Đau Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa

Đau răng là cơn đau xảy ra ở bên trong hoặc xung quanh răng. Cơn đau này có thể là dấu hiệu của các bệnh về nướu, răng hoặc các cấu trúc liên quan. Trong các trường hợp nghiêm trọng, một cơn đau răng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả ăn ăn uống và các hoạt động bình thường khác.

đau răng là biểu hiện của bệnh gì
Đau răng có thể là dấu hiệu của các bệnh về nướu, răng hoặc các cấu trúc nâng đỡ răng

Cảm giác đau răng là như thế nào?

Một cơn đau răng xảy ra khi các dây thần kinh ở tủy răng hoặc xung quanh các răng bị tổn thương, kích thích. Thông thường cơn đau này có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng, bệnh nướu răng hoặc tổn thương các cấu trúc quanh răng. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau nhức răng có thể là dấu hiệu của vấn đề ở các khu vực khác trong cơ thể.

Cơn đau nhức răng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, có thể liên tục hoặc không liên tục. Khi đau răng người bệnh có thể cảm thấy:

  • Đau nhói hoặc sưng tấy ở bên trong răng, xung quanh răng hoặc nướu răng
  • Đau buốt khi chạm vào răng hoặc khi căn xuống
  • Răng trở nên nhạy cảm hoặc phản ứng với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh
  • Sốt, trong trường hợp nhiễm trùng răng
  • Đau rát tương tự như một cơn sốc điện (không phổ biến)

Đau răng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Do đó, người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu và đến bệnh viện để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đau răng là biểu hiện của bệnh gì?

Đau răng xảy ra khi các dây thần kinh ở tủy răng bị kích thích. Các dây thần kinh này thường rất nhạy cảm với cơn đau và rất dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến kích thích và đau nhức răng, chẳng hạn như:

1. Nguyên nhân nha khoa phổ biến

Sâu răng:

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau răng là sâu răng. Sâu răng là tình trạng tổn thương vĩnh viễn, thường phát triển thành các lỗ trên men răng hoặc trên bề mặt cứng của răng. Sâu răng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, tuy nhiên thường phổ biến ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sâu răng bao gồm:

  • Đau ở trong hoặc xung quanh răng
  • Đau khi cắn
  • Nhạy cảm với nhiệt, lạnh và đồ ngọt
  • Xuất hiện các lỗ hoặc đốm đen trên răng

Áp xe răng:

Sâu răng không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng. Đây là tình trạng nhiễm trùng gần hoặc bên trong tủy răng. Răng bị áp xe dẫn đến hình thành một túi mủ ở các bộ phận khác nhau của răng do nhiễm vi khuẩn.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Dẫn đến một cơn đau vừa phải hoặc nghiêm trọng ở răng và các cấu trúc liên quan
  • Cơn đau có thể lan đến tai, hàm và cổ
  • Đau khi cắn
  • Đỏ và sưng mặt
  • Sưng nướu răng hoặc đỏ
  • Hơi thở hôi hoặc có mùi hôi trong miệng
  • Mềm hoặc sưng các hạch bạch huyết ở cổ
  • Sốt

Người bệnh có dấu hiệu áp xe răng nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức. Trong các trường hợp hiếm gặp, nhiễm trùng có thể gây đe dọa đến tính mạng.

đau răng sâu
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến răng bị đau

Mọc răng số 8:

Đôi khi một cơn đau răng có thể liên quan đến sự chèn ép hoặc bị kích thích khi mọc răng số 8. Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn là chiếc răng hàm số 3 thường mọc ở độ tuổi 17 – 25 tuổi, phát triển ở xương hàm, phá vỡ đường viền nướu và sẽ trở thành một phần trong cơ chế nhai.

Trong một số trường hợp khi mọc răng khôn, các răng số 6 và số 7 có thể bị tác động, điều này dẫn đến các cơn đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, thức ăn bị kẹt ở mô nướu và răng đang mọc cũng có thể gây đau.

Ngoài ra, nướu cũng có thể bị viêm gây chảy máu và đau đầu hoặc đau răng liên tục. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Viêm tủy răng:

Viêm tủy răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm gây đau đớn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều răng và xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Viêm tủy răng dẫn đến các cơn đau đớn từ nhẹ đến nghiêm trọng, có thể chỉ xảy ra khi người bệnh ăn uống hoặc liên tục cả ngày lẫn đêm.

Người bệnh viêm tủy răng hoặc cảm thấy đau trong miệng nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và cải thiện các triệu chứng. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể cần nhổ răng để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Răng quá nhạy cảm:

Răng nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số, dẫn đến các cơn đau, ê buốt răng khi tiếp xúc với lạnh (bao gồm thức ăn, đồ uống hoặc không khí), thức ăn và đồ uống ngọt.

Răng nhạy cảm có thể được điều trị bằng thuốc và vecni phủ lên bề mặt ngà răng để bảo vệ răng.

Miếng trám răng bị hỏng:

Trám răng hoặc hàn răng sâu được thực hiện để điều trị sâu răng, nứt vỡ hoặc tổn thương bề mặt răng. Tuy nhiên các miếng trám răng này không thể tồn tại mãi mãi và có thể bị hư hỏng.

Khi trám răng bị hỏng, người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Tăng độ nhạy cảm của răng, đặc biệt là với nhiệt độ nóng và lạnh
  • Đau răng đột ngột
  • Xuất hiện các vết nứt nhìn thấy được
  • Cảm nhận được sự thay đổi răng thông qua lưỡi

Nghiến răng:

Một số người có thói quen nghiến răng khi lo lắng, căng thẳng hoặc do bề mặt răng khấp khểnh. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và ngưng thở khi ngủ.

Nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm, khi người bệnh ngủ. Do đó, các cơn đau răng âm ỉ, đau đầu hoặc đau quai hàm khi thức dậy có thể là dấu hiệu của bệnh nghiên răng.

Người nghiến răng thường xuyên nên trao đổi với nha sĩ để kiểm tra răng, miệng và hàm để tránh các cơn đau, mòn răng và tổn thương hàm.

Bệnh nướu răng:

Các bệnh nướu răng, nhiễm trùng nướu răng và bệnh nha chu phát triển khi các vi khuẩn trong miệng phát triển quá mức. Tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng chẳng hạn như:

  • Răng đau nhức hoặc lung lay
  • Chảy máu khi đánh răng
  • Hôi miệng
  • Tụt nướu
  • Hình thành các túi sâu giữa răng và nướu

Các triệu chứng viêm nha chu hoặc nhiễm trùng nướu răng cần được điều trị y tế để tránh nguy cơ mất răng.

2. Viêm xoang gây đau răng

Viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang xảy ra khi các mô lót trong xoang bị viêm và sưng tấy. Đau răng là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm xoang. Tình trạng này được gây ra bởi các áp lực xoang và dịch thoát từ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến răng. Các răng ở phía sau và phía trên có vị trí ở gần xoang do đó thường bị ảnh hưởng nhất.

đau răng do viêm xoang
Đau răng do viêm xoang thường ảnh hưởng đến các răng ở hàm trên

Mặc dù viêm xoang có thể ảnh hưởng đến các răng gần xoang, tuy nhiên tình trạng này thường xảy ra ở răng hàm trên và ảnh hưởng đến nhiều răng cùng một lúc. Răng bị đau do viêm xoang thường tăng lên theo một số cử động nhất định, chẳng hạn như khi nhảy lên, cúi xuống và thuyên giảm khi ngồi hoặc nằm.

Viêm xoang là bệnh lý nhiễm trùng mãn tính có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà hoặc thuốc theo toa. Răng đau do viêm xoang có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn, chườm luân phiên nóng – lạnh sau mỗi 15 phút hoặc súc miệng với nước muối.

Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc các triệu chứng viêm xoang gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Nguyên nhân ít phổ biến

Trong một số trường hợp, đau răng có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng không phổ biến, chẳng hạn như bệnh tim và ung thư phổi.

Bệnh tim và bệnh phổi có thể gây đau nhức răng do vị trí của dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này chạy từ phổi đến não và một số cơ quan trong cơ thể, bao gồm hàm, phổi và tim. Do đó, đôi khi đau răng có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn đau tim.

4. Nguyên nhân hiếm gặp

Đau dây thần kinh sinh ba và dây thần kinh chẩm là những dây thần kinh chịu trách nhiệm cho hoạt động của hộp sọ, mặt và răng. Khi các dây thần kinh này bị kích thích, viêm hoặc tổn thương, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau xuất phát từ răng răng.

Đau răng có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, đau răng không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà hoặc. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán phù hợp.

Đến gặp nha sĩ hoặc người có chuyên môn ngay khi:

  • Cơn đau không được cải thiện ngay cả khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Đau sau khi nhổ răng, đặc biệt là vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba sau khi nhổ răng. Điều này có thể là dấu hiệu của việc viêm ổ xương khô, xuất hiện khi cục máu đông che phủ phần xương răng bị lộ ra ngoài. Nếu xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp nha sĩ trong vòng 24 giờ.
  • Đau đớn kèm theo sưng nướu răng, sưng mặt hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng răng, chẳng hạn như hình thành mủ ở chân răng.
  • Răng bị gãy, nứt, mẻ hoặc chấn thương gây đau đớn.
  • Đau ảnh hưởng đến góc hàm, đau khi há to miệng hoặc đau sau khi ăn một thứ gì đó quá lớn.
  • Mọc răng khôn gây đau có thể gây tổn thương nướu răng, nhiễm trùng và một số biến chứng liên quan khác. Do đó, người bệnh mọc răng khôn đau đớn, nếu đến gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng và có biện pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, người có tiền sử chấn thương, đau ngực, bệnh tim hoặc phát ban kèm theo tình trạng đau răng nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức. Đôi khi cơn đau xung quanh răng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

đau răng có nguy hiểm không
Đến gặp nha sĩ nếu các cơn đau nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Người bệnh nên đến bệnh viện ngay đau răng kết hợp các dấu hiệu như:

  • Sốt cao hoặc ớn lạnh: Điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng và cần được điều trị bằng kháng sinh.
  • Cảm thấy buồn nôn, đau đầu, nôn, choáng váng.
  • Phát ban trên khuôn mặt kết hợp với các cơn đau ở hàm, răng, lợi.
  • Đau ngực: Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh tim, đặc biệt là những người đã đặt stent, bệnh nhân tiểu đường hoặc những người đã phẫu thuật tim.
  • Khó nuốt, đau đớn nghiêm trọng hoặc chảy máu nướu răng: Nếu người bệnh có tiền sử suy giảm hệ thống miễn dịch, bệnh tiểu đường, sử dụng steroid, người bệnh có thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Nhiễm trùng ở răng có thể lan rộng, trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Đau răng được chẩn đoán như thế nào?

Đau răng thường được chẩn đoán thông qua các kiểm tra răng miệng thông thường để phát hiện các bệnh lý nha khoa.

Đôi khi nha sĩ có thể chụp X – quang quanh miệng hoặc chụp X – quang toàn bộ miệng và hàm để xác định các vấn đề liên quan. Trong các trường hợp nghiêm trọng, nah sĩ có thể đề nghị xét nghiệm đo điện tâm đồ để xác định các điều kiện sức khỏe liên quan.

Nếu nguyên nhân dẫn đến các cơn đau không liên quan đến các bệnh lý nha khoa, nha sĩ có thể kê thuốc giảm đau và thực hiện các chẩn đoán chuyên môn khác. Nếu tình trạng nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh đến bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Điều trị tình trạng đau răng

Đau răng thường không phải là nguyên nhân nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Các biện pháp điều trị tại nhà có thể cải thiện các cơn đau hiệu quả, tuy nhiên đôi khi người bệnh cần đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị như:

1. Điều trị tại nhà

Các cơn đau răng không nghiêm trọng có thể được điều trị tạm thời với các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen để cải thiện cơn đau nhanh chóng. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đến gặp nha sĩ nếu cơn đau không được cải thiện.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, điều này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng tinh dầu đinh hương, tẩm vào một miếng bông gòn và giữa tại vị trí răng đau.
  • Chườm nóng và chườm lạnh luân phiên cách nhau 15 phút có thể cải thiện các cơn đau hiệu quả. Thực hiện biện pháp vài lần mỗi ngày để ngăn ngừa cơn đau.

Nếu cơn đau lan đến xương hàm, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp xử lý chẳng hạn như:

  • Sử dụng aspirin để cải thiện các cơn đau ở khớp nhai ở người lớn.
  • Ở trẻ em cơn đau có thể được cải thiện bằng Acetaminophen. Không sử dụng Aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu cơn xảy ra khi người bệnh há to miệng, nhai, ngáp hoặc cắn một miếng thức ăn lớn, cơn đau có thể liên quan đến khớp thái dương hàm. Đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Điều trị y tế

Trong hầu hết các trường hợp, đau răng và đau hàm là dấu hiệu các bệnh nha khoa cần được điều trị bởi nha sĩ có chuyên môn. Do đó, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn các biện pháp kiểm soát cơn đau. Ngoài ra, nếu người bệnh bị sốt, sưng lợi hoặc mặt, người bệnh nên đến nha sĩ càng sớm càng tốt.

điều trị đau răng tại nhà
Nha sĩ có thể đề nghị trám răng, nhổ răng hoặc các liệu pháp nha khoa khác để cải thiện cơn đau răng

Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, nha sĩ có thể đề nghị một số biện pháp xử lý như:

  • Trám răng sâu: Thủ thuật này có thể được đề nghị để chỉnh hình răng và cải thiện các cơn đau.
  • Nhổ răng: Trong trường hợp các tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là đối với răng sữa, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng.
  • Lấy tủy răng: Trong trường hợp răng vĩnh viễn bị sâu, nha sĩ có thể đề nghị lấy tủy răng để ngăn ngừa cơn đau và tránh tình trạng mất răng.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh thường được kê đơn cho trường hợp sưng hàm hoặc khi người bệnh bị sốt.

Trong trường hợp đau răng ngoài các bệnh lý và điều kiện nha khoa, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên môn để được xử trí phù hợp với tình trạng bệnh.

3. Điều trị viêm xoang

Đau răng do viêm xoang có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen hoặc aspirin.
  • Chườm nóng hoặc lạnh luân phiên sau mỗi 15 phút. Thực hiện các biện pháp luân phiên vài lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau.
  • Súc miệng với nước muối để giảm viêm, điều trị các vết thương ở miệng và ngăn ngừa các cơn đau.

Bên cạnh đó, người bệnh nên điều trị các triệu chứng viêm xoang bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc thông mũi. Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi steroid hoặc thuốc làm loãng chất nhầy. Đôi khi, thuốc giảm dị ứng cũng có thể được đề nghị để cải thiện các triệu chứng.

Trong các trường hợp nghi ngờ đau răng liên quan đến các bệnh lý và điều kiện sức khỏe nghiêm trọng, người bệnh có thể được đề nghị nhập viện, kiểm tra chuyên môn và có biện pháp xử lý phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau răng

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng đau răng và các vấn đề nha khoa khác bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể, để hạn chế cơn đau và các bệnh lý răng miệng, người bệnh có thể:

cách phòng ngừa bệnh đau răng
Giữ vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng đau răng
  • Đánh răng hai lần mỗi ngày với bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có chứa flour. Bên cạnh đó, sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng 1 lần mỗi ngày để làm sạch các kẽ răng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để tránh tình trạng phát triển các vi khuẩn gây tổn thương men răng. Quan sát các loại thực phẩm và kẽ răng sau khi ăn để làm sạch răng hiệu quả.
  • Kiểm tra nguồn nước uống và vệ sinh răng miệng xem có chứa fluor không. Flour là thành phần có thể hỗ trợ bảo vệ răng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả.
  • Đến gặp nha sĩ để làm sạch răng ít nhất hai lần mỗi nằm hoặc thường xuyên hơn. Điều này có thể phòng ngừa bệnh nướu răng, sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
  • Giữ cầu răng và răng giả sạch sẽ ngày cả khi không sử dụng thường xuyên. Điều này có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây đau răng.
  • Mang mũ bảo vệ nha khoa khi chơi thể thao để ngăn ngừa các tổn thương đến răng.
  • Không hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử để ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến răng miệng.

Trong hầu hết các trường hợp, đau răng có thể được cải thiện thông qua việc vệ sinh răng miệng phù hợp, chẳng hạn như đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flour, sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng với nước súc miệng sát khuẩn và khám răng định kỳ để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.

Trong trường hợp, cơn đau nghiêm trọng hoặc không liên quan đến vấn đề nha khoa, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh đến bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên môn để ngăn ngừa các vấn đề lâu dài. Trao đổi với nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc nướu răng đúng cách – Ngừa viêm, nha chu

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *