Có máy đo đường huyết không cần lấy máu? Có chính xác?
Nội dung bài viết
Có máy đo đường huyết không cần lấy máu không là thắc mắc của không ít người bệnh bị tiểu đường. Đây được coi là một thiết bị đánh dấu bước tiến quan trọng trong ngành y tế. Máy giúp người bị bệnh tiểu đường kiểm tra và đo lường các chỉ số trong máu mà không cần phải lấy máu.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại máy đo đường huyết không cần mẫu máu khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có những thông tin cần thiết nhất về loại máy này.
Những loại máy đo đường huyết không cần lấy máu
Chính vì sự tiện lợi cũng như an toàn mà máy đo đường huyết mang lại, loại máy này đang dần trở thành một “người bạn” không thể thiếu trong gia đình của mỗi bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại của các loại máy đo đường huyết hiện nay khiến không ít người hoang mang. Không biết nên chọn loại nào mới đảm bảo chất lượng mà vẫn đáp ứng được nhu cầu và túi tiền của mình.
Mời bạn tham khảo một số loại máy đo đường huyết không cần mẫu máu phổ biến được chuyên gia y tế khuyên dùng sau đây. Hy vọng với các thông tin hữu ích này, các bạn có thể so sánh, đánh giá khách quan và lựa chọn cho mình một chiếc máy phù hợp nhất.
Máy đo đường huyết không cần lấy máu Omelon A1
Nước sản xuất: Nga
Công dụng: Máy đo đường huyết không cần máu Omelon A1 sẽ cho bạn kết quả đo huyết áp, mạch và đường huyết. Cụ thể loại máy này được sử dụng để:
- Đo huyết áp, mạch và tỉ lệ đường máu.
- Đo lượng đường trong máu cho cả người bình thường lẫn người bị tiểu đường loại 1.
- Đo lượng đường trong máu cho cả người bị tiểu đường loại 2.
Hướng dẫn sử dụng: Khi sử dụng máy, bạn cần ghi nhớ các nút như CTAPT (khởi động), BЬIБOP (lựa chọn), ПAMЯTЬ (ghi nhớ).
Trong đó: CTAPT là nút khởi động, BЬIБOP (lựa chọn) là nút để chuyển kết quả muốn xem hoặc tăng áp lực vào vòng bít và nút cuối cùng là ПAMЯTЬ (ghi nhớ), nút ghi nhớ kết quả đo trước. Trước khi đo đường huyết, bạn phải đo huyết áp tay trái và tay phải.
Sau khi đo thành công thì nhấn ПAMЯTЬ để ghi nhớ kết quả lần đo đầu. Sau đó, tiếp tục đo đường huyết bên tay phải. Sau khi đo cả 2 tay thì bấm nút BЬIБOP để xem kết quả cả 2 tay. Chỉ số đường huyết sẽ hiển thị sau khi bạn bấm nút BЬIБOP lần thứ 4.
Giá thành: 11.000.000 đồng
Máy đo đường huyết không cần lấy máu Omelon B2
Nước sản xuất: Nga
Công dụng:
- Đo huyết áp, tỷ lệ đường máu và mạch.
- Đo đường huyết cho người bình thường lẫn người bị tiểu đường.
Hướng dẫn sử dụng: Trước khi đo đường huyết với máy Omelon B2, bạn cần lắp pin và thử máy. Sau khi màn hình hiện lên 2 phút thì để máy tự tắt.
Bạn có thể bật bất cứ nút nào để sử dụng máy. Tiếp theo là cuốn vòng bít: ngửa lòng bàn tay với ống hơi gần động mạch chính, bóp vòng bít sao cho không khí bên trong bao quấn ra hết.
Để đo huyết áp, bạn nhấn nút CTAPT. Quá trình đo huyết áp lúc này sẽ diễn ra tự động: không khí bơm vào vòng bít, cùng thời gian đó đo nhịp tim, khi kết thúc thì không khí sẽ được xả ra khỏi vòng bít.
Màn hình sẽ hiển thị thông số đo được của huyết áp trên và huyết áp dưới. Sau đó trong vòng 2 phút đo huyết áp bên tay phải. Sau khi đo bên tay phải thì ấn nút ПAMЯTЬ. Sau khi đo ấn nút BЬIБOP để xem các kết quả.
Giá thành: 12.000.000 đồng
Máy đo đường huyết không cần lấy máu KG-01
Sản phẩm này là loại máy đo đường huyết sử dụng sóng lượng tử phân tích chỉ số sóng phát ra từ các hồng cầu máu.
Nước sản xuất: Mỹ
Công dụng:
- Định lượng nồng độ đường có trong máu.
- Kiểm tra tình trạng insulin có trong máu, xem quá trình chuyển đổi glucose diễn ra tốt hay không.
- Tổng hợp glucogen nhờ vào quá trình chuyển hóa từ glucose kết hợp với insulin.
Hướng dẫn sử dụng: Trước tiên, bệnh nhân cũng phải tiến hành đo huyết áp bên tay trái và bên tay phải. Để đo huyết áp bên tay trái, ấn nút CTAPT, máy sẽ tự động đo huyết áp.
Trong quá trình đo, nếu gặp vấn đề gì cần dừng lại, nhấn nút ПAMЯTЬ để ghi nhớ kết quả. Sau khoảng 2 phút thì tiếp tục đo huyết áp bên phải. Sau khi đo xong thì không cần ấn nút ПAMЯTЬ nữa mà có thể ấn nút BЬIБOP để xem kết quả lần lượt.
Giá thành: 5.500.000 đồng
Ưu, nhược điểm của máy đo đường huyết không cần lấy máu
Máy đo đường huyết không cần lấy máu có giá thành cao hơn các máy đo đường huyết thông thường. Vì vậy chi phí đầu tư ban đầu sẽ khá lớn, tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, máy đo đường huyết không cần lấy máu sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều. Bởi các loại máy này không cần đến các thiết bị vật tư đi kèm như que thử, kim chích máu…
Đặc biệt, với những bệnh nhân sợ quá trình lấy máu ở máy đo đường huyết thông thường thì máy đo đường huyết không cần mẫu máu sẽ giúp họ thoải mái hơn.
Ngoài ra, máy đo đường huyết không cần mẫu máu còn có công dụng đo huyết áp, đo nhịp tim nhờ vậy chỉ với một chiếc máy, bạn đã có thể chủ động theo dõi các chỉ số sức khỏe ngay tại nhà.
Tuy nhiên, giá thành hơi cao cũng trở thành một nhược điểm lớn của loại máy này vì không phải bệnh nhân mắc tiểu đường nào cũng có đủ tài chính để đầu tư ngay một chiếc máy.
Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc theo dõi và kiểm tra đường huyết thường xuyên là rất quan trọng. Bởi vì việc đó giúp người bệnh có thể theo dõi được tình trạng, diễn tiến của bệnh để có những biện pháp điều chỉnh và can thiệp kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu
Với việc sử dụng máy đo đường huyết không lấy máu, người bệnh có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng bệnh của mình một cách chính xác và thuận tiện. Tuy nhiên, để sử dụng các loại máy mang lại kết quả chính xác, bạn cần phải có những lưu ý nhất định:
- Lựa chọn những dòng máy của các thương hiệu uy tín, tin dùng để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn và chính xác cao nhất.
- Khi mua máy nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia trước để chọn mua loại máy chất lượng và phù hợp với túi tiền cá nhân.
- Nên mua ở những cửa hiệu, đại lý phân phối chính hãng trên toàn quốc để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Không nên ăn, uống đồ có chất cồn, hút thuốc lá, tập thể thao và tắm trước khi đo đường huyết.
- Trước và trong khi đo huyết áp cần bình tĩnh và thả lỏng, giữ im lặng trong khi đo để có kết quả đo chính xác.
Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường còn do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động. Vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
- Cần cắt giảm và hạn chế các loại thực phẩm gây tăng lượng đường trong cơ thể như cơm trắng, hoa quả ngọt, đồ ngọt, thịt đỏ… Thay vào đó là bổ sung các chất dinh dưỡng từ các loại rau xanh, thịt trắng, hoa quả ít ngọt, gạo lứt…
- Hạn chế ăn những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng… vì những loại thực phẩm này rất dễ làm tăng lượng mỡ trong máu, tăng cân…
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày với những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ … tránh tập luyện quá sức gây phản tác dụng.
Máy đo đường huyết không cần lấy máu giúp người bệnh có thể kiểm tra tình hình sức khỏe một cách đơn giản và tiện lợi. Nếu đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ, người bệnh sẽ biết cách sử dụng máy hiệu quả và chính xác nhất. Từ đó có thể kiểm soát đường huyết mà không cần phải lấy máu gây đau đớn, mất thời gian và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm từ tiểu đường gây ra.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!