Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối để con khỏe
Nội dung bài viết
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối như thế nào để an toàn cho sức khỏe mẹ và bé rất quan trọng. Được biết, đường huyết nếu không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều nguy hiểm như đa ối, sinh non, lưu thai,… Do vậy, chị em cần chú ý xây dựng chế độ ăn phù hợp vừa đảm bảo dinh dưỡng nhưng không làm glucose tăng cao.
Vai trò của việc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai do lượng insulin tiết ra từ tụy không đủ, rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn tới đường huyết tăng cao. Thông thường, đái tháo đường thai kỳ được phát hiện từ tuần 24 – 28 khi làm dung nạp đường xét nghiệm máu.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân tiểu đường thai kỳ do hormone của nhau thai gây rối loạn quá trình chuyển hóa này. Thêm vào đó, chế độ ăn không khoa học, sử dụng nhiều tinh bột, đường hoặc dồn lượng thức ăn quá nhiều vào một bữa cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt ở những tháng cuối. Bà bầu bị đái tháo đường kỳ có thể dẫn tới các nguy cơ như đa ối, sinh non, lưu thai,… Do vậy, việc kiểm soát đường huyết ổn định có vai trò rất quan trọng.
Đặc biệt để giúp kiểm soát đường huyết ở bà bầu chế độ ăn đóng vai trò quan trọng. Nếu xây dựng được thực đơn phù hợp sẽ giúp mẹ bầu không cần phải tiêm insulin để giúp chuyển hóa đường trong cơ thể. Không chỉ vậy, chế độ ăn phù hợp giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa những biến chứng xấu, bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Để tránh tình trạng đường huyết tăng cao, trong chế độ ăn của bà bầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Chia nhỏ bữa ăn
Dồn quá nhiều lượng thức ăn vào các bữa chính sẽ làm cho lượng glucose tăng cao. Do vậy bạn nên chia nhỏ bữa ăn, duy trì ổn định 6 bữa/ngày gồm bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và các bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 giờ đồng hồ để giúp quá trình chuyển hóa đường trong máu tốt nhất.
Bữa chính cân đối các chất dinh dưỡng
Để giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé cũng như ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao, mẹ bầu cần cân đối dinh dưỡng trong bữa. Mẹ không nên chỉ sử dụng một nhóm dinh dưỡng nhất định mà cần cân đối giữa chất xơ (rau xanh), chất đạm (thịt, cá,..) tinh bột.
Ngoài ra, hạn chế các chất béo không tốt từ nội tạng động vật, thịt mỡ, da gia cầm, xúc xích, lạp xưởng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ,…
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối cần đa dạng
Việc phải rời xa các món ăn yêu thích như bánh ngọt, nước có gas để thực hiện thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối với các món ăn đơn điệu sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn, bỏ bữa gây thiếu chất.
Mẹ bầu có thể đa dạng các thực phẩm từ thịt lợn nạc, thịt bò, cá, gà để giúp đổi khẩu vị và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, các bạn có thể đa dạng các món ăn như nấu canh, hầm, súp, luộc để tạo vị giác ăn ngon.
Tăng cường chất xơ và cắt giảm chất béo bão hòa
Chất xơ đối với chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường nói chung, thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối rói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Chất xơ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiệm vụ như một chất dẫn xuất để quá trình chuyển hóa glucose sau bữa ăn diễn ra tốt nhất, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao.
Do vậy, trong mỗi bữa ăn mẹ bầu nên tăng cường chất xơ. Tuy nhiên nên chọn chất xơ từ các loại rau xanh như rau xuống, mồng tơi, bina, đậu bắp,… Hạn chế các loại rau nhiều đường bột như đỗ xanh, cà rốt, bí ngô, bắp cải,…
Bên cạnh đó, trong thực đơn ăn hàng ngày, bà bầu cũng nên hạn chế chất béo bão hòa không tốt. Bạn nên dùng các loại dầu có lợi như dầu oliu, dầu gạo, dầu đậu phộng thay vì những dầu ăn thông thường hay bơ, mỡ động vật. Đối với sữa uống, bạn nên chọn các loại sữa tươi không đường, sữa đã tách béo thay vì sử dụng những dòng sữa bầu thông dụng.
Thứ tự trong ăn trong bữa
Để ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao, trong các bữa ăn chính ngoài việc đủ 3 nhóm thực thực phẩm rau xanh, đạm, tinh bột, thì thứ tự ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Mẹ bầu nên chú ý cần ăn rau xanh trước tiên, sau đó tới đạm và ăn cơm (tinh bột) cuối cùng. Đồng thời chị em cũng tránh việc ăn tinh bột đơn lẻ sẽ khiến đường chuyển hóa kém dẫn tới đường huyết tăng cao.
Sử dụng trái cây cho mẹ bầu
Hầu hết mẹ bầu nào cũng thích ăn trái cây, tuy nhiên khi bị đái tháo đường thai kỳ, chị em cần cân nhắc kỹ về việc lựa chọn loại trái cây phù hợp.
Bạn nên hạn chế sử dụng các loại tránh cây có nhiều đường và chỉ nên ăn trái cây vào các bữa phụ. Tránh sử dụng trái cây trước và ngay sau bữa ăn chính sẽ kiến làm tăng đường huyết, nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé.
Xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối để con khỏe
Theo các bác sĩ dinh dưỡng cho biết, thực đơn cho bà bầu bị đái tháo đường để con khỏe cần được xây dựng phù hợp trong cả bữa ăn chính và bữa phụ.
Mẹ bầu tiểu đường có thể tham khảo thực đơn ăn dưới đây:
Bữa sáng
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối trong các bữa sáng cần thực hiện đầy đủ. Bạn không nên bỏ sữa hoặc ăn sáng quá muộn.
Một số món ăn phù hợp cho bữa sáng như một phần bún bò, phở bò, cháo yến mạch kèm theo 4 – 5 miếng thịt hoặc 1 quả trứng và rau xanh. Sau bữa sáng khoảng 2 giờ, bạn có thể uống 1 hộp sữa tươi không đường hoặc ăn một chút trái cây tươi.
Bữa trưa/tối
Thực đơn cho người bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối trong các bữa chính thường phong phú hơn. Tuy nhiên chị em cần chú ý phối hợp lượng thức ăn vừa đủ để tránh tình trạng nạp nhiều năng lượng khiến đường huyết tăng cao. Nếu ăn quá ít cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Gợi ý cho bữa chính của người bệnh đái tháo đường thai kỳ là:
- ½ bát cơm gạo trắng hoặc cơm gạo lứt.
- 1 bát rau đầy để giúp cung cấp chất xơ.
- Thịt lợn nạc 130g hoặc 1 quả trứng + một khúc cá nhỏ khoảng 80g hoặc 130g tôm rang hoặc 130g thịt gà hoặc 80g thịt bò + 1 thanh đậu phụ,…
Thực đơn bữa phụ chiều/tối
Một số gợi ý bữa phụ cho bà bầu tiểu đường như sau:
- Người bệnh sử dụng 1 cốc sữa tươi không đường 200ml + trái cây (hoặc hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều,…)
- Hoặc 1 gói ngũ cốc ăn kiêng.
- Hoặc 1 bánh quy ăn kiêng + một cốc sữa đậu nành không đường.
- Hoặc 1 hộp sữa chua không đường + trái cây (hoặc hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều,…)
Việc xây dựng chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ không thực sự quá khó. Điều quan trọng là người bệnh biết cân bằng giữa năng lượng và chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, để giúp thực đơn thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối có đường huyết đẹp, các mẹ bầu nên kết hợp với việc luyện tập thể dục nhẹ nhàng sau ăn.
Ngoài ra các mẹ nên chủ động theo dõi đường máu tại nhà để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Mục tiêu đường đói <5.3 mmol/l, sau ăn 1 giờ <7.8 mmol/l, sau ăn 2 giờ 6.7 mmol/l.
Nếu sau các bữa ăn mẹ bầu do lượng đường thấy cao hơn thì hãy điều chỉnh lại lượng thức ăn và tinh bột. Trong trường hợp không thể kiểm soát được, các bạn hãy chủ động báo ngay với bác sĩ để có can thiệp kịp thời.
Như vậy để thấy mẹ bầu tiểu đường ăn như thế nào để giúp ổn định đường huyết không quá khó. Hy vọng với chia sẻ về nguyên tắc và gợi thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối trên đây sẽ giúp các bạn biết cách cân bằng chế độ ăn hàng ngày, mang lại một thai kỳ khỏe mạnh.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!