng trong suốt cả ngày.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây buồn nôn, bao gồm thức ăn cay, béo hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị.
  • Thường xuyên sử dụng các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc hoặc nước chanh, nước cam có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ốm nghén.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ sau 2 – 3 giờ thay vì 3 bữa ăn lớn.
  • Thường xuyên thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, thiền định, yoga hoặc các biện pháp thư giãn khác để hạn chế cảm giác lo lắng và ốm nghén.

Tình trạng hết nghén rồi nghén lại có thể là một phần hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh của thai kỳ. Ốm nghén xảy ra khi cơ thể sản xuất hormone hCG khi nhau thai bám vào thành tử cung vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Các cơn ốm nghén có thể kéo dài trong suốt quá trình mang thai và kết thúc sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, nếu các cơn ốm nghén trở nên nghiêm trọng, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *