Men gan là gì? Tăng – Giảm men gan gây ra vấn đề gì?

Nồng độ men gan tăng hoặc giảm có thể là dấu hiệu viêm gan, tổn thương chức năng gan hoặc xơ gan. Tìm hiểu các nguyên nhân gây thay đổi men gan để có biện pháp xử lý và điều trị phù hợp.

men gan
Tăng hoặc giảm men gan có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị y tế

Men gan là gì?

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, nằm ngay bên dưới cơ hoành và ở bên phải của bụng. Men gan là một loại enzyme có thể tăng các phản ứng hóa học trong cơ thể. Các loại enzyme phổ biến trong gan bao gồm:

  • Alanine transaminase (ALT)
  • Aspartate transaminase (AST)
  • Kiềm phosphatase (ALP)
  •  Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT)

Gan và men gan có nhiều chức năng và nhiệm vụ trong cơ thể, cụ thể bao gồm:

  • Sản xuất các protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể
  • Chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm để tạo năng lượng
  • Ngăn ngừa sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng bằng bằng cách lưu trữ một số vitamin, khoáng chất và đường
  • Sản xuất mật để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa tiêu hóa chất béo, hấp thụ vitamin A, D,E và vitamin K
  • Sản xuất các chất hỗ trợ đông máu
  • Hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách loại bỏ vi khuẩn khỏi máu
  • Loại bỏ các chất thừa, chất độc hoặc các chất không thể hấp thụ được của một số loại thuốc

Thay đổi nồng độ men gan có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và rối loạn gan hoặc có thể khiến người bệnh dễ mắc các bệnh về gan hơn.

Các loại men gan

Có nhiều loại men gan với chức năng và nhiệm vụ khác nhau bao gồm:

men gan cao
Có nhiều loại men gan với chức năng và nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể
  • Men gan Albumin: Đây là một loại men gan được gan sản xuất và có trong các tế bào máu. Khi gan bị tổn thương, nồng độ men gan Albumin có thể giảm xuống một cách nhanh chóng, do gan không thể sản xuất Albumin.
  • Men gan Globulin: Đây là loại protein được sản xuất ở gan và hệ thống miễn dịch. Globulin là một trong các loại protein chính trong máu có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm.
  • Men gan Bilirubin: Là loại men gan được sản xuất trong quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu. Thông thường thay đổi nồng độ Bilirubin không phải là dấu hiệu của các bệnh lý và thường liên quan đến tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Men gan Prothrombin: Là một loại enzyme được sản xuất ở gan và hỗ trợ thúc đẩy quá trình đông máu. Nồng độ Prothrombin thấp có thể dẫn đến tình trạng khó đông máu và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
  • Men gan Aspartate Aminotransferase (AST): Đây là một loại protein có ở tim, gan và một số cơ quan khác trong cơ thể. Thay đổi nồng độ AST có thể là dấu hiệu tổn thương gan nghiêm trọng cần điều trị y tế.
  • Men gan Alanine Aminotransferase (ALT): Đây là loại men gan được sản xuất ở gan nhằm mục đích chuyển hóa các loại protein trong cơ thể. Nồng độ ALT thấp thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng, tuy nhiên nồng độ ALT cao có thể là dấu hiệu tổn thương gan nghiêm trọng.
  • Men gan Alkaline Phosphatase (ALP): Đây là loại enzyme có mặt ở hầu hết các mô trong cơ thể, tuy nhiên thường phổ biến ở gan, xương và ống mật.
  • Men gan Gamma – glutamyl Transpeptidase (GGT): Đây là một loại enzyme được tìm thấy trong máu. Tăng hoặc giảm nồng độ men gan GGT thường liên quan đến việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên.
  • Men gan Lactate Dehydrogenase (LDH): Là loại men gan được tìm thấy ở gan. Nồng độ LDH có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các dấu hiệu nhận biết rối loạn men gan

Men gan cao hoặc men gan thấp thường không gây ra triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng. Bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ men gan ở những bệnh nhân có nguy cơ bệnh gan hoặc có các dấu hiệu viêm gan như:

men gan tăng
Men gan cao thường không có dấu hiệu nhận biết cụ thể
  • Vàng da hoặc vàng tròng mắt
  • Đau hoặc sưng ở bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Nước tiểu có màu đậm
  • Phân nhạt màu
  • Mất sức mạnh
  • Mệt mỏi
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Lá lách to
  • Đau bụng ở khu vực gan
  • Sưng bụng
  • Sốt
  • Giảm cân không rõ lý do

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm men gan đối với các bệnh nhân như:

  • Uống nhiều rượu hoặc lạm dụng thuốc
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh gan
  • Thừa cân, béo phì
  • Bệnh tiểu đường

Tăng – giảm men gan liên quan đến vấn đề gì?

Nếu gan bị tổn thương, men gan có thể thay đổi, nồng độ men gan có thể có sự chênh lệch so với bình thường. Cụ thể các rủi ro và ảnh hưởng khi tăng – giảm men gan có thể bao gồm:

1. Giảm men gan

Thông thường, nồng độ men gan trong máu thấp không phải là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, đôi khi một bệnh nhân có nồng độ men gan quá thấp so với lượng men gan bất thường có thể là dấu hiệu của các tổn thương gan nghiêm trọng.

Cụ thể men gan trong máu thấp có thể liên quan đến một số tình trạng như:

  • Bệnh tiêu chảy nghiêm trọng
  • Thiếu sắt
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Nhiễm trùng
  • Thiếu protein
  • Mang thai
  • Hạ canxi máu
  • Tiêu thụ quá nhiều chất béo
  • Bệnh gan nhiễm mỡ
  • U máu
  • Xơ gan giai đoạn đầu
  • Giảm lượng Phosphate trong máu
  • Suy dinh dưỡng
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

2. Tăng men gan

Hầu hết các trường hợp tăng men gan hay men gan cao có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan. Người có nồng độ men gan cao hơn bình thường có thể có vấn đề về gan hoặc các cơ quan khác, chẳng hạn như ống mật.

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến men gan tăng cao là bệnh gan nhiễm mỡ. Một số thống kê cho thấy có khoảng 25 – 50% người bệnh men gan cao có các dấu hiệu gan nhiễm mỡ. Cụ thể các nguyên nhân và bệnh lý có thể khiến men gan tăng cao bao gồm:

men gan tăng là bệnh gì
Men gan cao có thể là dấu hiệu tổn thương gan hoặc các bệnh lý liên quan khác
  • Bệnh gan nhiễm mỡ: Bệnh xảy ra khi các chất béo tích tụ trong gan, có thể dẫn đến mệt mỏi và đau ở bệnh phải của bụng.
  • Viêm gan: Có nhiều loại viêm gan khác nhau bao gồm viêm gan virus hoặc viêm gan không do nhiễm trùng. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm: Mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, đau khớp, buồn nôn, ăn mất ngon, đau bụng, sốt, nước tiểu có màu đậm, ngứa da, vàng da hoặc mắt. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm men gan cao để xác định tình trạng viêm gan.
  • Hội chứng chuyển hóa: Đây là một nhóm các triệu chứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm: Tăng men gan, đường huyết cao, huyết áp cao, thừa cân, cholesterol cao.
  • Rối loạn sử dụng rượu hoặc ma túy: Uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng ma túy có thể dẫn đến viêm gan, tổn thương gan với dấu hiệu phổ biến là gây tăng men gan.
  • Xơ gan: Xơ gan là một dạng tổn thương gan, dẫn đến hình thành sẹo gan vĩnh viễn và ngăn gan hoạt động bình thường. Các triệu chứng xơ gan có thể bao gồm tăng men gan, mệt mỏi mãn tính và ngứa da dữ dội.

Ngoài ra, một số nguyên nhân hiếm gặp khác có thể dẫn đến tăng men gan bao gồm:

  • Viêm gan tự miễn
  • Bệnh Celiac
  • Ung thư gan
  • Nhiễm virus Epstein-Barr, một loại virus có thể gây mụn rộp sinh dục
  • Ung thư gan
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân
  • Hemochromatosis, là tình trạng xảy ra khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt
  • Nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc máu
  • Bệnh viêm đa cơ hoặc xuất hiện các bệnh lý liên quan đến viêm cơ
  • Bệnh Wilson

Bên cạnh đó, một số loại thuốc, như thuốc giảm đau không kê đơn, có thể dẫn đến tình trạng tăng men gan.

Chẩn đoán và điều trị men gan tăng – giảm

Men gan thấp có thể không phải là dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên, men gan tăng cao có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng và cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.

1. Chẩn đoán

Để xét nghiệm men gan tăng – giảm, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ AST và ALT. Đây là hai loại enzyme mà gan sẽ sản xuất nhiều hơn khi bị tổn thương.

Nếu xét nghiệm nồng độ AST và ALT tăng cao, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chuyên môn để xác định nguyên nhân cơ bản và có biện pháp điều trị phù hợp.

2. Biện pháp xử lý

Việc xử lý và điều trị men gan tăng cao phụ thuộc vào việc kiểm soát các nguyên nhân cơ bản. Thông thường bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp như:

Bệnh gan nhiễm mỡ:

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh giảm cân để cải thiện các triệu chứng gan nhiễm mỡ. Các biện pháp kiểm soát cân nặng an toàn có thể bao gồm:

  • Tăng cường tập thể dục
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng
  • Cố gắng đốt cháy calo nhiều hơn lượng tiêu thụ

Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể về các biện pháp giảm cân an toàn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ngừng uống rượu để cải thiện các triệu chứng và tránh các tổn thương gan không thể phục hồi.

điều trị men gan tăng
Thay đổi lối sống và điều trị theo phác đồ của bác sĩ có thể cải thiện tình trạng nóng gan

Hội chứng chuyển hóa:

  • Thông thường các phương pháp điều trị bao gồm:
  • Giảm cân
  • Tập thể dục
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Kiểm soát lượng đường trong máu
  • Giảm căng thẳng

Viêm gan:

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng viêm gan là cấp tính hay mạn tính. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nghỉ ngơi tại nhà, uống nhiều chất lỏng, tránh uống rượu hoặc sử dụng thuốc kháng virus để cải thiện các triệu chứng.

Rối loạn sử dụng rượu:

Tình trạng này được xử lý bằng liệu pháp hành vi, thuốc hoặc các biện pháp xử lý khác. Bất cứ ai nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Xơ gan:

Đây là tình trạng tổn thương gan vĩnh viễn và có thể không để phục hồi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp tổn thương gan đến có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân, giảm lượng rượu tiêu thụ và điều trị các bệnh lý liên quan.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe của gan

Để phòng ngừa các nguy cơ dẫn đến tăng hoặc giảm men gan, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Quan hệ tình dục an toàn, luôn sử dụng bao cao su
  • Không sử dụng chung kim tiêm
  • Không lạm dụng rượu bởi vì rượu có chứa chất độc gây hại cho gan hoặc khiến các triệu chứng viêm gan trở nên nghiêm trọng hơn
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc bất cứ đồ vật nào có chứa máu
  • Tiêm phòng viêm gan A và B
  • Sử dụng thực phẩm và nước từ các nguồn an toàn, đặc biệt là khi sống hoặc du lịch đến các quốc gia có nguy cơ cao
  • Nếu cần sử dụng các loại thuốc điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc không kê đơn, chất bổ sung hoặc các loại thảo dược tự nhiên đang sử dụng để tránh tương tác và gây tổn hại cho gan
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường
  • Giữa nồng độ cholesterol ở mức ổn định

Men gan cao thường là một tình trạng tạm thời. Nồng độ men gan có thể trở lại bình thường nếu một người thay đổi lối sống và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý và rối loạn trong cơ thể. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần chú ý các triệu chứng và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *