Áp Xe Răng Ở Trẻ Em Là Gì? Có Tự Khỏi? Cách Điều Trị
Nội dung bài viết
Áp xe răng ở trẻ em là một vấn đề về răng miệng thường gặp trong những năm đầu đời của bé. Nguyên nhân phổ biến là do nhiễm khuẩn hoặc do trẻ không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Trẻ bị áp xe răng thường không thể tự khỏi. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng và giúp bé tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Áp xe răng ở trẻ em là gì?
Áp xe răng ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng được đặc trưng bởi tình trạng đau răng, sưng viêm nướu cùng với sự xuất hiện của một bọc nhỏ chứa đầy dịch mủ bên trong sản sinh khi các mô bị nhiễm khuẩn. Vùng răng bị ảnh hưởng thường xuất hiện cơn đau một cách đột ngột, dữ dội khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai thức ăn và trở nên biếng ăn, thậm chí là bỏ ăn.
Tình trạng áp xe răng có thể xảy ra ở bất cứ răng nào của trẻ, bao gồm cả răng sữa, răng khôn hay răng hàm. Đây là một dạng nhiễm trùng nặng nên cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.
Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em
Trẻ có thể bị áp xe răng vì một trong những lý do dưới đây:
- Nhiễm khuẩn: Răng miệng bị nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến áp xe răng ở trẻ em.
- Sâu răng: Trẻ nhỏ rất dễ bị sâu răng do uống sữa và ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn vặt nhưng không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Từ vùng răng bị sâu, vi khuẩn có thể tấn công vào trong tủy và gây tổn thương đến chóp răng hoặc ảnh hưởng đến vùng lợi xung quanh.
- Tổn thương ở răng: Trẻ bị té ngã có thể dẫn đến gãy, mẻ răng hoặc gây tổn hương cho nướu. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ và phát triển mạnh gây áp xe răng.
- Áp xe răng do các vấn đề khác về răng miệng: Ngoài sâu răng, tình trạng áp xe răng ở trẻ em có thể phát triển thứ phát sau khi bé mắc các vấn đề khác về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm nướu, viêm nha chu…
- Tăng áp lực lên răng: Trẻ thường xuyên có thói quen nghiến răng hoặc ăn đồ cứng có thể tạo ra một áp lực lớn lên răng gây nguy cơ cao bị áp xe răng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe răng ở trẻ:
- Bé có tiền sử bị áp xe răng trước đây
- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hút thuốc lá thụ động
- Thói quen chăm sóc răng miệng kém, ít đánh răng hoặc không được tập thói quen đánh răng từ sớm.
- Trẻ bị thiếu nước, khô miệng
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Ăn nhiều bánh kẹo ngọt và các thức ăn vặt chứa nhiều đường, tinh bột
Phân loại áp xe răng ở trẻ em
Căn cứ vào vị trí bị tổn thương mà áp xe răng ở trẻ em được chia thành các loại sau:
- Áp-xe quanh răng: Vi khuẩn tấn công vào trong tủy thông qua các lỗ sâu trên mặt răng. Nó gây nhiễm trùng tủy nhưng cũng đồng thời mở đường cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào trong ổ răng. Chúng phát triển mạnh và khiến trẻ bị áp xe quanh chóp răng.
- Áp xe nha chu: Trẻ bị áp xe nha chu do vi khuẩn sống trú ẩn trong mảng bám gây ra. Lúc này, nướu bị sưng viêm và vùng nướu bao bọc quanh chân răng cũng có thể bị tách ra khỏi bề mặt của răng dẫn đến sự xuất hiện của túi nha chu. Vi khuẩn tiếp tục phát triển mạnh trong túi nha chu tạo ra các ổ áp xe. Tuy nhiên, so với người lớn thì tình trạng áp xe nha chu ở trẻ em ít phổ biến hơn.
- Áp xe nướu răng: Vi khuẩn tấn công vào nướu gây hình thành ổ áp xe và ảnh hưởng trực tiếp đến răng cũng như cấu trúc hỗ trợ răng của trẻ.
Triệu chứng áp xe răng ở trẻ em
Sự xuất hiện của một cơn đau dữ dội ở răng chính là triệu chứng đặc trưng của bệnh áp xe răng ở trẻ em. Nguyên nhân gây đau là do sự xuất hiện của ổ mủ và tình trạng sưng viêm nướu gây áp lực lên chân răng. Ở mức độ nghiêm trọng, cơn đau có thể lan đến tai, hàm hay cổ.
Nếu trẻ bị áp xe răng sữa hay các răng ở cửa miệng, cha mẹ có thể dễ dàng quan sát được những bất thường trong nướu răng của trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp bị áp xe các răng hàm, trẻ bị đau nên có những biểu hiện bất thường khác như khó chịu, lười ăn, hay quấy khóc. Các bé lớn hơn có thể than phiền với cha mẹ về tình trạng đau răng của mình.
Các triệu chứng khác có thể gặp khi trẻ bị áp xe răng bao gồm:
- Chân răng bị sưng tấy, căng bóng, viêm đỏ ở mặt
- Hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu
- Sưng mặt ở vị trí có răng bị áp xe
- Bé bị sốt cao
- Trẻ than phiền về tình trạng đau răng khi nhai thức ăn
- Răng của bé trẻ nên nhạy cảm hơn khi sử dụng đồ lạnh hoặc các thức ăn còn nóng
- Hạch ở cổ hoặc hàm của bé bị sưng to
- Tiết dịch mủ ở vùng răng bị áp xe, mủ có mùi hôi. Cơn đau có khuynh hướng thuyên giảm sau khi mủ thoát ra ngoài.
- Răng yếu, có thể lung lay, men răng tối màu hơn so với các răng khỏe mạnh
Áp xe răng ở trẻ em có tự khỏi không?
Áp xe răng được xem là một vấn đề nghiêm trọng về nha khoa mà trẻ gặp phải và thường không thể tự khỏi được nếu không có sự can thiệp bằng y khoa. Khi không được điều trị, ổ áp trùng sẽ ngày càng lan rộng và ăn sâu gây phá hủy các mô khỏe mạnh ở nướu, hàm, từ đó khiến trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, các nha sĩ khuyến cáo khi trẻ có dấu hiệu bị áp xe răng, bạn nên nhanh chóng đưa con mình đến các phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị. Tránh chủ quan bỏ qua hoặc tự tìm cách chữa trị tại nhà bằng các mẹo dân gian truyền miệng khiến cho tình trạng áp xe răng ở trẻ ngày càng có chuyển biến xấu hơn.
Các biến chứng trẻ có thể gặp khi bị áp xe răng
Chứng áp xe răng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như:
- Răng lung lay, mất răng: Ổ áp xe gây tổn thương cho chân răng, nướu và đi vào xương hàm có thể khiến răng bị lung lay, nghiêm trọng hơn là phải nhổ bỏ răng.
- Áp xe não: Đây là một biến chứng nguy hiểm xảy ra khi vi khuẩn từ ổ áp xe xâm nhập vào trong mạch máu và lây lan đến não. Chúng gây viêm não, áp xe não và có thể khiến người bệnh bị hôn mê.
- Nang do răng: Do không được điều trị tốt, bệnh áp xe răng ở trẻ em có thể hình thành lên một khoang chứa đầy dịch ở chân răng của bé. Tình trạng này được gọi là nang do răng.
- Viêm xoang hàm: Khi áp xe ảnh hưởng đến các răng hàm trên của trẻ, nhiễm trùng có thể lây lan đến các xoang lân cận khiến bé bị viêm xoang hàm.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn từ ổ áp xe răng lây lan đến tim thông qua mạch máu làm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
- Ludwig Angina: Trẻ gặp biến chứng Ludwig Angina có hiện tượng nhiễm trùng, viêm tấy lan tỏa xuống vùng dưới lưỡi, hàm hoặc dưới cằm ở cả hai bên. Nó gây hoại thư sàn miệng và có thể khiến trẻ tử vong.
Phương pháp chẩn đoán áp xe răng ở trẻ em
Trẻ bị áp xe răng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh của bé nhanh khỏi, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn. Khi con bạn xuất hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị áp xe răng, hãy đưa bé đến các phòng khám nha khoa ngay để được thăm khám kỹ lưỡng.
Để chẩn đoán áp xe răng ở trẻ em, bác sĩ nha khoa thường áp dụng các phương pháp dưới đây:
– Thăm khám lâm sàng:
- Nha sĩ hỏi thăm về lịch sử mắc bệnh răng miệng của trẻ, lý do đi khám, các triệu chứng bé đang gặp phải.
- Kiểm tra răng bằng mắt thường hoặc quan sát bằng kính lúp cầm tay để phát hiện tổn thương sưng viêm ở răng
- Dùng dụng cụ gõ nhẹ vào răng của trẻ để kiểm tra mức độ nhạy cảm của răng
– Xét nghiệm hình ảnh:
- Chụp X-quang cho trẻ có ổ áp xe không rõ ràng, chưa thể kết luận nếu chỉ thăm khám bằng mắt thường
- Chụp CT: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này được thực hiện ở trẻ bị áp xe răng có lây lan hoặc nghi ngờ nhiễm trùng đã lan rộng đến vùng mặt, cổ.
Cách điều trị áp xe răng ở trẻ em
Trẻ bị áp xe răng có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
– Chích rạch mủ:
Trẻ bị áp xe răng ở giai đoạn đầu có thể được chích rạch một vết nhỏ ở ổ áp xe để loại bỏ mủ ra ngoài. Sau đó nha sĩ sẽ dùng nước muối để làm sạch lại vùng tổn thương.
– Nhổ răng:
Một số trường hợp răng trẻ bị hư hỏng hoàn toàn, không thể bảo tồn thì sẽ chỉ định nhổ bỏ. Việc nhổ răng bị áp xe cũng được thực hiện nhằm mục đích tránh cho nhiễm trùng trong ổ áp xe lây lan đến các khu vực khỏe mạnh xung quanh.
– Lấy tủy, trám răng:
Nếu tình trạng áp xe răng ở trẻ em bắt nguồn từ tình trạng viêm tủy, nha sĩ sẽ đề nghị điều trị tủy cho bé nhằm bảo tồn không để răng tiếp tục bị hư hỏng.
Khi điều trị, phần mủ và tủy trong răng của trẻ sẽ được hút sạch. Nha sĩ sử dụng vật liệu trám để bít lại ống tủy, đồng thời bọc răng cho bé bằng chất kiệu kim loại hay sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ, khôi phục chức năng nhai.
– Chữa áp xe răng ở trẻ em bằng thuốc kháng sinh:
Một số trẻ bị áp xe răng có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh toàn thân. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, ngăn chặn không để tình trạng nhiễm trùng lây lan.
– Các phương pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà cho trẻ bị áp xe răng:
Bên cạnh các phương pháp điều trị áp xe răng ở trẻ em do nha sĩ chỉ định, cha mẹ cũng có thể thực hiện một số giải pháp dưới đây để giảm đau nhức, giúp trẻ dễ chịu và nhanh lành bệnh:
- Chườm đá lạnh: Chườm túi đá lạnh bên ngoài khu vực bị áp xe mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 15 – 20 phút. Phương pháp này có tác dụng giảm sưng viêm, xoa dịu cơn đau.
- Súc miệng bằng nước muối: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày 2 – 3 lần giúp sát trùng khoang miệng, giảm đau, đẩy nhanh hiệu quả điều trị áp xe răng.
- Thoa dầu ô liu: Sở hữu một lượng lớn eugenol, dầu ô liu có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cơn đau nhức trong răng và thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương ở nướu. Với cách này, mẹ chỉ cần lấy dầu ô liu nguyên chất bôi trực tiếp vào trong vùng răng bị áp xe của bé mỗi ngày vài lần là được.
- Dùng tinh dầu: Thêm 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà hay tinh dầu đinh hương vào trong ly nước ấm và cho bé súc miệng cũng giúp hỗ trợ giảm đau, chống nhiễm trùng an toàn cho bé.
Cách phòng ngừa áp xe răng ở trẻ em
Một số giải pháp đơn giản có thể giúp ngăn ngừa áp xe răng cho trẻ em. Công tác dự phòng bệnh cho trẻ nên được bắt đầu từ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày của bé. Cụ thể như sau:
- Đánh răng cho trẻ ngay từ khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên và khuyến khích con bạn chải răng ít nhất 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng chỉ nhà khoa để làm sạch các kẽ răng cho bé mà không gây tổn thương cho lợi
- Đối với trẻ nhỏ chưa thể tự mình đánh răng, cha mẹ có thể dùng đồ rơ lưỡi và nước muối sinh lý để làm sạch bề mặt răng, nướu cho bé.
- Tránh cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, snack hay các thức ăn vặt khác. Chúng là những thức ăn ưa thích của bé nhưng lượng đường và tinh bột cao có trong đồ ăn vặt lại gây hình thành mảng bám trên răng và là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển dẫn đến sâu răng, áp xe răng ở trẻ.
- Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng, tránh để tiến triển thành áp xe răng
Thông tin hữu ích liên quan
BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!