Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì con khỏe, thông minh?

Bà bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển đầy đủ và thông minh là vấn đề mà hầu hết mọi người quan tâm. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn uống được khuyến cáo trong phần bên dưới.

Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì
Tìm hiểu thông tin bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu trong 3 tháng giữa

Khi mang thai, chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là một điều quan trọng để đảm bảo sự phát triển của mẹ và em bé. Chế độ ăn uống đầy đủ các chất có thể ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ, bao gồm sảy thai, sinh non, huyết áp cao và tiền sản giật.

Trong 3 tháng giữa, bà bầu nên đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và carbohydrate để khuyến khích sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt thứ 2, bà bầu thường cần nhiều calo hơn để hỗ trợ sự phát triển của bé. Cụ thể trong tam cá nguyệt thứ hai, một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:

  • Cacbohydrat
  • Chất béo
  • Protein
  • Vitamin
  • Khoáng chất như canxi, magie
  • Nước

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản phụ khoa, phụ nữ mang thai nên lựa chọn thức ăn từ các nhóm thực phẩm thiết yếu. Các nhóm thực phẩm này có thể bao gồm:

  • Rau
  • Trái cây
  • Sản phẩm bơ sữa
  • Các loại hạt
  • Protein nạc

Nhu cầu dinh dưỡng nên được chia thành các phần bằng nhau trong ngày. Các bữa ăn nên duy trì mức năng lượng cần thiết và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ. Cụ thể kế hoạch ăn uống trong tam cá nguyệt thứ hai nên có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm như:

Mỗi ngày bạn nên tiêu thụ ít nhất 5 phần rau lá xanh và trái cây để đáp ứng nhu cầu sắt và axit folic mỗi ngày.

  • Mỗi bữa ăn cần có carbohydrate như bánh mì nguyên cám, thực phẩm giàu tinh bột, ngũ cốc,…
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm từ sữa ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu canxi.
  • Nên sử dụng các loại thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng,… hai lần mỗi ngày.
  • Không nên tiêu thụ dầu cá giàu axit béo omega 3 quá hai lần mỗi tuần.
  • Có thể sử dụng các loại đồ ăn nhẹ như sữa chua và sandwich giữa các bữa chính.

Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để con khỏe mạnh?

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, hầu hết mọi người đều cần một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Cụ thể, các loại thực phẩm phụ nữ nên bổ sung trong 3 tháng giữa bao gồm:

1. Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt hỗ trợ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, sắt cung cấp oxy cho thai nhi để đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí não.

Nếu chế độ ăn uống thiếu chất trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa, có thể gây thiếu máu ở bà bầu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ các biến chứng thai kỳ như sinh non và trầm cảm sau sinh.

Lượng sắt khuyến cáo trong thai kỳ là 27 miligam (mg) mỗi ngày.

3 tháng giữa thai kỳ nên ăn trái cây gì
Sắt hỗ trợ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và đảm bảo sự phát triển trí não của thai nhi

Các nguồn thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi nên bổ sung trong 3 tháng giữa của thai kỳ bao gồm:

  • Thịt nạc
  • Hải sản nấu chín
  • Rau lá màu xanh
  • Quả hạch
  • Đậu và đậu lăng
  • Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bánh mì và bột yến mạch
  • Ngũ cốc ăn sáng tăng cường

Cơ thể thường hấp thụ sắt từ các sản phẩm động vật hiệu quả hơn từ nguồn thực vật. Do đó, những thai phụ không ăn thịt hoặc có chế độ ăn uống thuần chay, nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C. Các nguồn giàu vitamin C bao gồm cam, nước cam, dâu tây và cà chua.

Bên cạnh đó, bà bầu cần cố gắng tránh bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và thực phẩm giàu canxi cùng một lúc. Canxi có thể làm giảm sự hấp thụ sắt.

2. Thực phẩm giàu chất đạm hỗ trợ trí não

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, bà bầu nên cố gắng tiêu thụ 1.52 gram chất đạm (protein) trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Điều này giúp não bộ và các mô khác của thai nhi phát triển một cách toàn diện. Ví dụ, một phụ nữ nặng 79 kg trong thai kỳ nên cố gắng tiêu thụ 121 g protein hàng ngày.

Bên cạnh đó, protein cũng có thể hỗ trợ cho sự phát triển tử cung và ngực của người mẹ.

Các món ăn cho bà bầu 3 tháng giữa
Đậu phụ và các loại thực phẩm giàu đạm rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi

Các nguồn chất đạm có thể bổ sung trong 3 tháng giữa của thai kỳ bao gồm:

  • Thịt nạc
  • Quả hạch
  • Đậu phụ
  • Trứng
  • Cá nấu chín
  • Đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại đậu khác

3. Canxi phát triển xương của bé

Một chế độ ăn uống được khuyến cáo khi mang thai cần bổ sung khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu bạn mang thai khi 18 tuổi, bạn nên tiêu thụ 1.300 mg canxi mỗi ngày để tránh các rủi ro không mong muốn.

Canxi có thể hỗ trợ hình thành xương và răng của bé. Đồng thời, canxi cũng có thể hỗ trợ hoạt động của các cơ, dây thần kinh và hệ thống tuần hoàn.

Bầu 3 tháng giữa an gì để vào con
Các loại quả mọng thường chứa nhiều canxi có thể hỗ trợ sự phát triển hệ thống xương khớp của bé

Thực phẩm giàu canxi nên tiêu thụ trong 3 tháng giữa bao gồm:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Đậu hũ
  • Đậu trắng
  • Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi đen, quả việt quất,
  • Cá mòi và cá hồi (bao gồm xương cá)
  • Rau xanh, chẳng hạn như cải xoăn, bông cải xanh
  • Nước ép cam, xoài, bơ

4. Axit folic ngăn ngừa dị tật thai nhi

Axit folic là dạng tổng hợp của folate, một dạng vitamin B. Axit folic được xem là một loại thực phẩm cần thiết trong thai kỳ, bởi vì axit folic có thể hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống và giảm nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, tiêu thụ axit folic cũng có thể ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh và các dị tật tim khác.

axit folic có nhiều ở thực phẩm nào
Bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh

Một số nghiên cứu cho biết, phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên tiêu thụ khoảng 400 – 800 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu axit folic có thể bổ sung trong thai kỳ bao gồm:

  • Các loại đậu
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Rau lá xanh đậm, bao gồm rau bi na, bắp cải
  • Cam
  • Trứng
  • Măng tây
  • Gan bò
  • Xà lách
  • Chuối
  • Nấm

Theo khuyến cáo, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên tiêu thụ ít nhất 400 mcg mỗi ngày. Bổ sung axit folic trước khi mang thai là điều đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và các nguy cơ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

5. Vitamin D hỗ trợ phát triển răng và xương của thai nhi

Vitamin D là loại vitamin cần thiết cho sự hấp thụ canxi và phát triển xương, răng của thai nhi. Theo các khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên cố gắng tiêu thụ khoảng 600 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày.

Cơ thể có thể tự hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai có thể cần nhiều lượng vitamin D hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Thực đơn chỉ tiết cho bà bầu 3 tháng giữa
Vitamin D là loại vitamin cần thiết cho sự hấp thụ canxi và phát triển xương, răng của thai nhi

Vitamin D thường không có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, bà bầu 3 tháng giữa có thể bổ sung vitamin D thông qua một số sản phẩm như:

  • Cá béo như cá hồi, cá ngừ
  • Dầu gan cá
  • Phô mai
  • Lòng đỏ trứng
  • Nấm được phát triển dưới ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc với tia cực tím
  • Nước trái cây tăng cường vitamin D

Bên cạnh đó, bà bầu có thể tăng cường bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm chức năng, đặc biệt là người không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

6. Axit béo omega 3 phát triển hệ thống thần kinh và miễn dịch

Chất béo omega 3 cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Những axit béo này có thể hỗ trợ sự phát triển của tim, não, mắt, hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi.

Bên cạnh đó, thường xuyên bổ sung axit béo omega 3 có thể ngăn ngừa sinh non, giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng tiền sản giật trong 3 tháng giữa và hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.

3 tháng giữa thai kỳ nên ăn trái cây gì
Axit béo omega 3 có thể tăng cường sức khỏe của mẹ và bé

Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai 3 tháng giữa nên cố gắng tiêu thụ 1.4 g axit béo mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu axit béo thường bao gồm:

  • Cá béo có nhiều dầu như cá hồi, cá ngừ tươi, cá trích và cá mòi
  • Dầu cá
  • Hạt lanh
  • Hạt chia

Bên cạnh đó, các loại hạt chứa một dạng omega 3 cần chuyển đổi trước khi hấp thụ. Mức độ và liều lượng tiêu thụ các loại hạt trong thai kỳ phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của một thai phụ.

Ngoài ra, những người có chế độ ăn thuần chay có thể bổ sung tảo và rong biển để đáp ứng nhu cầu omega mỗi ngày trong thai kỳ.

7. Nước và chất lỏng

Phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước hơn để tránh mất nước. Nước giúp hình thành túi ối và nhau thai, do đó mất nước trong thai kỳ có thể góp phần dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh và giảm sự phát triển của tuyến sữa.

Do đó, phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 8 – 12 cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa mất nước và các biến chứng liên quan.

3 tháng giữa thai kỳ nên ăn hải sản gì
Nước và các chất lỏng cần thiết cho sự phát triển của nhau thai và nước ối

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối có thể tăng cường bổ sung các loại nước trái cây để cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Cụ thể các loại trái cây có thể bổ sung trong 3 tháng giữa của thai kỳ bao gồm:

  • Nước ép dâu tây tăng cường hệ thống miễn dịch của bé.
  • Nước ép củ dền chứa nhiều vitamin A, hỗ trợ phát triển mắt và thị lực của bé.
  • Nước ép lựu chứa nhiều chất xơ, vitamin C và vitamin K có thể giúp thai nhi hấp thụ nhiều sắt và hỗ trợ phát triển trí não của em bé.
  • Nước ép ổi có thể tăng nồng độ hemoglobin, giúp tăng cường phát triển hệ thống miễn dịch của bé.
  • Nước ép cà rốt, hỗ trợ phát triển xương và răng của bé. Bên cạnh đó, tiêu thụ nước ép cà rốt thường xuyên có thể chống oxy hóa và bảo vệ mẹ khỏi các gốc tự do.
  • Nước cam giàu vitamin C và folate có thể giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, hình thành các mô, các tế bào hồng cầu mới.
  • Nước ép táo có thể hỗ trợ tăng cần trong thai kỳ và giúp phát triển trí não của thai nhi.

Bà bầu 3 tháng giữa nên tránh ăn gì?

Bên cạnh thông tin bầu 3 tháng giữa nên ăn gì, bạn cũng nên tham khảo một số loại thức ăn hạn chế hoặc cần tránh trong thai kỳ để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Cụ thể các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Các loại cá lớn như cá kiếm, cá mập và cá thu. Những loại cá này thường chứa nhiều thủy ngân, nguyên tố hóa học này có thể gây hại cho thai nhi.
  • Các loại sữa chưa tiệt trùng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn và có thể gây nhiễm trùng trong thai kỳ.
  • Caffeine nên được sử dụng hạn chế trong thai kỳ, tuy nhiên bạn nên cố gắng tiêu thụ khoảng 1 – 2 tách mỗi ngày để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Các chất làm ngọt nhân tạo cần được sử dụng hạn chế trong thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ.
  • Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn cần tránh hoàn toàn trong thai kỳ. Uống rượu có thể gây dị tật bẩm sinh và các biến chứng khác bao gồm Hội chứng nghiện rượu ở thai nhi.

Chế độ ăn uống phù hợp và duy trì hoạt động thể chất thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe trong thai kỳ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, hầu hết các cơ quan và hệ thống não bộ của bé sẽ phát triển. Do đó, bạn nên tìm hiểu thông tin bầu 3 tháng giữa nên ăn gì để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (3 bình chọn)

Theo khảo sát, cứ 10 người bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì có tới 9 người được khuyên nên đốt diệt tuyến. Tuy nhiên, phương pháp này còn được ví như “con dao hai lưỡi”, nhất là với những ai đang có mong muốn làm mẹ. ĐÂY MỚI CHÍNH LÀ GIẢI PHÁP AN TOÀN NHẤT...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *