Trám Răng Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất Tại Nha Khoa

Trám răng là giải pháp tối ưu giúp phục hồi những chiếc răng bị hư hỏng do sâu, nứt, mẻ… trở lại hình dạng, màu sắc và chức năng bình thường. Chi phí trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vật liệu trám, số lượng và mức độ tổn thương răng, cơ sở nha khoa thực hiện… Vậy trám răng bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Trám răng bao nhiêu tiền?
Trám răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào vị trí, số lượng răng cần trám, mức độ tổn thương, vật liệu trám được sử dụng…

Trám răng là gì? Khi nào cần trám răng?

Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, thực chất là một cách bổ sung men răng nhân tạo giúp phục hồi các mô răng bị hư hại. Đây là giải pháp hoàn hảo giúp răng khôi phục lại hình dáng, màu sắc và chức năng như bình thường, đặc biệt không làm ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong răng.

Kỹ thuật trám răng đòi hỏi quy trình thực hiện đầy đủ các bước, đáp ứng các tiêu chí y tế nhằm đem lại kết quả trám răng cao và an toàn cho sức khỏe. Đầu tiên nha sĩ sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mô hư hại và đặt miếng trám vào khoảng trống thiếu khuyết bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Trám răng bao nhiêu tiền?
Trám răng là giải pháp tối ưu khắc phục các tổn thương như sâu răng, chấn thương, mẻ, vỡ…

Một số trường hợp được chỉ định trám răng gồm:

  • Trám răng sâu nhẹ hoặc trường hợp răng sau điều trị các bệnh sâu răng nặng, viêm tủy răng;
  • Răng sứt mẻ, gãy vỡ do chấn thương;
  • Hình dạng răng xấu, mọc thưa hoặc có kích thước không đều;
  • Răng xỉn màu, ố vàng nhưng tẩy trắng răng không có hiệu quả;
  • Mòn cổ chân răng, mòn men răng;

Bảng giá trám răng mới nhất năm 2022

Hiện nay, giá trám răng thường dao động trong khoảng từ 100.000 – 500.000đ/ răng tùy theo từng loại dịch vụ. Chi phí này thường không có sự đồng nhất, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí, số lượng răng cần trám, vật liệu sử dụng để trám, mức độ hư hại của răng, tủy răng…

Trám răng bao nhiêu tiền?
Chi phí trám răng có sự chênh lệch nhất định tại các cơ sở nha khoa do phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Do đó, ngay từ bước thăm khám, chẩn đoán ban đầu, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn chọn lựa loại vật liệu phù hợp, sau đó đưa ra mức chi phí cụ thể. Dưới đây là bảng giá trám răng mới nhất được cập nhật tính đến thời điểm hiện tại, bạn có thể tham khảo để phần nào nắm được mức giá chung dao động trên thị trường và chủ động hơn về vấn đề tài chính trước khi đi trám răng.

STT DỊCH VỤ TRÁM RĂNG GIÁ (VNĐ) ĐƠN VỊ
1 Trám răng sữa 100.000 – 200.000đ 1 răng
2 Trám răng thẩm mỹ xoang sâu nhỏ cấp độ 1 150.000 – 200.000đ 1 răng
3 Trám răng thẩm mỹ xoang sâu nhỏ cấp độ  2 250.000 – 300.000đ 1 răng
4 Trám răng thẩm mỹ xoang lớn 400.000đ 1 răng
5 Trám răng trẻ em 100.000 1 răng
6 Trám răng mòn cổ 200.000 1 răng
7 Trám răng thưa 500.000 1 răng
8 Đắp mặt răng cấp độ 1 300.000 1 răng
9 Đắp mặt răng cấp độ 2 400.000 1 răng
10 Phủ nhựa Sealant ngừa sâu răng 400.000 1 răng

Lưu ý: Bảng giá trám răng trên chỉ mang tính tham khảo tại thời điểm đăng bài viết. Nếu có nhu cầu trám răng, vui lòng liên hệ với cơ sở nha khoa để được tư vấn chi tiết. 

Giá của các loại vật liệu trám răng phổ biến trên thị trường

Thị trường nha khoa có rất đa dạng các loại vật liệu trám răng khác nhau. Mỗi loại sẽ có các ưu và nhược điểm riêng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện tài chính của từng người. Và mức giá của các vật liệu này chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí trám răng nói chung. Có thể kể đến 8 loại vật liệu sau:

1. Vật liệu Composite

Composite là vật liệu được làm từ nhựa dẻo tổng hợp và bột thủy tinh. Đây cũng là loại vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thậm chí có những cơ sở nha khoa chỉ cung cấp duy nhất một dịch vụ trám răng Composite.

Trám răng bao nhiêu tiền?
Composite là vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Ưu điểm

  • Composite có màu trắng ngà, độ trong mờ vừa phải, gần giống với răng tự nhiên. Do đó phù hợp với những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa, răng nanh;
  • Không chứa thủy ngân, có độ tương thích cao và an toàn cho sức khỏe;
  • Có khả năng chống ăn mòn tốt;

Nhược điểm

  • Độ bền chỉ ở mức tương đối, trung bình khoảng 5 -7 năm;
  • Dễ bị co ngót và có nguy cơ cao phát triển sâu răng;
  • Chi phí cao;

Giá tham khảo: Vật liệu trám Composite mức giá tương đối cao khoảng 700.000đ/ 1 răng.

2. Vật liệu Amalgam

Amalgam là loại vật liệu trám răng đời đầu được sử dụng nhiều. Đến thời điểm hiện tại, loại vật liệu này vẫn được sử dụng nhưng ít còn phổ biến vì nhiều người e ngại hàm lượng thủy ngân trong Amaldam gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Ưu điểm: Độ bền và khả năng chịu lực ăn nhai cao, tuổi thọ khoảng 15 năm và có chi phí thấp hơn Composite.
  • Nhược điểm: Amalgam có màu bạc, không đồng nhất với răng nên tính thẩm mỹ kém, không những vậy còn biến các răng bên cạnh dần đổi sang màu xám.

Giá tham khảo: Giá trám răng bằng vật liệu Amalgam dao động trong khoảng từ 150.000 – 700.000đ/ răng tùy từng trường hợp cụ thể.

3. Vật liệu GIC

GIC (Glass Ionomer Cement) là vật liệu trám răng được chế tác từ thủy tinh cùng một loại chất axit hữu cơ. Các chất này có tác dụng giải phóng chất flourua bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.

Trám răng bao nhiêu tiền?
Vật liệu GIC có màu sắc khá giống răng thật và hỗ trợ giải phóng Florua ngăn ngừa sâu răng
  • Ưu điểm: Tính thẩm mỹ tốt nhờ màu sắc vật liệu khá giống với răng thật và ít phản ứng với nhiệt độ, ít co ngót trong môi trường răng miệng.
  • Nhược điểm: Độ bền kém và dễ bị mài mòn cơ học khi thực hiện chức năng ăn nhai. Đặc biệt có chi phí cao, gần bằng với Composite.

Giá tham khảo: Khoảng 250.000đ/ răng.

4. Trám răng bằng vàng

Vàng là một trong những kim loại quý với màu vàng đặc trưng được nhiều người ưa chuộng vì tính thẩm mỹ cao.

  • Ưu điểm: Tạo nét phong cách riêng, độ bền độ cứng gần như tuyệt đối không bị sứt mẻ và có tuổi thọ cao, kéo dài từ 10 – 15 năm.
  • Nhược điểm: Chi phí rất cao, thời gian thực hiện lâu hơn so với các kỹ thuật khác.

Giá tham khảo: Chi phí hàn trám răng bằng vàng phụ thuộc vào giá vàng tùy theo từng thời điểm nhất định.

5. Vật liệu sứ Inlay – Onlay

Đây là loại vật liệu cao cấp được sử dụng như một giải pháp phục hình các tổn thương răng nghiêm trọng, kích thước lớn. So với các vật liệu khác, miếng trám sứ Inlay – Onlay sẽ được chế tác riêng dựa theo mẫu dấu răng được lấy trước đó.

Ưu điểm

  • Có tính thẩm mỹ cao nhờ màu sắc sứ trong tương đối giống với răng tự nhiên;
  • So với miếng trám Composite thì vật liệu này có độ bền cứng tốt hơn;
  • Khả năng chống nhiễm màu và kháng khuẩn gần như tuyệt đối;

Nhược điểm

  • Thời gian trám răng lâu, kéo dài 2 – 3 ngày mới hoàn thành;
  • Nếu bị hư hỏng bắt buộc phải thay mới vì rất khó sửa chữa, phục hồi;
  • Chi phí đắt đỏ;

Giá tham khảo: Trung bình 1 răng được hàn trám bằng vật liệu Inlay – Onlay có giá khoảng 5.000.000đ, đắt gấp nhiều lần so với các loại vật liệu khác.

6. Chất trám răng Cermets

Theo các chuyên gia, Cermets là vật liệu trám răng có cấu trúc gần giống với vật liệu GIC, điểm khác biệt là ở Cermets được bổ sung thêm thành phần bạc. Nhờ đó giúp cải thiện độ bền, cứng và khả năng chống mài mòn tốt hơn GIC.

  • Ưu điểm: Cách sử dụng đơn giản, không yêu cầu chất kết dính và giúp phát hiện sâu răng dễ dàng khi sử dụng máy X quang.
  • Khuyết điểm: Tính thẩm mỹ kém, độ nén, độ bền kém và khả năng giải pháp florua kém hơn GIC.

Giá tham khảo: Đang cập nhật.

7. Chất hàn răng tổng hợp Compomer

Compomer là sự kết hợp giữa nhựa Composite và thủy tinh Ionomer. Chất này vừa có màu sắc đẹp như Composite vừa có khả năng giải phóng florua tương tự như kính ionomer. Tuy nhiên, độ bền và khả năng chịu lực khá kém, không đảm bảo kết quả hàn trám răng.

Giá tham khảo: Đang cập nhật.

8. Chất trám răng tạm thời Eugenate

Eugenate là vật liệu trám răng tạm thời, được sử dụng chủ yếu trong điều trị tủy răng, bảo vệ hệ thống tủy răng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong suốt uá trình điều trị.

Giá tham khảo: Đang cập nhật.

Trên đây là bảng giá dịch vụ trám răng mới nhất 2022 và chi phí một số vật liệu miếng trám cụ thể. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp quý bạn đọc nắm bắt về chi phí trám răng và chủ động hơn trong việc chuẩn bị tài chính trước khi thực hiện. Tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn.

Có thể bạn quan tâm 

5/5 - (3 bình chọn)