Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Nghén mùi là sinh con trai hay gái? Làm sao ăn?

Nghén mùi là tình trạng khứu giác tăng cao khi mang thai, thường phổ biến trong tam cá nguyệt thứ nhất. Hầu hết các trường hợp, nghén mùi không dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu.

Nghén mùi
Nghén mùi là tình trạng khứu giác tăng cao khi mang thai

Nghén mùi là gì?

Mang thai có thể dẫn đến một loạt các thay đổi về thể chất, tinh thần và cả khứu giác của bà bầu. Thay đổi khứu giác có thể là một trong dấu hiệu sớm của thai kỳ.

Khi bị nghén mùi, phụ nữ mang thai có thể cảm nhận được các mùi mạnh hơn những người khác. Điều này có thể khiến một số phụ nữ bị nghén mùi cảm thấy khó chịu, mệt mỏi do khứu giác phản ứng với một số mùi nhất định.

Mức độ nhạy cảm với mùi khác nhau ở mỗi phụ nữ mang thai. Một số phụ nữ có thể chỉ nhận thấy sự nhạy cảm tăng nhẹ đến trung bình, trong khi đối với những phụ nữ khác, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng.

Các mùi gây nhạy cảm cũng khác nhau ở mỗi phụ nữ. Một số phụ nữ có thể thấy mùi của phô mai và xà phòng, trong khi một số bà bầu khác có thể khó chịu với mùi bông cải xanh, sữa hoặc thậm chí nước hoa. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các mùi có thể dẫn đến nghén bao gồm:

  • Thịt và cá
  • Tỏi và hành tây
  • Thực phẩm chiên rán
  • Trứng hoặc trứng sống
  • Cà phê
  • Rượu
  • Thuốc lá
  • Xăng
  • Mùi ẩm, mốc
  • Một số loại động vật
  • Nước rửa tay sát khuẩn

Mặc dù không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghén mùi, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghén mùi. Theo một số nghiên cứu, phần lớn phụ nữ mang thai cảm thấy khứu giác tăng cao trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Bên cạnh đó, phụ nữ bị nghén mùi trong thai kỳ thường có các triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng hơn. Cụ thể, bà bầu bị nghén mùi thường dễ bị đau đầu, buồn nôn, nôn thường xuyên và nghiêm trọng hơn các phụ nữ khác.

Thông thường tình trạng nghén mùi có thể được cải thiện khi thai kỳ kết thúc và nồng độ hormone trở lại bình thường.

Nghén mùi sinh con trai hay con gái?

Có rất nhiều thông tin khác nhau về việc các dấu hiệu sinh con trai hay con gái, bao gồm cả các triệu chứng nghén mùi. Tuy nhiên, theo khoa học, giới tính thai nhi đã được xác định ngay khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Các dấu hiệu nhận biết giới tính thai nhi thường không có cơ sở khoa học và có tính chính xác không cao.

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái
Theo một số quan niệm dân gian nghén mùi có khoảng 55% mang thai bé gái

Theo một số quan niệm dân gian, phụ nữ bị nghén dữ dội, đặc biệt là nghén mùi không thể ăn được gì, có thể là dấu hiệu mang thai bé gái. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho biết có khoảng 55% bà bầu bị ốm nghén dữ dội mang thai bé gái. Theo các chuyên gia, điều này có thể liên quan đến nồng độ thai kỳ khi mang thai bé gái thường cao hơn bé trai, do đó các cơn ốm nghén thường nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, các dấu hiệu này chỉ dựa trên kinh nghiêm dân gian và không có bằng chứng cụ thể liên quan nào. Nghén mùi là một dạng của ốm nghén, do đó xác suất sinh con trai – con gái là bằng nhau.

Khi nào tình trạng nghén mùi xuất hiện?

Nghén mùi có thể là một trong các dấu hiệu sớm của thai kỳ. Các triệu chứng có thể bắt đầu khi có sự hiện diện của một thực thể mới bên trong cơ thể và dẫn đến những thay đổi quy trình sinh học của người mẹ. Tình trạng này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ nhất, kèm theo các thay đổi cơ thể khác như mệt mỏi, chảy máu cấy ghép hoặc thường xuyên buồn ngủ.

Mức độ nghiêm trọng của các cơn nghén mùi thường khác nhau ở mỗi phụ nữ. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp các cơn nghén mùi sẽ được cải thiện trong tam cá nguyệt thứ hai và chấm dứt hẳn sau khi sinh con.

Nguyên nhân dẫn đến các cơn nghén mùi

Những thay đổi trong cấu trúc cơ thể phụ nữ để tạo không gian cho em bé phát triển được cho là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn ốm nghén. Bên cạnh đó, mặc dù các nghiên cứu khoa học không rõ ràng, nhưng một số yếu tố nguy cơ được cho là có thể dẫn đến tình trạng nghén mùi bao gồm:

1. Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai được cho là nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng ốm nghén và các cơn nghén mùi. Nồng độ hormone estrogen và hCG (gonadotropin màng đệm ở người) tăng cao trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể gây buồn nôn, nôn, nhạy cảm với mùi và các dấu hiệu ốm nghén khác. Khi bà bầu bị ốm nghén, buồn nôn việc nghén mùi có thể khiến các cơn buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.

Bầu nghén mùi tỏi
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến các cơn nghén mùi

2. Cơ chế bảo vệ của cơ thể

Khứu giác là cơ chế sinh học để bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại, chất nguy hiểm tiềm ẩn và các rủi ro có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Do đó, khứu giác thường trở nên nhạy cảm hơn khi bào thai đang hình thành với mục đích bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy hầu hết các cơn nghén mùi thường phổ biến vào tam cá nguyệt thứ nhất và được cải thiện vào tam cá nguyệt thứ hai.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng khả năng nhận biết mùi có thể thay đổi khi bạn mang thai. Não hoạt động mạnh mẽ hơn khi mang thai để xác định và tránh khỏi các tác nhân gây hại. Điều này giải thích vì sao nhiều bà bầu có xu hướng buồn nôn và nôn khi tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu và một số hóa chất độc hại khác.

3. Tuần hoàn máu thay đổi

Mang thai dẫn đến một loạt các thay đổi khác nhau về cơ thể của người phụ nữ. Một trong những thay đổi quan trọng là tăng số lượng huyết tương bên trong máu. Điều này cần thiết để hỗ trợ các chức năng khác nhau của cơ thể người mẹ và hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi diễn ra thuận lợi hơn.

Thay đổi tuần hoàn máu khi mang thai là một điều không thể tránh khỏi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng một số lượng máu lớn được truyền đến não và gây ra các cơn nghén mùi. Hầu hết bà bầu đều trở nên nhạy cảm với một số mùi hương do các dây thần kinh trong mũi trở nên nhạy cảm và truyền tín hiệu đến não một cách nhanh chóng.

4. Chỉ số cơ thể khi mang thai cao

Một số phụ nữ mang thai có chỉ số cơ thể lớn hơn nhiều so với chỉ số BMI ở mức bình thường. Điều này có thể góp phần dẫn đến thay đổi khứu giác ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, béo phì cũng có thể liên quan đến cảm giác ngon miệng, đặc biệt là khi sử dụng thức ăn nhiều đường và có hương vị mạnh.

Sự thèm ăn vặt khi mang thai ở một số bà bầu có thể dẫn đến tình trạng rối loạn khứu giác và dẫn đến các cơn nghén mùi.

Nghén nặng sinh con trai hay gái
Chỉ số cơ thể khi mang thai cao có thể dẫn đến các cơn ốm nghén mùi

Có thể bạn muốn biết: Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ? Mẹ bầu chú ý

5. Căng thẳng

Căng thẳng, áp lực kéo dài khi mang thai có thể góp phần làm tăng khứu giác. Khi bà bầu căng thẳng, tuyến thượng thận thường hoạt động quá mức, dẫn đến nhạy cảm với mùi, thậm chí là một số mùi cơ bản như mùi nước hoa.

Tình trạng nghén mùi sẽ được cải thiện khi bà bầu thư giãn và tuyến thượng thận có thời gian để chữa lành.

Dấu hiệu và triệu chứng nghén mùi

Những bà bầu mắc chứng nghén mùi thường cảm thấy khó chịu và thậm chí là mệt mỏi, bệnh khi tiếp xúc với một số mùi nhật định như nước hoa, chất tẩy rửa hoặc các hóa chất tổng hợp khác. Trong một số trường hợp, ngay cả hương dầu gội cũng có thể dẫn đến các cơn nghén mùi.

Bên cạnh đó, tình trạng nghén mùi đôi khi có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm khi mang thai. Mức độ nghiêm trọng và các chất kích ứng thường không giống nhau ở mỗi người.

Bà bầu bị nghén mùi làm sao ăn ngon miệng?

Nghén mùi là một tình trạng phổ biến và không có biện pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên bà bầu có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tình trạng nghén mùi và khả năng ăn uống. Cụ thể, một số lưu ý dành cho bà bầu bị nghén mùi bao gồm:

1. Ăn ít và thường xuyên hơn

Bà bầu bị ốm nghén không nên để bụng đói, điều này có thể khiến các cơn nghén trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bị nghén nặng, không thể ăn được gì bà bầu có thể ăn ít và thường xuyên hơn để giữ lượng đường ở mức cân bằng.

Bà bầu có thể sử dụng các món ăn nhẹ thường xuyên như các loại hạt, salad hoặc các loại trái cây phù hợp cho phụ nữ mang thai đ để sử dụng trong suốt cả ngày.

Nghén mùi phải làm sao ăn
Bà bầu nghén mùi có thể chia nhỏ các bữa ăn để cải thiện các triệu chứng

2. Uống đủ nước

Cố gắng uống 8 – 10 cốc nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước, đặc biệt là đối với bà bầu nghén nặng, thường xuyên nôn mửa. Giữ nước là điều cần thiết đối với tất cả các bà bầu để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ.

3. Bổ sung thực phẩm giàu protein

Các loại thực phẩm giàu protein như các loại hạt, thịt nạc và trứng thường có thể tiêu thụ dễ dàng, không gây nôn và không có mùi khó chịu.

Bổ sung đầy đủ lượng protein cần thiết trong thai kỳ là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra, nhận đủ lượng protein cần thiết cũng có thể thúc đẩy có tế bào của bé phát triển và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, ốm nghén ở bà bầu.

4. Bổ sung vitamin B6

Các cơn ốm nghén, nghén mùi có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bà bầu bị thiếu vitamin B6. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tiêu thụ đầy đủ lượng vitamin B6 cần thiết từ thịt gà, thịt lợn, cá, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, đậu phộng, khoai tây hoặc sữa dành cho bà bầu.

điều trị nghén mùi
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B6 có thể ngăn ngừa các cơn nghén mùi

Bên cạnh đó, vitamin B6 rất quan trọng cho chức năng não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ. Cụ thể, vitamin B6 cần thiết để sản xuất serotonin và norepinephrine, các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.

Nhiều phụ nữ mang thai được khuyến nghị bổ sung vitamin B6 trong thai kỳ để cải thiện các cơn ốm nghén và hỗ trợ sự phát triển của trẻ.

5. Làm dịu dạ dày với gừng

Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng gừng có thể ngăn ngừa các cơn buồn nôn, nôn và nhạy cảm với mùi. Do đó, bất cứ lúc nào bà bầu cảm thấy nghén mùi hoặc khó chịu, hãy uống một tách trà gừng, ngậm một viên kẹo gừng và nhai một lát gừng nhỏ.

Ngoài ra, bà bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các viên bổ sung gừng.

6. Tránh sử dụng một số loại thực phẩm

Bà bầu bị nghén mùi nên tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm có mùi mạnh hoặc các loại thức ăn béo, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt, thức ăn cay và các loại thực phẩm có thể sinh khí bên trong dạ dày. Thay vào đó các chuyên gia khuyến cáo bà bầu bị ốm nghén nên bổ sung protein, nhiều carbohydrate, thức ăn có vị mặn, ít chất béo, các loại hạt và ngũ cốc.

7. Tránh các mùi mạnh

Một trong những cách tránh các cơn nghén mùi là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, nước hoa và bất cứ hóa chất nào khác có thể dẫn đến các cơn ốm nghén.

Bên cạnh đó, khi nấu ăn, bà bầu có thể hạn chế chế biến các món có mùi mạnh, tanh như thịt cá. Nếu cần nấu ăn, bạn nên mở cửa sổ, sử dụng máy thông khí để giảm thiểu tối đa mùi khi nấu nướng.

Lời khuyên cho bà bầu bị nghén mùi

Hiện tại không có cách ngăn ngừa các cơn ốm nghén cũng như nghén mùi. Tuy nhiên, để làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bà bầu có thể tham khảo một số lời khuyên như:

ngăn ngừa cơn nghén mùi
Thường xuyên giặt quần áo và khăn trải giường để cải thiện các cơn nghén mùi
  • Sử dụng đồ dùng cá nhân và các sản phẩm tẩy rửa không có mùi: Hạn chế sử dụng các loại xà phòng, dầu gội và các chất tẩy rửa có mùi mạnh khác. Bên cạnh đó, tránh các mùi hóa chất và sử dụng các sản phẩm tự nhiên hoặc các sản phẩm không mùi.
  • Thường xuyên làm sạch tủ lạnh: Loại bỏ các mùi khó chịu từ tủ lạnh thường xuyên có thể tránh tình trạng bám mùi vào các loại rau củ và giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể để một ít baking soda xung quanh phòng bếp để trung hòa mùi.
  • Giặt quần áo thường xuyên: Các phân tử mùi thường bám trên các sợi quần áo, chăn, khăn trải giường và lưu lại xung quanh môi trường sống. Do đó, bà bầu nên thường xuyên giặt quần áo, khăn trải giường để loại bỏ mùi hôi và ngăn ngừa các cơn ốm nghén.
  • Hít thở không khí trong lành: Thường xuyên mở cửa sổ để thông khí, tránh không gian ẩm mốc có thể giúp bà bầu cải thiện các cơn nghén mùi.
  • Tránh khói và hóa chất: Bà bầu nên cố gắng tránh khói và các hóa chất để ngăn các cơn nghén trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, dành thời gian đi dạo ngoài trời để tăng cường sức khỏe và cải thiện cơn nghén.
  • Sử dụng tinh dầu: Bà bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, hoa oải hương hoặc tinh dầu gừng để cải thiện các cơn nghén mùi. Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thảo mộc, hoa, hương cam quýt và hương hồi trong nhà cũng có thể hỗ trợ thư giãn, giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn.

Các cơn nghén mùi thường nghiêm trọng vào tam cá nguyệt thứ nhất, được cải thiện dần trong thai kỳ và khỏi hạn sau khi sinh nở. Trong một số trường hợp các cơn ốm nghén có thể được cải thiện trong vài tuần đầu sau khi mang thai. Bên cạnh đó, nếu các cơn nghén mùi trở nên nghiêm trọng, khiến bà bầu không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *