Viêm Gan D Là Gì? Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Viêm gan D là tình trạng viêm và gây sưng các mô ở gan. Điều này có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan D là gì
Viêm gan D có thể dẫn đến suy gan hoặc ung thư gan nếu không được điều trị phù hợp

Viêm gan D là gì?

Viêm gan D còn được gọi là viêm gan delta, là bệnh lý nhiễm trùng do virus viêm gan D, dẫn đến viêm và sưng các mô gan. Viêm gan D là tình trạng hiếm gặp và chỉ xuất hiện ở bệnh nhân viêm gan B. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ khoảng 5% dân số thế giới (khoảng 15 – 20 triệu người) nhiễm trùng kép viêm gan B và D.

Không giống như viêm gan A hoặc các loại viêm gan khác, viêm gan D không thể tự mắc phải. Bệnh chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân viêm gan B. Tình trạng này có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

  • Viêm gan D cấp tính có thể xuất hiện đột ngột nhưng dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.
  • Viêm gan D mãn tính là tình trạng nhiễm trùng lâu dài, phát triển theo thời gian. Virus có thể tồn tại trong cơ thể vài tháng trước khi dẫn đến các triệu chứng. Nhiễm trùng mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan và sẹo gan.

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm gan D. Bên cạnh đó, viêm gan D cũng không xuất hiện ở người chưa từng bị viêm gan B. Do đó tiêm phòng viêm gan B là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan D.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan D

Người bệnh có thể nhiễm virus viêm gan D thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một người chỉ có thể nhiễm virus viêm gan B nếu đã bị viêm gan B, bởi vì virus viêm gan D dựa vào virus viêm gan B để nhân lên và phát triển.

viêm gan d lây qua đường nào
Một người chỉ có thể nhiễm viêm gan D khi đã có virus viêm gan B

Nhiễm trùng viêm gan D có thể diễn ra theo hai cách như sau:

  • Đồng nhiễm: Điều này có nghĩa là một người có thể nhiễm viêm gan B và viêm gan D cũng một lúc.
  • Siêu nhiễm trùng: Điều này có nghĩa là một người đã nhiễm viêm gan B sau đó tiếp xúc và nhiễm viêm gan D. Đây là cách phổ biến nhất có thể gây viêm gan D.

Viêm gan D lây qua đường nào?

Viêm gan D rất dễ lây lan và có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh. Cụ thể các phương thức lây truyền phổ biến có thể bao gồm:

  • Nước tiểu
  • Dịch âm đạo
  • Tinh dịch
  • Máu
  • Dịch nhau thai khi sinh con

Các đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan D thường bao gồm:

  • Sử dụng chung kim tiêm
  • Có bạn tình nhiễm viêm gan D
  • Sống ở khu vực có tỷ lệ viêm gan D cao, chẳng hạn như Đông – Nam châu Âu, Trung Đông hoặc Trung Phi
  • Mặc dù rất hiếm, nhưng viêm gan D có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh trong quá trình sinh con.

Bên cạnh đó, viêm gan D không thể lây lan thông qua thực phẩm, đồ uống hoặc các liên hệ thông thường như:

  • Ho hoặc hắt hơi
  • Ôm hoặc bắt tay người bệnh
  • Chia sẻ dụng cụ ăn uống

Dấu hiệu nhiễm trùng viêm gan D

Trong một số trường hợp viêm gan D có thể không có bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào. Nếu xuất hiện các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Vàng da và mắt
  • Đau khớp
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu có màu đậm
  • Không có cảm giác đối
  • Phân có màu nhạt
virus viêm gan d
Ngứa da có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan siêu vi D

Theo thời gian, viêm gan D có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng tổn thương gan như:

  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Ngứa da
  • Phát ban
  • Trướng bụng
  • Mắt cá chân sung

Thông thường, các triệu chứng viêm gan B và viêm gan B có thể tương tự nhau, do đó thường khó xác định bệnh. Trong một số trường hợp, viêm gan D có thể khiến các triệu chứng viêm gan B trở nên nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán bệnh viêm gan D như thế nào?

Bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh lý của người bệnh để hỗ trợ chẩn đoán viêm gan D. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể xác định các yếu tố  nguy cơ như môi trường sống cũng như thói quen hành vi của người bệnh.

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm gan thông qua các dấu hiệu tổn thương gan chẳng hạn như sưng ở bụng hoặc các bộ phận khác trong cơ thể. Để đảm bảo tính chính xác của chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể chống viêm gan D trong máu của người bệnh. Nếu tìm thấy kháng thể, điều này có nghĩa là có sự xuất hiện của virus viêm gan D trong cơ thể.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra chức năng gan nếu nghi ngờ tổn thương gan. Đây là một xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan bằng cách đo nồng độ protein, men gan và bilirubin trong máu. Kết quả từ xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định các căng thẳng và mức độ tổn thương ở gan.

Viêm gan D có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng viêm gan D cấp tính có thể gây tổn thương gan và dẫn đến suy gan cấp tính, mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra. Nhiễm trùng mãn tính có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng như:

virus viêm gan d lây qua đường nào
Viêm gan D có thể dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư nếu không được điều trị phù hợp
  • Xơ gan hoặc sẹo gan
  • Suy gan
  • Ung thư gan

Các dấu hiệu tổn thương gan liên quan đến viêm gan D có thể bao gồm:

  • Dễ chảy máu hoặc bầm tím
  • Chân hoặc mắt cá chân bị sưng do tích nước
  • Vàng da hoặc vàng tròng mắt
  • Ngứa ngáy dữ dội
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Bệnh nhân viêm gan D cấp tính có nhiều nguy cơ biến chứng hơn so với mãn tính.

Biện pháp điều trị viêm gan D

Hiện tại không có phương pháp điều trị viêm gan D cấp tính và mãn tính, tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp để kiểm tra các triệu chứng. Không giống như viêm gan A hoặc các bệnh viêm gan khác, không có thuốc kháng virus hiệu quả trong việc điều trị viêm gan D.

điều trị viêm gan d
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng viêm gan D

Đối với viêm gan D mãn tính, bác sĩ có thể kê một loại thuốc gọi là pegylated interferon-alpha để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cần điều trị liên tục trong ít nhất là 48 tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm giảm cân, thiếu năng lượng, có các triệu chứng tương tự như cúm, các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm.

Bệnh nhân viêm gan D cũng cần điều trị viêm gan B để tránh tình trạng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Điều trị viêm gan B thường bao gồm thuốc kháng virus và thuốc điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Các loại thuốc này có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại virus.

Ngay cả khi sau điều trị, những người bệnh viêm gan D vẫn có thể có xét nghiệm dương tính với virus viêm gan D, đặc biệt là ở người bệnh siêu nhiễm trùng. Điều này có nghĩa là kể cả khi được điều trị tích cực, viêm gan D vẫn có thể dẫn đến tổn thương và có khả năng lây truyền với người khác.

Trong các trường hợp biến chứng hoặc tổn thương gan nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật ghép gan để cải thiện các triệu chứng.

Phòng ngừa viêm gan D

Hiện tại không có vaccine phòng ngừa viêm gan D. Cách tốt nhất để phòng ngừa là giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B. Do đó, trao đổi với bác sĩ về vaccine viêm gan B để phòng ngừa nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của người bệnh để phòng ngừa lây bệnh.

phòng ngừa viêm gan d
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa

Đối với người bệnh viêm gan B, để giảm nguy cơ viêm gan D, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề bao gồm:

  • Không sử dụng chung kim tiêm
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo hoặc bàn chải đánh răng
  • Đeo găng tay nếu cần chạm vào vết thương hoặc các vết trầy xước da của người khác
  • Thực hành quan hệ tình dục an toàn, luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt là với các bạn tính mới
  • Không sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp dưới dạng tiêm
  • Nếu cần tiêm thuốc, hãy sử dụng kim tiêm vô trùng, không sử dụng chung kim tiêm với người khác
  • Thận trọng khi xăm hình và xỏ khuyên tai

Người bệnh viêm gan D được khuyến cáo hạn chế tổn thương gan bằng cách tránh uống rượu và trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần cẩn thận để tránh lây nhiễm cho người khác. Thông báo với nha sĩ và nhân viên y tế về tình trạng bệnh trước khi thực hiện các dịch vụ y tế. Ngoài ra, người bệnh cũng không được hiến nội tạng, mô, máu, tinh dịch  và các chất dịch cơ thể khác. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *