Dọa sảy thai là gì? Nguy hiểm không? Cần làm gì?

Dọa sảy thai là tình trạng thường gặp ở các thai phụ đang trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, các các triệu chứng của dọa sảy thai cũng tương tự như sảy thai khiến mẹ bầu cảm thấy rất lo lắng. Vậy dọa sảy thai là gì, có nguy hiểm không và cần phải làm gì? Để giải đáp được thắc mắc ở trên thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Dọa sảy thai là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển không ổn định
Dọa sảy thai là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển không ổn định

Dọa sảy thai là gì? Có nguy hiểm không?

Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển bên trong buồng tử cung nhưng lại xuất hiện các triệu chứng giống như sảy thai, phổ biến là ra huyết và đau bụng nhẹ. Ở trường hợp này, khi thăm khám thì cổ tử cung vẫn còn đóng, vì thế khả năng giữ được thai nhi là rất cao.

Các triệu chứng dọa sảy thai thường xảy ra trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Đây là thời điểm hợp tử chưa bám chắc vào thành tử cung nên dễ bị bong ra, nhưng đến khi bước qua tuần thứ 13 thì tình trạng này sẽ không còn xảy ra nữa.

– Dọa sảy thai có nguy hiểm không?

Dọa sảy thai nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách thì sẽ không có gì để lo ngại. Nhưng nếu bạn chủ quan và có sơ suất trong thời gian này sẽ khiến nhau thai bị bong ra khỏi nội mạc thành tử cung. Điều này sẽ khiến cho quá trình cung cấp dưỡng chất ở thai nhi bị đứt đoạn, nội tiết tố suy giảm và dẫn đến sảy thai.

Khi dọa sảy thai xảy ra đồng nghĩa với việc bạn rất dễ bị sảy thai. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 40% tổng số ca bị dọa sảy thai và không giữ được thai nhi, phụ nữ lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao. Sảy thai là biến chứng nguy hiểm nhất của dọa sảy thai, ngoài ra tình trạng này còn có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu hoặc nhiễm trùng, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dọa sảy thai

Việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng dọa sảy thai sẽ giúp mẹ bầu có được cái nhìn tổng quan, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Chuyên gia khoa sản cho biết, dọa sảy thai thường xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

Ăn uống không đủ chất cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai ở thai phụ
Ăn uống không đủ chất cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai ở thai phụ
  • Hợp tử có vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể, nhóm máu giữa mẹ và con có sự bất đồng. Mẹ bầu càng lớn tuổi thì nguy cơ dọa sảy thai càng cao.
  • Sức khỏe của mẹ bầu không đảm bảo, cơ thể bị suy nhược, ăn uống thiếu chất, nghỉ ngơi và làm việc không hợp lý, bị rối loạn hệ miễn dịch,…
  • Thai phụ đang mắc các bệnh lý như bệnh nhiễm trùng, rối loạn hệ miễn dịch, suy tim, sốt cao, bệnh thận mãn tính, bệnh về tử cung và bệnh về máu,…
  • Sử dụng chất kích thích trong thời gian thai kỳ, vận động mạnh khi đang mang thai, bụng bầu bị va đập mạnh, thai phụ thường xuyên lo lắng stress.
  • Thai nhi phát triển không khỏe mạnh do niêm mạc tử cung của mẹ quá mỏng (ảnh hưởng từ việc nạo phá thai), thai nguyên không ổn định (do tinh khí của bố không tốt), trứng bị teo sau khi thụ tinh,…
  • Nội tiết tố cơ thể mẹ sản sinh ra không đủ để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu thường xuyên xoa bóp bụng bầu và núm vú dẫn đến co bóp tử cung.

Dấu hiệu nhận biết dọa sảy thai

Các triệu chứng của dọa sảy thai diễn ra khá sớm, nhiều chị em còn nhầm lẫn giữa dấu hiệu dọa sảy thai và máu báo kinh. Tốt nhất, trước khi có thai mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ các vấn đề thường gặp trong thời gian thai kỳ để có biện pháp xử lý đúng cách khi gặp phải. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng dọa sảy thai bạn có thể tham khảo:

  • Đau bụng: Khi bị dọa sảy thai mẹ bầu sẽ có triệu chứng đau râm rang vùng bụng dưới và mỏi thắt lưng. Ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện theo từng cơn, sau đó kéo dài từng cơn không dứt với cường độ ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị dọa sảy thai mẹ bầu cần phải lưu ý.
Đau bụng dưới râm ran theo cơn hoặc kéo dài là triệu chứng điển hình của dọa sảy thai
Đau bụng dưới râm ran theo cơn hoặc kéo dài là triệu chứng điển hình của dọa sảy thai
  • Ra máu hoặc dịch âm đạo có màu hồng: Dọa sảy thai sẽ gây ra triệu chứng chảy máu hoặc dịch âm đạo, lượng máu này sẽ có màu hồng nhạt cho đến nâu sẫm tùy theo mức độ nặng nhẹ. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu thấy màu sắc âm đạo thay đổi liên tục thì bạn hết sức cẩn thận, đây là dấu hiệu cho thấy nồng độ hormone đang bị giảm nhanh, nguy cơ dọa sảy thai sẽ diễn ra nhanh chóng ngay sau đó.
  • Đau buốt khi đi tiểu: Đau buốt khi đi tiểu hoặc đi tiểu ra máu là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về bàng quang và đường tiết niệu. Lúc này bạn nên đi khám về được hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến thai nhi và gây dọa sảy thai.
  • Sốt cao: Sốt cao trên 38 độ cũng là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng dọa sảy thai ở mẹ bầu. Nếu sốt cao kèm theo đau khớp và phát ban thì mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng gây ra chứng câm điếc bẩm sinh ở trẻ.
  • Mất triệu chứng mang thai: Dọa sảy thai sẽ khiến mẹ bầu mất đi các triệu chứng thường gặp trong thời gian thai kỳ như ốm nghén, ngực căng tức,…
  • Khi đi thăm khám: Thử thai cho ra kết quả âm tính, khi siêu âm sẽ thấy bánh nhau hoặc nhau thai bị bóc tách một phần, cổ tử cung vẫn còn dài và đóng kín.

Nhiều trường hợp thai phụ bị dọa sảy thai nhưng thuộc dạng bong rau kín nên không gây ra bất kỳ triệu chứng khác thường nào, vì thế bạn chỉ có thể phát hiện khi tiến hành siêu âm. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất mẹ bầu nên khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, tránh gây ra các hậu quả đáng tiếc do không phát hiện vấn đề kịp thời.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị dọa sảy thai?

Ngay khi có dấu hiệu của dọa sảy thai, mẹ bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý kê đơn điều trị tại nhà gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Những điều mẹ bầu nên và không nên làm khi bị dọa sinh non là:

Mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục khi mang thai để tránh tác động tiêu cực đến thai nhi
Mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục khi mang thai để tránh tác động tiêu cực đến thai nhi

– Kiêng quan hệ vợ chồng: Quan hệ tình dục sẽ khiến cho cơ quan sinh sản tử cung và âm đạo trở nên co thắt nhiều hơn, nếu tiến hành quan hệ tình dục khi đang có dấu hiệu dọa sảy thai sẽ có nguy cơ sảy thai là rất cao.

– Không xoa bóp bụng: Xoa bụng và bóp núm vú cũng là một trong những hành vi làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai ở mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu cần phải tránh các hoạt động như thế này để tránh gây co bóp tử cung đẩy thai nhi ra ngoài.

– Ổn định tâm lý: Tâm lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi bên trong bụng mẹ. Tốt nhất, vào khoảng thời gian này mẹ bầu nên giữ tinh thần thật thoải mái, không nên căng thẳng bằng cách làm những việc mà bản thân yêu thích.

– Lưu ý đến chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu bị dọa sảy thai cũng là một trong những vấn đề cần phải đặc biệt chú ý đến. Lúc này, thực đơn ăn uống của thai phụ cần phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn tái sống và các loại thực phẩm làm gia tăng nguy cơ sảy thai.

– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Trong thời gian mang thai, bạn nên dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi giúp ổn định sức khỏe của cơ quan sinh sản. Điều này sẽ hạn chế được các kích thích đến tử cung và bảo vệ thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Tuyệt đối không được lao động nặng hoặc làm việc quá sức khi có dấu hiệu dọa sảy thai.

– Điều chỉnh tư thế nằm: Để ổn định thai nhi và tránh tình trạng dọa sảy thai xảy ra thì mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi với các tư thế như nằm nghiêng về bên trái với chân trái duỗi và chân phải gấp lại, nằm nghiêng đồng thời kê gối dưới chân và lưng,…

– Khám thai định kỳ: Trong khoảng thời gian thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để có thể kiểm tra sự phát triển của thai nhi, nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thăm khám thai định kỳ để kiểm tra mức độ dọa xảy thai và phát hiện vấn đề bất thường ở thai nhi
Thăm khám thai định kỳ để kiểm tra mức độ dọa sảy thai và phát hiện vấn đề bất thường ở thai nhi

Uống thuốc gì khi bị dọa sảy thai?

Khi bị dọa sảy thai, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác mức độ. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị nhằm đẩy lùi các triệu chứng và ổn định lại thai nhi. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Sử dụng thuốc giảm co thắt và đau tử cung như Nifedipin hoặc Salbutamol. Dựa vào yếu tố cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.
  • Dùng liệu pháp corticoid nhằm đẩy lùi tình trạng suy hô hấp ở trẻ em thiếu tháng bằng cách kích thích tăng sinh surfactan. Thường được sử dụng là bethamethasone là dexamethasone dưới dạng tiêm bắp.

Khi dùng thuốc cải thiện tình trạng dọa sảy thai, mẹ bầu cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ điều trị đưa ra như thời gian, liều lượng và loại thuốc. Sử dụng thuốc Tây y trong thời gian thai kỳ là điều cần hạn chế vì chúng có thể tác động xấu đến thai nhi, vì thế bạn tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp phòng tránh dọa sảy thai

Dọa sảy thai là tình trạng thường xảy ra ở thai phụ đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do đây là thời điểm thai nhi chưa phát triển ổn định. Để phòng tránh tình trạng này thì mẹ bầu cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Duy trì tinh thần ổn định và hãy dành thời gian đi bộ mỗi ngày để phòng tránh nguy cơ dọa sảy thai
Duy trì tinh thần ổn định và hãy dành thời gian đi bộ mỗi ngày để phòng tránh nguy cơ dọa sảy thai
  • Nên đi khám sức khỏe sinh sản trước khi chuẩn bị cho việc mang thai để tránh gặp phải các vấn đề bất thường trong thai kỳ.
  • Nếu bố hoặc mẹ có bị rối loạn nhiễm sắc thể thì nên đi làm xét nghiệm, tham khảo ý kiến xem có khả năng di truyền sang thai nhi và dẫn đến sảy thai không.
  • Trong quá trình mang thai, tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc tây y có khả năng gây dị tật thai như kháng sinh, thuốc chống viêm,…
  • Để tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển thì mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Nếu đang bị thiếu hụt về nồng độ nội tiết tố, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách bổ sung ngay khi phát hiện bản thân có thai.
  • Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn thì cần phải loại bỏ trước khi có thai. Trong nhóm thực phẩm này chứa rất nhiều độc tố gây hại cho thai nhi.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái trong thời gian thai kỳ, thời gian làm việc và nghĩ ngơi cần được phân chia sao cho hợp lý, không thức quá khuya, luyện tập các bài tập dành cho thai phụ,…
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều chất độc hại, không lao động quá hoặc hoặc bưng bê vật nặng, tiến hành khám thai định kỳ.
  • Duy trì cân nặng ổn định trước và trong khoảng thời gian thai kỳ, không nên để cân nặng tăng mất kiểm soát dẫn đến thừa cân và béo phì.
  • Chủ động trong việc điều trị và kiểm soát các bệnh lý làm gia tăng nguy cơ sảy thai như bệnh về tuyến giáp, bệnh tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa,…

Trên đây là những thông tin cần biết về hiện tượng dọa sảy thai khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra các bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời. Dọa sảy thai làm gia tăng nguy cơ sảy thai, khi gặp phải tình trạng này mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà với 40 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh sản phụ khoa sẽ giúp chị em có cái nhìn đúng về bệnh cũng như giải pháp trị viêm âm đạo KHÔNG TÁI PHÁT.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *