Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ? Mẹ bầu chú ý

Tăng cân khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên điều quan trọng là xác định tăng bao nhiêu cân là đủ? Tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc các rủi ro khác có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

tăng cân khi mang thai
Tăng cân khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường

Nguyên nhân gây tăng cân khi mang thai

Thai nhi có thể nặng khoảng 3 – 3.6 kg, điều này góp phần làm tăng cân nặng của phụ nữ mang thai. Ngoài ra, số lượng còn lại phụ thuộc vào:

  • Ngực phát triển lớn hơn, tăng khoảng 0.5 – 1.4 kg
  • Tử cung lớn hơn, khoảng 0.9 kg
  • Nhau thai chiếm khoảng 0.7 kg
  • Nước ối trung bình nặng khoảng 0.9 kg
  • Lưu lượng máu tăng có thể đạt khoảng 1.4 – 1.8 kg
  • Thể tích dịch cơ thể tăng khoảng 0.9 – 1.4 kg
  • Lượng chất béo trong cơ thể tăng, có thể khoảng 2.7 – 3.6 kg

Do đó, tăng cân khi mang thai là một điều hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Thông thường bạn sẽ tăng khoảng 0.5 – 1.8 kg trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể không bị tăng cần trong vài tháng đầu, điều này cũng có thể giúp bạn chống lại các cơn ốm nghén.

Tăng cân ổn định trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 là điều đặc biệt quan trọng để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, tìm hiểu số cân nặng cần tăng và các biện pháp đảm bảo cân nặng để tăng cân an toàn trong thai kỳ.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ?

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để giúp bé có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết  và phát triển với tốc độ lành mạnh.

Mặc dù cần thêm nhiều calo nhưng phụ nữ mang thai không nhất thiết phải ăn chế độ ăn uống dành cho hai người. Theo các chuyên gia, thông thường mỗi phụ nữ mang thai chỉ cần tăng trung bình khoảng 300 calo so với trước khi mang thai. Điều này sẽ giúp kiểm soát cân nặng và giúp bạn tăng cân đúng cách trong các giai đoạn của thai kỳ.

Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu
Phụ nữ mang thai nên tăng khoảng 18 – 20.5 kg trong suốt thai kỳ

Thông thường, tăng cân khi mang thai dựa vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Cụ thể như sau:

  • Phụ nữ có cân nặng trung bình (BMI 18,5 đến 24,9) nên tăng khoảng 11 – 16 kg sau khi mang thai.
  • Phụ nữ quá gầy hoặc thiếu cân (BMI dưới 18,5) trước khi mang thai cần tăng trung bình khoảng 13 – 18 kg sau khi mang thai.
  • Phụ nữ thừa cân (BMI 25 đến 29,9) nên tăng khoảng 7 – 11 kg để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
  • Phụ nữ béo phì (BMI 30 trở lên) nên tăng khoảng 11 – 19 kh khi mang thai.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên tăng ít nhất 0.5 – 1.8 kg trong tam cá nguyệt thứ nhất và tăng thêm khoảng 0.45 kg mỗi tuần trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.

Ngoài ra, nếu bạn mang thai đôi, bạn có thể nên tăng khoảng 18 – 20.5 kg trong suốt thai kỳ. Cụ thể, bạn nên tăng khoảng 0.5 – 1.8 kg trong 3 tháng đầu và tăng thêm 1.5 kg mỗi tuần trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, khi mang song thai bạn nên cố gắng tiêu thụ khoảng 3.000 – 3.500 calo mỗi ngày.

Bên cạnh đó, việc tăng cân đúng cách khi mang thai đôi là điều tương đối quan trọng, bởi vì cân nặng của bạn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của em bé. Thông thường, các cặp sinh đôi thường có xu hướng sinh sớm hơn ngày dự sinh, do đó cân nặng cao khi sinh có thể góp phần bảo vệ sức khỏe của bé.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là quá nhiều?

Tăng cân khi mang thai là khác nhau ở mọi người, tuy nhiên trung bình bạn nên tăng khoảng 11 – 15 kg để đảm bảo cân nặng và sức khỏe của thai nhi. Nếu bạn gầy, bạn nên tăng khoảng 12 – 18 kg, nếu bạn thừa cân bạn nên tăng khoảng 7 – 11 kg.

Quá trình tăng cân của thai nhi
Tăng quá nhiều cân trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn

Tăng cân khi mang thai cần an toàn và phù hợp. Bởi vì cân nặng quá mức, đặc biệt là vào đầu thai kỳ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, tăng cân quá nhiều cũng dẫn đến một số rủi ro khác như:

  • Tăng cảm giác khó chịu khi mang thai: Béo phì có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng khi mang thai bao gồm ốm nghén, đau lưng, đau chân, mệt mỏi, giãn tĩnh mạch, chuột rút cơ bắp ở chân, ợ chữa, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và đau khớp. Bên cạnh đó, tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể gây khó khăn và tăng nguy cơ trong quá trình chuyển dạ.
  • Kết quả siêu âm không chính xác: Nếu bạn thừa cân hoặc có quá nhiều chất béo trong cơ thể, bác sĩ có thể gặp khó khăn hơn trong việc quan sát và chẩn đoán các bất thường ở thai nhi. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để khám thai, khi bác sĩ không thể tiếp cận thai nhi.
  • Huyết áp cao: Tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể gây huyết áp cao và dẫn đến một số khó khăn khi chuyển dạ.
  • Tiền sản giật: Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể dẫn đến các triệu chứng tiền sản giật. Đây là tình trạng dẫn đến các rối loạn liên quan đến gan, thận và tăng nguy cơ vỡ nhau thai, tăng trưởng lớn ở tử cung và các biến chứng thai kỳ khác.
  • Thai nhi có kích thước lớn: Phụ nữ mang thai có cân nặng lớn có thể dẫn đến cân nặng lớn ở thai nhi. Trẻ có cân nặng lớn có thể gây khó sinh và thường dễ bị béo phì ở trẻ em hơn những trẻ khác.
  • Sinh con sớm: Chỉ số BMI càng cao khả năng sinh non càng cao. Sinh non làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe ở bé, bao gồm khó thở, kén ăn và các vấn đề phát triển trí não trong việc học tập.
  • Dị tật bẩm sinh: Trẻ sinh ra từ bà mẹ béo phì có nguy cơ dị tật cao hơn, bao gồm các vấn đề về tim và dị tật ống thần kinh.

Nếu bạn thừa cân, bác sĩ có thể đề nghị bạn giảm cân an toàn và giữ một trọng lượng khỏe mạnh khi mang thai. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và có kế hoạch giảm cân hiệu quả, an toàn.

Cách tăng cân khi mang thai an toàn

Để tăng cân khi mang thai an toàn và ngăn ngừa nguy cơ béo phì, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên như:

Mẹ bầu không tăng cân có sao không
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cân an toàn trong thai kỳ
  • Ăn thường xuyên hơn: Bạn nên ăn khoảng 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày để tăng cân an toàn. Ăn các bữa nhỏ có thể giúp dạ dày hấp thụ lượng calo trong suốt cả ngày và giúp bạn tăng cân một cách hợp lý. Điều này cũng có thể cải thiện một số tình trạng khi mang thai như ợ nóng, buồn nôn do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chuẩn bị sẵn thức ăn: Phụ nữ mang thai cần ăn nhẹ trong suốt cả ngày, do đó mang theo thức ăn tương đối quan trọng và thích hợp. Bạn có thể mang theo các loại hạt, như hạnh nhân, óc chó hoặc các loại trái cây khô để tăng cường vitamin và khoáng chất trong thai kỳ.
  • Bổ sung nước tăng cường calo: Nếu bạn gặp khó khăn khi tiêu thụ calo thông qua thực phẩm, bạn có thể tăng cường lượng calo thông qua đường uống, như sinh tố, bột protein hoặc các sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ăn nhẹ thường xuyên: Ngoài các bữa ăn chính, bạn có thể tăng cường một quả trứng luộc, sữa chua hoặc một miếng phô mai vào giữa các bữa ăn. Điều này có thể hỗ trợ tăng cường chất dinh dưỡng, chống đói và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  • Thêm các chất bổ sung nếu cần thiết: Bột protein có thể được thêm vào thực phẩm cho phụ nữ có thai để tăng cường calo, đặc biệt là phụ nữ mang thai với chế độ ăn uống thuần chay.

Làm sao khi tăng cân quá nhiều khi mang thai?

Nếu bạn tăng cân quá nhiều cân khi mang thai, bạn có thể cần giảm cân để tránh các rủi ro không mong muốn. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp kiểm soát cân nặng như:

giảm béo phì khi mang thai
Không tiêu thụ thức ăn nhanh để tránh béo phì trong thai kỳ
  • Không tiêu thụ các loại thức ăn hoặc nếu ăn thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại ít chất béo hơn như sandwich với cà chua, không thêm mayonnaise. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng salad trộn dầu ít béo hoặc các loại bánh mì đơn giản. Tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo như khoai tây chiên, gà chiên hoặc thức ăn tẩm bột.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm sữa nguyên chất, tuy nhiên bạn nên sử dụng sữa tách béo 1 – 2 % để tăng cường canxi và đảm bảo lượng calo trong thai kỳ.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn và đồ uống ngọt như bánh ngọt, nước ngọt, nước trái cây hoặc các hỗn hợp thực phẩm nhiều calo. Bạn nên chọn nước, soda hoặc nước khoáng để tránh các lượng calo dư thừa.
  • Không nên ăn quá mặn, vì muối có thể giữa nước trong cơ thể.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn ngọt và có hàm lượng calo cao như bánh rán, kẹo, bánh ngọt, siro, mật ong. Bên cạnh đó, khoai tây chiên có hàm lượng chất béo cao và rất ít dinh dưỡng. Thay vào đó, bạn có thể tiêu thụ trái cây tươi, sữa chua ít béo, dâu tây, bánh quy như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn.
  • Bổ sung chất béo với số lượng phù hợp. Chất béo bao gồm dầu ăn, bơ thực vật, kem, nước sốt, nước hầm xương, sốt mayonnaise, mỡ động vật và phô mai.
  • Nấu chín thức ăn lành mạnh bằng cách luộc, nướng hoặc hấp. Hạn chế thực phẩm chiên hoặc thêm bơ để tránh lượng calo dư thừa.
  • Thường xuyên tập thể dục để đốt cháy calo dư thừa và hỗ trợ quá trình chuyển dạ tốt hơn. Đi bộ và bơi lội là các bài tập thể dục an toàn và phù hợp cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện chế độ luyện tập thường xuyên.

Lời khuyên cho thai kỳ khỏe mạnh

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên như:

  • Thường xuyên vận động và tập thể dục: Luyện tập đều đặn có thể cải thiện trình trạng sức khỏe của thai phụ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Về cơ bản bạn cần tăng thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Do đó, bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp, tăng cân lành mạnh. Bên cạnh đó, sau khi sinh bạn có thể cần tiêu thụ thêm 500 calo mỗi ngày để đảm bảo lượng sữa trong thời gian cho con bú.

Tăng cân khi mang thai là một điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên bạn cần tăng cân trong khoảng an toàn để tránh các rủi ro không mong muốn. Nếu bạn lo lắng về cân nặng trước, trong và sau thai kỳ, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *