Bà bầu ăn rong biển được không? Nhiều có sao?

Bà bầu có ăn rong biển được không là thắc mắc của nhiều thai phụ – đặc biệt là những người mới mang thai lần đầu. Để được giải đáp về vấn đề này và trang bị thêm một số kiến thức cần thiết, mẹ bầu nên tham khảo thông tin tổng hợp trong bài viết sau. 

Bà bầu ăn rong biển được không
Bà bầu ăn rong biển được không?

Bà bầu có ăn rong (tảo biển) được không?

Rong biển (tảo biển) là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với vô số các khoáng chất, vitamin và axit amin tốt cho sức khỏe. Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật nhưng tảo cung cấp cho cơ thể hàm lượng canxi và protein dồi dào, đáp ứng được gần như đầy đủ nhu cầu mỗi ngày.

Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, nhiều thai phụ lo lắng liệu bà bầu có ăn rong biển được không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể bổ sung các loại rong biển (tảo xanh, tảo nâu, rong nho, tảo đỏ,…) vào thực đơn ăn uống.

bà bầu ăn canh rong biển được không
Mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung tảo biển vào chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh chất xơ, tảo còn cung cấp cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất thiết yếu như iot, kali, phốt pho, magie, canxi, vitamin C, A, protein,… Với hàm lượng dinh dưỡng cao và dồi dào, rong biển có thể thúc đẩy sự phát triển của thai nhi giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh và đủ cân.

Mẹ bầu ăn nhiều rong biển có sao không?

Rong biển được ví như “siêu thực phẩm” vì chứa vô số thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không chứa đường và chất béo. Cũng chính vì vậy mà hiện nay, loại thực phẩm này luôn có mặt trong thực đơn ăn uống của phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu chỉ nên bổ sung rong biển 3 bữa/ tuần với hàm lượng vừa phải (tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cụ thể tùy theo tuổi thai và sức khỏe của mẹ bầu).

Trong trường hợp ăn quá nhiều rong biển, mẹ bầu có thể gặp phải một số rủi ro như:

1. Gây dư thừa iot

Iot là nguyên tố vi lượng quan trọng với sức khỏe – đặc biệt là đối với mẹ bầu. Khoáng chất này tham gia vào quá trình tổng hợp hormone của tuyến giáp, phát triển các cơ quan trong cơ thể và đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, iot còn tác động đến khả năng hấp thu protein ở đường ruột và chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A.

Mẹ bầu không bổ sung đủ iot có thể gây ra chứng bướu cổ ở trẻ sơ sinh hoặc thậm chí dẫn đến các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng như thai chết lưu, sinh non. Tuy nhiên việc bổ sung iot quá mức cũng có thể gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn. Ngoài muối iot, tảo là một trong những nhóm thực phẩm chứa hàm lượng iot cao.

bà bầu ăn canh rong biển được không
Rong biển chứa hàm lượng iot cao nên có thể gây thừa iot nếu bổ sung quá nhiều

Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều iot có thể gây ra chứng suy giáp bẩm sinh ở trẻ. Nếu không được xử lý kịp thời, suy giảm chức năng tuyến giáp có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề khác như suy giảm khả năng nhận thức và khiến trẻ chậm phát triển.

2. Đầy hơi, khó tiêu

Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật nhưng tảo biển có giá trị dinh dưỡng cao và dồi dào. Vì vậy, mẹ bầu ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể bị đầy hơi và khó tiêu. Đối với thai phụ có vấn đề về đường ruột từ trước, việc bổ sung quá nhiều tảo biển có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng âm ỉ,…

3. Dị ứng

Dị ứng rong biển là tình trạng tương đối phổ biến ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, có một số người chỉ bị dị ứng trong thời gian mang thai và chưa gặp phải tình trạng này trước đây. Nguyên nhân có thể do cơ thể của nữ giới trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai (ảnh hưởng của hormone, hệ miễn dịch suy yếu,…).

Nếu chỉ sử dụng một lượng rong biển vừa phải, mẹ bầu có thể không gặp phải bất cứ triệu chứng nào khác thường. Ngược lại, ăn quá nhiều tảo có thể kích thích phản ứng dị ứng, dẫn đến nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy và đỏ rát da.

4. Tích trữ kim loại nặng

Rong biển có khả năng hấp thu và lưu giữ khoáng chất có trong nước biển. Bên cạnh những khoáng chất có lợi cho sức khỏe, thực phẩm này cũng chứa một lượng nhỏ kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium,… May mắn là lượng kim loại nặng trong tảo thường không đáng kể và hầu như không gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều rong biển, kim loại nặng có thể tích tụ trong cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Để giảm thiểu rủi ro, phụ nữ mang thai nên lựa chọn rong biển hữu cơ và tránh sử dụng các loại tảo không rõ nguồn gốc – xuất xứ.

Bà bầu ăn rong biển đem lại những lợi ích gì?

Ăn quá nhiều tảo biển có thể gây ra các rủi ro và tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên nếu bổ sung rong biển với liều lượng thích hợp, mẹ bầu có thể cải thiện sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.

Dưới đây là một số lợi ích của rong biển đối với bà bầu và thai nhi:

1. Cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu

Như đã đề cập, rong biển là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và dồi dào. Thực tế, thực phẩm này chứa hàm lượng đạm, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao hơn so với các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

bà bầu ăn canh rong biển được không
Tất cả các loại tảo biển đều có giá trị dinh dưỡng cao và dồi dào

Trung bình 100g tảo biển có thể đáp ứng được 180% nhu cầu magie, 70% nhu cầu mangan, 45% nhu cầu kali, 20% nhu cầu về sắt, 70% nhu cầu về natri và 65% nhu cầu về iot mà cơ thể cần trong một ngày. Ngoài ra, rong biển còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như choline, vitamin B, phốt pho, vitamin A, C, E, Omega 6 và Omega 3.

Các thành phần dinh dưỡng trong rong biển không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn thúc đẩy thai phi phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn trí não.

2. Tảo biển tốt cho hệ tiêu hóa

Tương tự như rau xanh, tảo biển cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể (chất xơ chiếm 25 – 75% trọng lượng rong biển khô). Bổ sung chất xơ đều đặn giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và hạn chế một số vấn đề đường ruột ở phụ nữ mang thai như táo bón, ăn uống không tiêu,…

Ngoài ra, tảo biển còn chứa đường polysaccharide sulfate có khả năng tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn, từ đó cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng các tế bào bên trong đường ruột và kích thích sự phát triển của lợi khuẩn. Số lượng lợi khuẩn trong đường ruột tăng lên đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động ổn định.

3. Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Tất cả các loại thực phẩm giàu chất xơ đều có khả năng điều hòa và kiểm soát đường huyết. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, từ đó giúp hệ tiêu hóa có thời gian chuyển hóa đường và tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

bà bầu ăn canh rong biển được không
Mẹ bầu bổ sung các món ăn từ rong biển thường xuyên có thể giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh đó, tảo biển còn chứa Fuxoxanthin và Alginate có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, bà bầu bổ sung rong biển vào chế độ dinh dưỡng có thể hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ – một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai.

4. Bổ sung iot cho mẹ bầu và thai nhi

Rong biển là một trong những nhóm thực phẩm chứa hàm lượng iot cao. Trong thời gian mang thai, iot có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Khác với người bình thường, nhu cầu iot của mẹ bầu tăng lên khoảng 50%.

Bổ sung đầy đủ iot giúp mẹ bầu ổn định chức năng của tuyến giáp – tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể. Hormone được tuyến giáp sản xuất có khả năng phát triển hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Ở giai đoạn sau sinh, các hormone tuyến giáp sẽ được bài tiết qua sữa mẹ để thúc đẩy thai nhi phát triển hoàn chỉnh.

Nếu không bổ sung đầy đủ iot, phụ nữ mang thai có thể gặp phải vấn đề về nhai nuốt, bướu cổ, phì đại tuyến giáp và suy giáp (gây tăng cân, trầm cảm, mệt mỏi). Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ trong giai đoạn bú mẹ. Thống kê cho thấy, trẻ nhỏ không được bổ sung đầy đủ iot gặp phải nhiều vấn đề như chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ,…

5. Cải thiện sức khỏe tim mạch cho bà bầu

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu dễ bị tăng huyết áp do tim phải hoạt động liên tục để bơm máu để bào thai. Đối với thai phụ có nguy cơ cao mắc các vấn đề tim mạch, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung từ 3 – 4 bữa rong biển/ tuần. Lý do là vì loại thực phẩm này chứa nhiều thành phần tốt cho tim mạch như Omega 3 và chất xơ.

Chất xơ giúp lọc sạch máu, kiểm soát nồng độ mỡ trong máu và hạn chế xơ vữa động mạch. Trong khi đó, axit béo Omega 3 giúp làm giảm cholesterol xấu và điều hòa nhịp tim.

6. Kiểm soát cân nặng

Việc phải tăng lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn khiến thai phụ dễ tăng cân đột ngột. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi, bà bầu chỉ nên tăng từ 10 – 12kg trong thai kỳ. Tăng cân quá nhanh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như đau nhức xương khớp, táo bón, mệt mỏi, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, thai to,…

bà bầu ăn canh rong biển được không
Chất xơ trong rong biển có tác dụng điều hòa nhu động ruột và cải thiện hoạt động tiêu hóa

Tuy nhiên, mẹ bầu có thể kiểm soát cân nặng bằng cách bổ sung rong biển vào chế độ dinh dưỡng. Mặc dù chứa nhiều đạm, khoáng chất, vitamin và axit béo nhưng tảo biển không chứa đường và chỉ cung cấp một lượng nhỏ năng lượng. Hơn nữa, thực phẩm này còn chứa Fucoidan có tác dụng tăng cường phân hủy chất béo, tránh tích trữ mô mỡ và hạn chế tình trạng tăng cân đột ngột.

7. Rong biển giúp tăng cường hệ miễn dịch

Khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa trong rong biển có khả năng cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa dị ứng và tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, một số chất chống oxy hóa trong tảo như beta-carotene, vitamin C và polyphenol còn có tác dụng tiêu trừ gốc tự do và bảo vệ tế bào.

Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung các món ăn từ rong biển trong suốt thai kỳ để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm,…

Thực tế, rong biển còn đem lại lợi ích khác đối với mẹ bầu và thai nhi như giúp thai nhi phát triển não bộ, thị lực, phòng ngừa chứng thiếu máu ở mẹ bầu, hạn chế tình trạng rụng tóc, gãy móng sau sinh, duy trì làn da khỏe mạnh, mịn màng, giảm thiểu các khiếm khuyết về gen ở thai nhi,…

Bà bầu cần lưu ý gì khi bổ sung rong biển?

Rong biển là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với mẹ bầu, thai nhi. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro khi bổ sung loại thực phẩm này, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

bà bầu ăn canh rong biển được không
Mẹ bầu nên kết hợp rong biển cùng với một số loại thực phẩm lành mạnh khác
  • Chỉ nên bổ sung các món ăn từ rong biển 2 – 3 lần/ tuần đối với người bình thường và 3 – 4 lần đối với mẹ bầu. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng phù hợp.
  • Ưu tiên sử dụng rong biển hữu cơ, tuyệt đối không dùng các loại rong biển không rõ nguồn gốc và xuất xứ. Bởi hầu hết các loại tảo mập mờ về nguồn gốc đều tích trữ nhiều kim loại nặng gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
  • Mẹ bầu có vấn đề về tuyến giáp hoặc mắc các hội chứng chuyển hóa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung rong biển vào chế độ dinh dưỡng.
  • Hàm lượng iot và thành phần dinh dưỡng trong rong biển bị hao hụt đáng kể khi nấu chín. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng rong biển sấy khô hoặc ăn trực tiếp rong biển tươi để cung cấp đủ lượng iot cần thiết.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể bổ sung một số món ăn giàu dinh dưỡng từ rong biển như canh rong biển rau củ, canh rong biển thịt bò, cơm cuộn rong biển,…
  • Nên đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Bên cạnh rong biển, mẹ bầu nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm lành mạnh khác như rau xanh, trái cây, trứng, sữa, thịt bò, thịt gà, nấm,…

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bà bầu ăn rong biển được không?” và một số vấn đề có liên quan. Hy vọng qua bài viết, mẹ bầu có thể dễ dàng bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn để cải thiện sức khỏe và thúc đẩy thai nhi phát triển.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *