Ho Gà Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Ho gà ở trẻ em là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời cho con, trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, viêm phổi, tổn thương phế nang, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe sau này.

Ho gà ở trẻ em là gì?

Ho gà là một loại bệnh lý mà đường hô hấp bị nhiễm khuẩn Bordetella pertussis. Thời gian ủ và phát bệnh ho gà ở trẻ em có thể là vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Một số triệu chứng điển hình thường gặp đó là trẻ bị ho kèm theo sổ mũi, hắt hơi, sốt khá giống với chứng cảm lạnh thông thường nên cha mẹ thường bị nhầm lẫn.

Ho gà ở trẻ em
Ho gà ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ho gà ở trẻ em nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện nhiệt đới TW, bệnh ho gà có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng lại rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Vi khuẩn gây bệnh ho gà thường phát triển ở liên bào hô hấp nếu không ngăn chặn kịp thời có thể phát triển làm tổn thương đường hô hấp khiến thở bị khó thở, suy hô hấp và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm phổi: Theo thống kê có tới 20% trẻ bị ho gà sẽ bị viêm phổi. Biến chứng này thường xảy ra ở tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 phát bệnh. Lúc này virus B. pertussis thứ phát sẽ tấn công và phát triển triệu chứng.
  • Xẹp phổi: Khi trẻ bị ho gà dài ngày sẽ kích thích hệ hô hấp hoạt động sản sinh ra nút nhầy, lượng nhầy tăng sẽ làm bít tắc các phế cản nhỏ, cản trở hô hấp của trẻ.
  • Tổn thương phế nang: Những phản xạ ho dữ dội sẽ tạo áp lực lớn có thể làm vỡ phế nang gây ra tình trạng tràn khí dưới da, tràn khí mô kẻ.

Ngoài ra, trong một vài trường hợp bệnh chuyển biến xấu trẻ có thể gặp phải biến chứng về thần kinh như: co giật, mất nhận thức, xuất huyết hoặc xuất huyết não dẫn tới bại liệt,…Vì vậy cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi thăm khám ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào của bệnh.

Nguyên nhân bệnh ho gà ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu trẻ bị phát bệnh ho gà là cơ thể bị nhiễm vi khuẩn ho gà có tên khoa học là Bordetella pertussis.

Ngoài ra, một vài yếu tố sau đây cũng là nguyên nhân gây ho gà ở trẻ em.

  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn của người bị nhiễm vi khuẩn.
  • Trẻ vô cùng chạm, sử dụng đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người bị nhiễm bệnh ho gà
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin cơ bản
  • Trẻ được sinh ra từ người mẹ có sức đề kháng kém dễ bị lây nhiễm bệnh

Triệu chứng ho gà ở trẻ em

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra triệu chứng bệnh khi thấy trẻ ho hổn hển kèm theo chứng thở rít, thở khò khè. Tuy nhiên khi thấy trẻ có những dấu hiệu này tức bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng chứ không đơn thuần là những cơn ho khi mới phát bệnh.

Những triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ nhỏ sẽ được biểu hiện qua từng giai đoạn phát triển bệnh. Cụ thể:

Giai đoạn ủ bệnh

6 – 10 ngày đầu tiên sau khi cơ thể trẻ bị vi khuẩn xâm nhập. Thường ở giai đoạn này trẻ sẽ chỉ bị sổ mũi, đau đầu, hơi sốt tương tự biểu hiện của ho cảm thông thường.

Giai đoạn viêm long đường hô hấp

2 tuần sau đó vi khuẩn sẽ bắt đầu tấn công, làm tổn thương họng gây viêm và suy yếu hệ miễn dịch ở hệ hô hấp. Trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình như:

  • Những cơn ho dày hơn, thời gian khoảng hơn 1 phút.
  • Ho húng hắng kèm theo sốt nhẹ, sổ mũi, cơn ho lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Khi ho trẻ phải cố gắng hít vào khiến trẻ buồn nôn và nôn sau cơn ho.
  • Một số trẻ dưới 18 tháng tuổi, cha mẹ để ý thấy tiếng “ót” mỗi cơn.
Ho gà ở trẻ nhỏ
Những cơn ho từng cơn kèm theo khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh

Giai đoạn khởi phát

Thời gian từ 1 – 6 tuần hoặc có những trẻ sẽ gặp triệu chứng trên 10 tuần.

  • Cơn ho liên tiếp, mỗi cơn khoảng 25 – 20 tiếng sau đó giảm bớt dần.
  • Ho kèm theo dịch nhầy, đờm trắng
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn
  • Mặt đỏ rực, tím tái, nước mắt nước mũi xuất hiện liên tục

Giai đoạn phục hồi

Những cơn ho sẽ giảm dần từ tuần thứ 3, sau đó vài tháng sẽ tái lại. Lần sau nặng hơn lần đầu và có thể gây ra viêm họng.

Chẩn đoán bệnh ho gà ở trẻ em

Bệnh ho gà ở trẻ là bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên nếu phát hiện bệnh sớm có thể chữa trị kịp thời, dứt điểm. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh thường giống với một số bệnh lý hô hấp khác. Do đó, để đưa ra phác đồ điều trị chính xác bác sĩ thường yêu cầu tiến hành thực hiện một số xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu

Xác định mức tăng – giảm bạch cầu trong máu. Trường hợp lượng bạch cầu trong máu cao hơn 10g/L thì khả năng trẻ bị mắc chứng ho gà khá cao. Kết hợp thêm một số triệu chứng lâm sàng khác, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng.

Thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán bệnh ho gà
Thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán bệnh ho gà
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang

Lấy phần dịch tiết ra ở mũi và họng trẻ, sau đó tiến hành nhuộm soi trên kính hiển vi để xác định có sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh hay không.

  • Chụp X-quang

Trường hợp bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng, nghi ngờ có sự tổn thương ở phổi; bác sĩ sẽ đề nghị chụp X-quang để đánh giá mức độ viêm nhiễm và lượng dịch trong phổi.

Sau khi chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ tùy theo thể trạng, tuổi tác, cân nặng của trẻ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ được tư vấn điều trị cách ly tại nhà song song với việc sử dụng thuốc đặc trị triệu chứng dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Các phương pháp điều trị ho gà ở trẻ em

Điều trị ho gà ở trẻ em cần tuân thủ theo nguyên tắc kết hợp linh hoạt phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc kết hợp bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng đẩy lùi vi khuẩn gây hại.

Điều trị ho gà ở trẻ em theo Tây y

Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, các bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nội trú để phát hiện kịp thời các triệu chứng trẻ có thể gặp như ngưng thở, co giật hoặc hút đờm đặc khi cần thiết. Ngoài ra để tăng sức đề kháng cho trẻ bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp bù đắp dinh dưỡng vào cơ thể bé. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp để ngăn chặn tình trạng bội nhiễm khuẩn.

Điều trị ho gà ở trẻ theo tây y cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ của bác sĩ
Điều trị ho gà ở trẻ theo tây y cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ của bác sĩ
  • Erythromycin: Là loại kháng sinh dùng để tiêu diệt trực khuẩn gram âm Bordetella pertussis – tác nhân chính gây bệnh ho gà. Với trẻ nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định uống từ 30 – 50 mg/kg/ 24 giờ; chia đều thành 4 lần uống.
  • Prednisolone 1 – 2 mg/kg/ngày; Salbutamol 0,2 mg/kg/ngày là hai loại kháng sinh có thể chống bội nhiễm phổi.
  • Trường hợp bệnh đã chuyển nặng và có biến chứng thần kinh như trẻ bị co giật, nôn mửa các bác sĩ sẽ kê thêm phenobarbital, seduxen…

Lưu ý: Thời gian điều trị bệnh ho gà cho trẻ sẽ kéo dài 2 tuần. Thuốc chứa Cotrimoxazole chống chỉ định sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Bệnh ho gà ở trẻ em không được khuyến khích sử dụng thuốc kháng sinh bởi một số thành phần của thuốc có thể gây hại cho trẻ. Trong trường hợp được chỉ định sử dụng, che mẹ cần tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng liều lượng của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc thấy bé gặp bất kỳ phản ứng gì cần phải khai báo kịp thời.

Mẹo chữa ho gà cho bé tại nhà

Dân gian lưu truyền một số bài thuốc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị giảm chứng ho gà tại nhà. Cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé con:

Mật ong kết hợp chanh

Mật ong được đánh giá là kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Mật ong kết hợp với chanh được truyền tai nhau điều trị hiệu quả chứng ho gà, ho khan, ho có đờm. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Chanh mua về ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn, rửa lại rồi để ráo nước
  • Cắt thành từng lát mỏng thiều chiều ngang
  • Cho vào bát con, thêm mật ong nguyên chất rồi đem hâm cách thủy
  • Lấy ra để nguội rồi chắt nước cốt cho trẻ uống giúp tiêu đờm, giảm cơn ho vào ban đêm.
Ho gà ở trẻ em
Bài thuốc chữa ho gà kết hợp mật ong và chanh

Lưu ý: Bài thuốc này chỉ phù hợp với trẻ nhỏ trên 3 tuổi. TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Sử dụng gừng chữa ho gà cho trẻ

Gừng vốn là một loại thảo dược quen thuộc được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa ho. Nguyên liệu này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau rát cổ họng, hạ thân nhiệt. Đồng thời, thành phần trong gừng còn giúp chống co thắt cơ trơn ở đường thở.

  • Cách 1: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi giã lấy nước cốt. Sau đó, sử dụng nước cốt pha với nước sắc từ cây cỏ cà ri, thêm 1 thìa cà phê mật ong rồi uống. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa rưỡi cà phê.
  • Cách 2: Bằm nhuyễn gừng với lá me, thêm nước cốt chanh và đường phèn. Cho hỗn hợp vào nồi đất, đun lửa nhỏ liu riu cho tới khi hỗn hợp cô quánh thành một dạng siro lỏng. Gạn lấy nước cốt cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần cho trẻ uống 1 – 2 thìa siro pha với nước ấm.

Bài thuốc từ cỏ nhọ nhồi

Sử dụng cỏ nhọ nồi chữa bệnh ho cho trẻ em là bài thuốc dân gian được nhiều cha mẹ tin dùng. Thảo dược này được biết đến với công dụng kháng khuẩn, cầm máu, giảm viêm. Ngoài ra còn hỗ trợ trị ho hen, viêm họng, cả bệnh ho gà.

Bài thuốc chữa ho từ cây nhọ nồi
Bài thuốc chữa ho từ cây nhọ nồi
  • Cách 1: Chuẩn bị 20g cỏ nhọ nồi khô đem sắc với 600ml nước. Đun lửa nhỏ liu riu tới khi còn 250ml thì tắt bếp. Chia đều uống 2 lần trong ngày, dùng khi còn ấm.
  • Cách 2: Dùng khoảng 30g thân cỏ nhọ nồi tươi rồi rửa sạch, sát khuẩn bằng nước muối loãng. Cắt nhỏ thành từng miếng sau đó giã nát hoặc bỏ vào máy xay xay nhuyễn, thêm 1 ít nước đun sôi để nguội. Lọc bỏ bã sau đó lấy cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần sau ăn.

Điều trị ho gà ở trẻ em theo Đông y

Y học cổ truyền gọi ho gà là bách nhật khái, sinh khái tức ho theo từng cơn. Bệnh nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới phế khí, phế âm và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Mẹ có thể tham khảo bài thuốc Đông y chữa ho gà cho trẻ em như sau:

Bài thuốc từ hoa đu đủ đực

Nguyên liệu: hoa đu đủ đực khô, trần bì, vỏ rễ dâu mỗi thứ 20g; bạch phan, bách bộ mỗi thứ 12g.
Cách thực hiện:

  • Sao vàng hoa đu đủ; sao ròn rễ dâu tẩm mật sau đó tán thành bột, đóng gói 4g/túi, bảo quản trong hộp kín.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Sử dụng mỗi lần 1/4 – 1 gói
  • Trẻ từ 5 – 10 tuổi: Mỗi lần uống 1 – 2 gói, ngày uống Sáng – Trưa – Tối trước ăn.
Bài thuốc Đông y chữa bệnh ho gà
Bài thuốc Đông y chữa bệnh ho gà

Bài thuốc từ viên ho mật gà

Nguyên liệu: Mật gà chuẩn bị 20 cái, đường cát 50g. Thêm vào hạt chanh, hạt mướp đắng mỗi loại 40 hạt.

Cách thực hiện:

  • Sao khô hạt chanh và hạt mướp đắng sau đó tán thành bột
  • Mật gà lấy nước trộn với bột thuốc, sấy khô rồi tán mịn.
  • Cho thuốc bột, thêm đường cô rồi luyện kỹ thành viên nhỏ bằng hạt đậu xanh. Sấy khô rồi bảo quản trong lọ kín.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi mỗi lần cho uống khoảng 2 – 4 gam
  • Trẻ 5 – 10 tuổi mỗi lần uống từ 4 – 8g

Cho trẻ uống đều đặn ngày 2 lần Sáng – Tối; uống khi còn ấm sẽ đẩy lùi những cơn ho gà, ho từng cơn, sốt, tiêu đờm, giảm ho khan.

Cách chăm sóc, ngăn ngừa ho gà ở trẻ em

Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần bồi bổ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, chủ động ngăn ngừa ho gà ở trẻ với tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bênh”. Cụ thể:

Chăm sóc trẻ bị ho gà

  • Cho trẻ ăn thực phẩm mềm, nhuyễn như cháo, súp, sinh tố, nước ép trái cây
  • Lau dọn vệ sinh sạch sẽ môi trường nghỉ ngơi cho trẻ.
  • Tránh các tác nhân gây kích thích cổ họng như: bụi bẩn, nước hoa, phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá.
  • Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ rất quan trọng trong việc bổ sung kháng thể tự nhiên. Với trẻ đã ăn dặm nên chia nhỏ bữa ăn cho con.
  • Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối loãng
  • Cân bằng điện giải cho trẻ bằng việc uống đủ nước mỗi ngày
Ho gà ở trẻ em
Cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Sau thời gian điều trị tại nhà mà bệnh của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục điều trị. Những cơn ho gà kèm theo các triệu chứng sau cảnh báo bệnh của bé đã trở nặng:

  • Cơn ho xuất hiện ngày càng nhiều, trong cơn ho trẻ bị tím tái mặt.
  • Mỗi cơn ho kéo dài hơn 1 tiếng.
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú, nôn trớ nhiều ngày; nôn kể cả không ho.
  • Trẻ khó ngủ, thường xuyên ngủ giật mình.
  • Khó thở, thở nhanh, phải gồng mình lên thở.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em

  • Cha mẹ cần chú ý tiêm đủ 3 mũi vắc xin cho trẻ theo đúng chương trình.
  • Không cho con tiếp xúc với người bị bệnh liên quan tới đường hô hấp.
  • Với trẻ lớn cần hướng dẫn và duy trì thói quen súc miệng bằng nước ấm vào buổi sáng và trường khi đi ngủ.
  • Thành viên trong gia đình có người bị ho gà cần giữ khoảng cách tiếp xúc ít nhất 2m; không sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh ho gà ở trẻ em. Hy vọng bài viết có thể giúp bậc phụ huynh nắm vững đầy đủ kiến thức từ phòng bệnh đến chữa bệnh. Từ đó mọi người có thể chủ động trong quá trình điều trị bệnh cho con trẻ. Chủ động thăm khám ngay khi có triệu chứng kết hợp tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm sau này.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *