Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Bao lâu?
Nội dung bài viết
Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng bệnh thường gặp ở các thai phụ trong nửa cuối của thai kỳ. Bệnh xảy ra do lượng hormone insulin trong cơ thể người mẹ không sản xuất đủ để cân bằng lượng đường tăng cao khi mang thai. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không khi lượng đường không tăng cao nữa?
Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp đường glucose diễn ra trong thời kỳ mang thai. Bệnh xuất hiện ở nửa sau của quá trình thai kỳ, thường là từ tuần 24. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở các sản phụ có đặc điểm là:
- Sản phụ sinh con muộn từ 35 – 40 tuổi trở đi.
- Sản phụ bị thừa cân, béo phì.
- Trong gia đình sản phụ có người mắc bệnh tiểu đường.
- Những sản phụ có buồng trứng đa nang.
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh có thể tự khỏi sau khi sinh nếu thai phụ biết kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên cũng có trường hợp thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp II sau khi sinh con.
Sau 6 tuần sau sinh mà người mẹ không có các triệu chứng đái tháo đường, thì bệnh nhân chỉ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Còn đối với những trường hợp vẫn còn các triệu chứng đái tháo đường, bệnh nhân có khả năng bị đái tháo đường tuýp II.
Lưu ý: Các trường hợp được nhắc tới trên đây đều chưa từng bị tiểu đường trước đó. Đối với những phụ nữ mang thai có tiền sử bị tiểu đường, thì bệnh không tự hết sau sinh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ đối với người mẹ và thai nhi. Đối với người mẹ có thể gặp tình trạng thai to khó sinh do vậy phải thực hiện sinh mổ, băng huyết sau sinh, sinh non, tiền sản giật,…
Đối với thai nhi thì có thể bị bệnh suy hô hấp, vàng da,… Do vậy, việc kiểm soát lượng đường trong quá trình mang thai là rất cần thiết. Một chế độ dinh dưỡng khoa học là cách tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường thai kỳ:
- Ở những người mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, lượng đường tăng lên cao có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé. Do đó, các bà mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm sử dụng nhiều đường tinh luyện như bánh ngọt, trà sữa, kem,…
- Đường là một trong những nguồn năng lượng chính, rất cần thiết cho cơ thể. Do vậy, bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn đường trong bữa ăn của mình. Bạn nên sử dụng các loại đường tự nhiên từ trái cây, mật ong để cung cấp đường cho cơ thể. Hoặc cung cấp đường từ tinh bột trong các loại bánh mì, mì ống.
- Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bị tiểu đường thai kỳ đó là: nhiều chất xơ, ít béo, đủ tinh bột, đường tự nhiên. Bạn nên lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm để làm thay đổi khẩu vị và bổ sung nhiều chất tốt cho cơ thể.
Bạn nên ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả, sữa chua để bổ sung chất xơ, vitamin và lượng đường tự nhiên cho cơ thể.
Lưu ý khi bị tiểu đường thai kỳ – Bạn cần biết
Đối với những người mẹ có tiểu sử mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai thì ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ cần biết cách kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Còn đối với những trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ, thì nên bắt đầu thực hiện kiểm soát đường huyết từ tuần 24 trở đi.
Ít vận động trong khi mang thai là một trong những nguyên nhân khiến cho thai phụ dễ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi vì lúc này cơ thể bà mẹ nạp nhiều năng lượng nhưng không thể chuyển hóa hết, dẫn tới tình trạng béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Do vậy, các bà mẹ nên tập các bài vận động nhẹ nhàng phù hợp cho phụ nữ mang thai. Ví dụ như: đi bộ, yoga, bơi lội, thiền,… Việc vận động thường xuyên sẽ giúp các sản phụ duy trì được cân nặng, giảm các triệu chứng đau lưng, tê phù chân tay, máu huyết lưu thông tốt hơn.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường thai kỳ là: cơ thể mệt mỏi, cảm thấy khát nước liên tục, khô miệng, đi tiểu thường xuyên. Khi gặp một hoặc một vài triệu chứng này, các bà bầu nên đi đến gặp bác sĩ. Từ việc khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát lượng đường đúng cách, giảm các nguy cơ do bệnh tiểu đường gây ra cho cả mẹ và thai nhi.
“Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?” Câu trả lời là có nếu như người mẹ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát hoặc không biết cách kiểm soát, người mẹ có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp II dù cho trước khi mang thai không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Hoặc người mẹ và thai nhi có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm.
Do vậy, người mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên và đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và em bé, tránh các biến chứng không mong muốn của bệnh tiểu đường thai kì.
Đừng bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!