Nhổ Răng Bị Áp Xe Nguy Hiểm Không? Nên Làm Gì?

Nhổ răng bị áp xe là thủ thuật được đề nghị khi nhiễm trùng lan rộng và không thể cứu răng. Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về việc nhổ răng áp xe để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Nhổ răng bị áp xe
Nhổ răng bị áp xe là thủ thuật nha khoa được đề nghị để tránh các rủi ro

Áp xe răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng là tình trạng xuất hiện một tập hợp mủ ở bên trong răng, lợi hoặc xương nâng đỡ răng. Áp xe thường được gây ra do nhiễm trùng vi khuẩn, sâu răng lâu ngày không được điều trị hoặc ảnh hưởng của một số bệnh lý khác.

Đau đớn và khó chịu là triệu chứng áp xe phổ biến. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Điều quan trọng là người bệnh cần đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nếu nghi ngờ hoặc có triệu chứng áp xe răng.

Nếu không được điều trị nha khoa, áp xe răng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến phá hủy xương xung quanh răng và tăng nguy cơ hình thành một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Cụ thể các biến chứng và rủi ro không không điều trị áp xe răng bao gồm:

  • Nang nha khoa: Nang nha khoa hay còn gọi là nang răng, là tình trạng hình thành một túi chất lỏng phát triển ở chân răng. U nang có thể nhiễm trùng và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.
  • Viêm tủy xương răng: Viêm tủy xương là bệnh lý gây nhiễm trùng xương răng, xảy ra khi vi khuẩn áp xe lây lan vào máu đến tủy xương. Tình trạng này có thể gây sốt, buồn nôn và đau dữ dội ở khu vực bị ảnh hưởng, thường là xung quanh răng bị áp xe.
  • Huyết khối xoang hang: Đây là tình trạng hiếm gặp, xảy ra do vi khuẩn lây lan từ áp xe răng. Tình trạng này dẫn đến một cục máu đông trong tĩnh mạch lớn ở đáy não và có thể gây đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
  • Đau thắt ngực Ludwig: Đau thắt ngực của Ludwig là một bệnh nhiễm trùng sàn miệng nghiêm trọng, có thể gây tử vong và thường do vi khuẩn áp xe lây lan gây ra. Các đặc trưng phổ biến bao gồm gây sưng, đau dưới lưỡi, cổ, có thể gây cản trở đường thở và gây tử vong.
  • Viêm xoang hàm trên: Đây là tình trạng nhiễm trùng các khoang nhỏ ở phía sau xương gò má, được gọi là xoang hàm trên. Viêm xoang hàm trên không nghiêm trọng và thường được điều trị bằng kháng sinh.

Có nên nhổ răng bị áp xe không?

Thông thường điều trị áp xe răng được thực hiện bằng các thủ thuật nha khoa và điều trị bảo tồn. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng nghiêm trọng gây viêm tủy răng hoặc có nguy cơ lây lan đến các bộ phận cơ thể khác, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Trong các trường hợp áp xe nhẹ, túi áp xe nhỏ, người bệnh thường được đề nghị điều trị nội khoa, làm sạch vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích bảo tồn răng, chức năng răng và ngăn ngừa nguy cơ mất răng.

răng đang bị áp xe có nhổ được không
Nhổ răng áp xe được đề nghị khi các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả

Ngoài ra, việc có nên nhổ răng bị áp xe không cũng phụ thuộc vào vị trí và chức năng của răng. Đối với răng số 6 và số 7, răng thường có chức năng nhai và cần thiết để đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Do đó, áp xe răng hàm số 6 và số 7 thường được ưu tiên điều trị bảo tồn thay vì nhổ răng. Áp xe răng số 8 có thể được khuyến cáo nhổ, bởi vì răng số 8 không đóng vai trò quan trọng trong chức năng răng miệng.

Do đó, có nên nhổ răng bị áp xe không, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và vị trí răng. Người bệnh nên trao đổi với nha sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

Khi nào cần nhổ răng bị áp xe?

Thông thường áp xe răng được điều trị bằng các thủ thuật nha khoa và điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng người bệnh có thể cần nhổ răng để tránh các rủi ro. Nếu không được điều trị phù hợp, nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận cơ thể khác và dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Áp xe răng cần được điều trị bởi nha sĩ có chuyên môn. Ngay cả khi áp xe tự vỡ, người bệnh cũng cần được kiểm tra và làm sạch nhiễm trùng để tránh nguy cơ lây lam. Cụ thể, các nha sĩ khuyến cáo các trường hợp cần nhổ răng khôn bị áp xe như sau:

  • Đau răng dữ dội không thể phục hồi sau quá trình giảm đau, dẫn lưu áp xe và làm sạch vi khuẩn.
  • Áp xe lây lan đến tủy răng gây nhiễm trùng nghiêm trọng và có nguy có lây lan.
  • Áp xe lợi vùng chân răng gây ảnh hưởng đến dây chằng nha chu, xương ổ răng và các cấu trúc răng khác.
  • Áp xe răng khôn do răng không thể mọc hoặc bị va chạm với răng số 6 và số 7.
  • Áp xe răng sau một tai nạn, chẳng hạn như va chạm vào răng, dẫn đến răng nứt, mẻ và đổi màu.
  • Răng đã chết, xảy ra khi các dây thần kinh bên trong tủy răng bị tổn thương không thể phục hồi. Điều này có thể gây nhiễm trùng lan rộng nếu không được xử lý phù hợp.

Việc khi nào cần nhổ răng bị áp xe phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương và khả năng hồi phục của răng. Người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Nhổ răng bị áp xe nguy hiểm không?

Tương tự như các thủ tục nhổ răng, chẳng hạn như nhổ răng sâu, nhổ răng bị áp xe cũng có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Cụ thể, nhổ răng bị áp xe có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

1. Ổ răng khô

Ổ răng khô hay viêm xương ổ răng là một biến chứng phổ biến sau khi nhổ răng bị áp xe. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông không phát triển ở vị trí răng bị loại bỏ. Ngoài ra cục máu đông cũng có thể bị bong ra, biến mất, thường xảy ra sau 3 – 5 ngày sau khi nhổ răng.

nhổ răng bị áp xe có nguy hiểm không
Viêm xương ổ răng là biến chứng phổ biến sau khi nhổ răng bị áp xe

Ổ răng khô có thể dẫn đến cảm giác đau nhức hoặc đau nhói ở nướu và hàm. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy khó chịu hoặc có mùi hôi từ răng vừa được nhổ. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể nhìn thấy phần xương lộ ra ngoài ở vị trí răng được bổ.

Để cải thiện tình trạng này, nha sĩ có thể đặt một miếng bông tẩm thuốc vào ổ răng và thay băng thường xuyên cho đến khi ổ răng lành lại.

2. Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương dây thần kinh thường không phổ biến khi so với ổ răng khô. Tuy nhiên nhổ răng bị áp xe có thể gây tổn thương các dây thần kinh sinh ba. Tình trạng này dẫn đến cảm giác đau đớn, ngứa ran, tê ở lưỡi, môi dưới, răng và nướu.

Tổn thương dây thần kinh là tạm thời, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể tồn tại vĩnh viễn nếu dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

Các chấn thương dây thần kinh có thể cản trở các hoạt động hàng ngày và gây khó khăn cho việc ăn uống. Tuy nhiên, chấn thương dây thần kinh sinh ba chỉ dẫn đến các vấn đề về cảm giác và không dẫn đến yếu hoặc mất chức năng ở môi hoặc lưỡi.

Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.

3. Dị cảm

Dị cảm là biến chứng nhổ răng bị áp xe liên quan đến các biện pháp gây mê. Dị cảm xảy ra khi dây thần kinh gần chân răng bị tổn thương trong quá trình nhổ răng.

nhổ răng khôn bị áp xe
Một số người có thể bị mất cảm giác ở răng sau khi nhổ răng

Các đặc trưng phổ biến bao gồm gây mất cảm giác tạm thời ở lưỡi, mối dưới hoặc hàm dưới. Điều này có nghĩa là người bệnh không cảm thấy đau răng và nhạy cảm khi chạm vào hoặc khi thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, dị cảm không ảnh hưởng đến các cử động lưỡi hoặc lời nói và không gây biến dạng khuôn mặt.

Dị cảm có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể kéo dài vĩnh viễn nếu dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

Thông thường, nhổ răng bị áp xe là một thủ thuật nha khoa đơn giản và hiếm khi dẫn đến các rủi ro không mong muốn. Các nguy cơ thường xảy ra khi:

  • Người bệnh không tuân thủ các hướng dẫn của nha sĩ sau khi nhổ răng
  • Hút thuốc sau khi nhổ răng bị áp xe
  • Đã từng có tiền sử biến chứng khi nhổ răng trước đây
  • Người bệnh trên 25 tuổi
  • Áp xe răng ở các vị trí khó loại bỏ
  • Sơ xuất trong quá trình nhổ răng, dụng cụ không tiệt trùng
  • Quy trình nhổ răng và xử lý các vấn đề phát sinh không đạt chuẩn

Do đó, để hạn chế các rủi ro biến chứng sau khi nhổ răng bị áp xe, người bệnh nên đến cơ sở y tế đạt chuẩn. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các rủi ro và kế hoạch chăm sóc răng sau khi nhổ.

Nên làm gì sau khi nhổ răng bị áp xe?

Nhổ răng bị áp xe thường là một thủ thuật ngoại trú, có nghĩa là người bệnh có thể ra về ngay sau khi thủ thuật nhổ răng. Tuy nhiên người bệnh có thể được gây tê hoặc gây mê để giảm đau và hạn chế các rủi ro. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp.

1. Thận trọng sau khi nhổ răng bị áp xe

Hầu hết người bệnh có thể phục hồi sau khi nhổ răng 3 – 4 ngày. Nếu áp xe nghiêm trọng hoặc ở các vị trí khó tiếp cận, người bệnh có thể cần khoảng 1 tuần để hồi phục.

Tuy nhiên vết thương do nhổ răng bị áp xe có thể không lành hoàn toàn trong nhiều tháng, do đó một số người có thể bị nhiễm trùng hoặc áp xe sau khi nhổ răng. Do đó, nếu nhiễm trùng vẫn kéo dài sau khi nhổ răng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp.

làm gì sau khi nhổ răng bị apxe
Không hút thuốc để tránh gây kích ứng răng

Sau khi nhổ răng bị áp xe, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên cần tránh các hoạt động có thể làm bong hoặc mất cục máu đông ở ổ răng. Cụ thể, các hoạt động cần tránh bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Khạc nhổ
  • Uống nước từ ống hút
  • Súc miệng với lực mạnh
  • Các bài tập kỹ năng thanh nhạc, nhạc cụ bộ khí hoặc bài tập gắng sức khác

Chảy máu, sưng và đau là bình thường sau khi nhổ răng. Tuy nhiên nếu chảy máu quá nhiều, người bệnh nên thông báo cho nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, liên hệ với nha sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu biến chứng, chẳng hạn như:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Sốt
  • Thuốc không mang lại hiệu quả cải thiện các cơn đau
  • Sưng không được cải thiện
  • Tê hoặc mất cảm giác ở khu vực răng được nhổ
  • Chảy máu hoặc chảy mủ từ mũi
  • Chảy máu không ngừng và không thể cầm được bằng băng gạc

2. Các biện pháp chăm sóc sau khi nhổ răng bị áp xe

Điều quan trọng sau khi nhổ răng bị áp xe là có biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp để tránh nhiễm trùng và các biến chứng liên quan. Nha sĩ có thể hướng dẫn người bệnh có biện pháp chăm sóc phù hợp sau khi nhổ răng, do đó hãy trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Các hướng dẫn vệ sinh sau khi nhổ răng bị áp xe thường bao gồm:

  • Súc miệng bằng nước muối đề làm sạch vết thương. Tuy nhiên không nên nhổ trực tiếp nước sau khi súc miệng, người bệnh nên ghé sát miệng vào bồn rửa mặt để nước chảy ra ngoài theo dòng.
  • Nhẹ nhàng dùng bông để thấm máu rò rỉ sau khi nhổ răng.
  • Người bệnh cần thận trọng để tránh làm bong cục máu đông sau khi nhổ răng. Nếu cục máu đông bị vỡ, người bệnh có thể bị đau đớn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tránh các hoạt động có thể gây bong tróc cục máu đông, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc
  • Khạc nhổ
  • Uống nước từ ống hút
  • Bất cứ nguy cơ nào có thể gây bong cục máu đông

3. Biện pháp kiểm soát cơn đau

Sau khi nhổ răng khôn bị áp xe, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau và giảm sưng bằng cách chườm đá và uống thuốc giảm đau. Trao đổi với nha sĩ về các biện pháp giảm đau hiệu quả và an toàn.

Đôi khi nha sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh để hỗ trợ quá trình hồi phục răng. Kháng sinh có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh nguy cơ tái áp xe. Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của nha sĩ và sử dụng đúng liều lượng quy định.

4. Thực phẩm nên ăn và nên tránh

Chế độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ có thể góp phần hỗ trợ quá trình hồi phục sau khi nhổ răng bị áp xe. Mặc dù về cơ bản, người bệnh có thể tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm, tuy nhiên để tránh các rủi ro liên quan người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

sau khi nhổ răng bị áp xe nên ăn gì
Sử dụng các loại thức ăn mềm sau khi nhổ răng để tránh các kích ứng không mong muốn

Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng bị áp xe cần bắt đầu với các loại thức ăn mềm, chẳng hạn như:

  • Phô mai
  • Bánh táo ít đường
  • Khoai tây nghiền
  • Sinh tố

Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Thức ăn quá nóng, điều này có thể làm bỏng hoặc kích ứng vị trí nhổ răng
  • Các loại hạt, sử dụng các loại hạt có thể gây mắc kẹt ở ổ răng và gây nhiễm trùng
  • Uống nước từ ống hút hoặc húp mạnh khi dùng thìa, điều này có thể làm tan cục máu đông hoặc kích ứng vị trí răng được nhổ

Nhổ răng bị áp xe là một thủ thuật nha khoa phổ biến, được chỉ định để tránh các biến chứng liên quan. Trao đổi với nha sĩ để biết thời điểm cần nhổ răng, các biến chứng và kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Quá trình hồi phục có thể mất khoảng 3 ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để tránh các nguy cơ và rủi ro liên quan.

Có thể bạn quan tâm: Danh sách thuốc điều trị áp xe răng (kháng sinh, viêm…)

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *