Mới có bầu nên ăn gì, kiêng gì để an thai, con khỏe?
Nội dung bài viết
Khi mới mang thai, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ có một sức khỏe tốt và đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy người mới có bầu nên ăn gì và kiêng gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mới có bầu nên ăn gì?
Trong thai đầu mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự biến đổi lớn nên khá nhạy cảm. Bên cạnh “cơn ác mộng” mang tên ốm nghén, chị em còn phải đối diện với nhiều vấn đề khác như táo bón, ăn không tiêu, buồn nôn, đau lưng… Sự khôn khéo trong việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày có thể giúp bà bầu giảm nhẹ được các triệu chứng khó chịu gặp phải trong thời gian mới có thai, đồng thời đảm bảo cho em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh.
Các loại đậu
Các loại đậu đều rất tốt cho phụ nữ mới mang thai. Chúng đặc biệt chứa nhiều protein cùng với vitamin nhóm B, K, chất xơ và một số khoáng chất như sắt, kẽm. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất tế bào mới, giúp thai nhi phát triển bình thường. Thường xuyên ăn đậu cũng chính là cách đơn giản để làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp mẹ bớt mệt mỏi khi bị ốm nghén và có nhiều năng lượng hơn để hoạt động.
Thịt gia cầm
Nếu mẹ chưa biết mới có thai nên ăn gì thì thịt gia cầm chính là một gợi ý hữu ích. Thịt vịt hay thịt gà bổ sung nguồn chất đạm phong phú là nền tảng để thai nhi phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể.
Thịt gia cầm cũng chứa nhiều chất sắt có tác dụng làm tăng tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu – một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mới mang thai. Bên cạnh đó, các dưỡng chất như canxi, phốt pho hay axit nicotic được tìm thấy trong thịt gia cầm còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp cho phụ nữ mới mang thai, đồng thời đảm bảo cho thai nhi phát triển hoàn thiện về khung xương.
Mỗi tuần, mẹ bầu có thể cân nhắc bổ sung nhóm thực phẩm này vào thực đơn 2 – 3 lần. Khi chế biến có thể lột bỏ phần da để giảm lượng chất béo tiêu thụ và ngăn ngừa bị ngứa đối với các trường hợp có cơ địa dị ứng.
Thịt bò
Phụ nữ mới mang thai cần một lượng máu nhiều hơn bình thường để nuôi dưỡng bào thai. Nếu mẹ bầu đang bị thiếu máu, đừng quên thường xuyên thêm thịt bò vào trong bữa ăn. Thực phẩm này được xếp vào trong nhóm thực phẩm chứa nhiều chất sắt nhất. Nó có công dụng bổ máu, đảm bảo cơ thể mẹ luôn có đủ máu để cung cấp cho bào thai.
Ngoài ra, thịt bò còn chứa nhiều chất đạm và kẽm giúp phát triển các mô trong cơ thể bé, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho phụ nữ mới có thai.
Trứng gà
Trứng gà chính là đáp án tiếp theo cho thắc mắc mới có bầu nên ăn gì. Bên cạnh nguồn chất đạm phong phú, trứng gà còn cung cấp nhiều vitamin D, canxi và omega 3. Chúng tăng cường sức khỏe cho mẹ, đồng thời giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về trí não, xương khớp.
Theo quan niệm của dân gian, phụ nữ mới mang thai ăn trứng gà đều đặn 3 – 4 quả mỗi tuần sẽ giúp em bé khi sinh ra đời được thông minh, da trắng, môi đỏ.
Rau chân vịt
Rau chân vịt ( rau bina) được khuyến khích sử dụng trong toàn bộ thai kỳ, nhất là trong tháng đầu mới có bầu. Sở hữu hàm lượng axit folic phong phú, loại rau này có khả năng kích thích phát triển các tế bào thần kinh, giúp trẻ được thông minh.
Axit folic cũng rất cần thiết với phụ nữ mới mang thai vì chất này đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, giúp mẹ bớt mệt mỏi.
Các sản phẩm từ sữa
Phụ nữ mới có bầu nên bổ sung sữa hoặc các sản phẩm từ sữa ( sữa chua, pho mát ) vào trong thực đơn. Chúng đặc biệt chứa nhiều canxi và vitamin D giúp mẹ phòng ngừa loãng xương sau sinh và tạo điều kiện cho thai nhi phát triển hoàn thiện về khung xương.
Đối với những mẹ bầu thường xuyên gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa, ăn 1- 2 hũ sữa chua mỗi ngày cung cấp nhiều lợi khuẩn giúp lại tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ.
Mang thai tháng đầu nên ăn gì? – Các loại hạt
Phụ nữ mới mang thai cũng không nên bỏ qua nguồn chất dinh dưỡng quý giá từ các loại hạt. Chẳng hạn như mè đen, óc chó, hạnh nhân, hay hạt bí… Chúng không chỉ cung cấp nhiều chất xơ mà còn bổ sung nguồn sắt và canxi dồi dào cho cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
Cùng với đó, hàm lượng omega 3 phong phú được tìm thấy trong các loại hạt còn giúp cơ thể chống viêm và phát triển trí não cho bé. Nếu bạn đang thắc mắc bà bầu ăn gì cho con thông minh thì các loại hạt chính là một gợi ý không nên bỏ qua.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Người mới mang bầu cần chú trọng cung cấp đầy đủ vitamin C cho cơ thể vì chất này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như cải thiện sức đề kháng, chống viêm, ngăn ngừa cảm cúm, làm bền thành mạch, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về mắt cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng việc thường xuyên thêm các thực phẩm sau vào thực đơn:
- Trái cây có múi
- Kiwi
- Rau lá xanh
- Dâu tây
- Nho
- Xoài…
Ớt chuông đỏ
Ớt đỏ chứa lượng canxi nhiều hơn gấp 3 lần so với cam. Ăn thực phẩm này còn cung cấp cho mẹ hầu hết các dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ như vitamin A, C, axit folic và cả chất xơ. Chúng giúp mẹ có một sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa thiếu máu khi mới có bầu, đồng thời đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Bông atisô
Bông atisô là một loại rau có tính mát, giúp giải nhiệt, tiêu độc, ngăn ngừa táo bón. Hàm lượng chất xơ phong phú có nhiều trong thực phẩm này còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa cho mẹ, giảm nguy cơ bị cao huyết áp trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu có thể dùng bông atisô để nấu canh ăn. Ngoài ra mỗi ngày có thể uống 1 tách trà pha chế từ hoa atisô khô để giảm bớt hiện tượng bốc hỏa thường gặp ở phụ nữ mới mang thai.
Người mới có bầu nên ăn cá béo
Phụ nữ mới mang thai nên thường xuyên bổ sung cá béo trong bữa ăn vì những lý do sau:
- Cá béo cung cấp nhiều DHA giúp thai nhi phát triển mạnh về trí não và giảm căng thẳng cho mẹ.
- Với lượng chất sắt phong phú, thường xuyên ăn cá béo sẽ giúp phụ nữ mới mang thai có đủ lượng máu cần thiết để cung cấp cho thai nhi.
- Thành phần omega 3 được tìm thấy trong cá là một chất béo lành mạnh có khả năng kháng viêm, bảo vệ mẹ và thai nhi trước sự tấn công của các tác nhân có hại.
- Cá béo cũng cung cấp vô số các dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ như: Canxi, phốt pho, riboflavin, kali, niacin, magie.
Mỗi tuần, phụ nữ mới có bầu nên ăn khoảng 350g cá béo. Bao gồm cá thu, cá hồi hay cá tuyết…
Măng tây
Trong những năm gần đây, măng tây ngày càng được nhiều bà nộ61i trợ ưa chuộng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mới có thai. Sử dụng 180mg thực phẩm này giúp bà bầu có được 268mg axit folic ( chiếm 67% nhu cầu trong ngày). Chất này giúp phát triển trí não, thị lực và giảm thiểu nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh cho thai nhi.
Quả việt quất
Việt quất chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc mới có bầu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Loại trái cây này chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp kháng viêm, bảo vệ thai nhi trước sự tấn công của gốc tự do và các tác nhân gây hại, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ.
Quả việt quất cũng cung cấp nhiều nước, chất xơ cùng vô số loại vitamin và khoáng tố cần thiết cho bà bầu. Khoa học đã chứng minh thường xuyên ăn quả việt quất sẽ giúp mẹ bầu giảm cholesterol xấu trong máu, kiểm soát tốt cân nặng và duy trì được hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Quả cà chua
Cà chua có thể cung cấp cho phụ nữ mới có thai nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và vitamin C. Chúng giúp cơ thể sản xuất ra nhiều tế bào hồng cầu mới để tạo máu và tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị cảm cúm cho mẹ.
Mỗi tuần, mẹ bầu nên ăn từ 200 – 500g cà chua. Lưu ý sử dụng cà chua sạch và ngâm rửa thật kỹ với nước muối trước khi chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Dầu gan cá tuyết
Dầu gan cá tuyết chứa các chất béo không bão hòa đa thể được biết đến với các tên gọi là EPA và DHA. Chúng hoạt động tích cực trong việc kháng viêm, giúp em bé trong bụng phát triển hoàn thiện về thị giác và khả năng nhận thức.
Hàng ngày, thêm một ít dầu gan cá tuyết vào trong món ăn còn giúp mẹ bầu hấp thu được nhiều canxi hơn, đồng thời giảm nguy cơ bị tiền sản giật.
Mới có thai không nên ăn gì?
Những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp hoặc chứa hóa chất thường không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của bà bầu. Ngoài ra, một số thức ăn thậm chí còn gây hại cho sức khỏe của mẹ hoặc làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, người mới có thai nên kiêng ăn những thự phẩm dưới đây:
Thực phẩm đóng hộp
Nhiều bà bầu tích trữ sẵn đồ hộp trong tủ lạnh để sử dụng khi đói. Chúng khá tiện lợi, không mất nhiều thời gian chế biến. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này đã qua sơ chế nên có giá trị dinh dưỡng rất thấp.
Thêm vào đó, để tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm, hầu hết đồ hộp đều được thêm vào chất bảo quản hay muối. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe bà bầu. Thậm chí các chất hóa học độc hại trong đồ hộp có thể tích tụ gây dị tật cho thai nhi hoặc đe dọa sảy thai, sinh non.
Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ không chỉ khiến cho người mới có bầu bị đầy bụng mà còn khiến cân nặng tăng nhanh mất kiểm soát.
Việc thường xuyên sử dụng đồ béo thậm chí còn làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày khi mang thai và khiến bà bầu dễ bị bồn nôn, ốm nghén, tăng huyết áp.
Đồ sống
Khi mới có bầu và ngay cả những giai đoạn sau của thai kỳ, chị em đều nên kiêng ăn đồ sống. Bao gồm các món gỏi, thịt tái, cá sống hay rau sống…
Do chưa được xử lý ở nhiệt độ cao, chúng có thể chứa vi khuẩn, trứng giun hay các loại ký sinh trùng gây hại khiến mẹ bầu bị nhiễm bệnh. Thói quen ăn đồ sống cũng có thể khiến phụ nữ mang thai bị tiêu chảy, đầy bụng.
Rau ngót
Rau ngót không được khuyến cáo sử dụng cho người mới có thai vì chứa nhiều papaverin. Hoạt chất này có thể khiến các cơ nâng đỡ trong tử cung bị mềm ra và sa giãn. Nó cũng kích thích phôi thai bị bong tróc dẫn đến sảy thai.
Quả dứa
Dứa là loại trái cây tốt cho tiêu hóa nhưng lại không thích hợp cho phụ nữ mới có thai, nhất là trong tháng đầu. Lý do bởi loại trái cây này chứa nhiều bromelain – một chất có thể khiến các cơ bị làm mềm, từ đó khiến cho cổ tử cung mở rộng. Bromelain thậm chí còn kích thích co bóp tử cung.
Nếu ăn quá nhiều dứa trong thời gian mới có thai, mẹ bầu có thể bị động thai, xuất huyết, thậm chí là sảy thai.
Nha đam
Nếu bà bầu đang thắc mắc mới có thai nên kiêng gì thì nha đam chính là một câu trả lời. Dân gian thường sử dụng nha đam để nấu chè đậu xanh hay nấu nước uống giúp giải nhiệt, thải độc và kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng thảo dược này với số lượng lớn khi mới mang bầu có thể gây kích thích co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
Đu đủ xanh
Món nộm đu đủ xanh, đu đủ hầm chân giò hay đu đủ xào là những món ăn được nhiều chị em ưa thích. Chúng khá ngon miệng nhưng lại không thích hợp cho phụ nữ mới mang thai do có chứa thành phần enzym gây co bóp tử cung.
Rau sam
Rau sam vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc chữa bệnh. Với người bình thường, loại rau này mang lại nhiều tác dụng quý cho sức khỏe nhưng lại là thực phẩm kiêng kỵ với phụ nữ mới mang thai. Một số chất được tìm thấy trong loại rau này có thể gây co bóp cơ trơn và tạo ra những cơn gò trong tử cung. Do vậy mà rau sam được liệt vào danh sách những thực phẩm dễ gây sảy thai không tốt cho bà bầu.
Phô mai mềm
Một số loại phô mai mềm được chế biến từ sữa tươi nguyên chất chưa tiệt trùng. Chúng có thể chứa vi khuẩn listeria gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi hoặc gây sảy thai, thai chết lưu.
Nước dừa
Nguy cơ bị sảy thai có thể xảy ra với những bà bầu uống nước dừa khi mới có bầu. Với tính hàn, loại nước này cũng khiến chị em mệt mỏi, khó chịu.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây mặc dù rất giàu dưỡng chất nhưng lại không tốt cho người mới mang thai. Thực phẩm này chứa một chất có tác dụng tương tự như thuốc ngừa thai được biết đến với tên gọi là alpha-sitosterol. Nó hoạt động bằng cách làm mềm các cơ co giãn trong tử cung khiến bào thai không được nâng đỡ bảo vệ tốt và bong tách ra ngoài.
Rau má
Rau má được xếp vào nhóm các thực phẩm có thể gây sảy thai. Vì vậy nó không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người mới có bầu.
Khoai tây mọc mầm
Trong quá trình mọc mầm, khoai tây sản sinh ra một chất độc có tên gọi là solanine. Nó có thể khiến bà bầu bị ngộ độc và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Mướp đắng
Ăn mướp đắng trong thời gian mới mang thai không chỉ gây co bóp tử cung mà còn khiến một số bà bầu bị dị ứng do chứa chất vicine. Chất này sẽ được loại bỏ bớt khi mướp đắng được hầm kỹ. Tuy nhiên, người mới có bầu cũng nên hạn chế ăn mướp đắng.
Gia vị cay
Sử dụng nhiều gia vị cây khi chế biến món ăn khiến người mới có thai phải đối diện với chứng táo bón kinh niên và thường xuyên bị bốc hỏa, nóng trong. Vì vậy, hãy hạn chế dùng tiêu, ớt hay các gia vị cay khác nếu chị em không muốn phải đối diện với nhiều vấn đề khó chịu ngay từ lúc mới mang thai.
Cam thảo
Nhiều bà bầu sử dụng trà cam thảo để chữa mất ngủ. Tuy nhiên nếu mới có thai, chị em không nên dùng thức uống này hay bất kỳ sản phẩm nào có cam thảo vì nó có thể gây co thắt tử cung.
Đồ uống có tính kích thích
Chẳng hạn như thức uống chứa cồn (bia, rượu, soda), đồ uống có caffein ( cà phê, chè đặc). Chúng khiến bà bầu bị mất ngủ, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt nếu uống nhiều bia, rượu, bà bầu có thể bị ngộ độc, sảy thai.
Những thông tin trên vừa giúp chị em nắm được mới có bầu nên ăn gì và kiêng gì. Dựa vào đây, chị em có thể xây dựng cho mình một thực đơn hoàn chỉnh, cân bằng giữa các nhóm chất trong bữa ăn để có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Có thể bạn chưa biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!