Đường huyết là gì? Chỉ số đường huyết bình thường – Cao?
Nội dung bài viết
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là chứng bệnh phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo dõi chỉ số đường huyết của cơ thể thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết là gì?
Đường huyết hay còn gọi là glucose máu là nguồn năng lượng không thể thiếu của cơ thể. Đây cũng chính là nhiên liệu vô cùng quan trọng cho hoạt động của hệ thần kinh, não bộ và toàn bộ hoạt động của cơ thể.
Chỉ số đường huyết – Glycemic Index viết tắt là GL là chỉ số nồng độ đường có trong máu. Thông thường, nồng độ này được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl.
Chỉ số này luôn luôn tồn tại trong cơ thể và có thể thay đổi liên tục dựa vào chế độ ăn uống sinh hoạt và dùng thuốc hàng ngày. Glucose máu được phân thành 4 loại như sau: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h, sau ăn 2h và đường huyết bất kỳ.
Ngoài ra, nồng độ glucose máu còn được thể hiện qua chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số được dùng để chẩn đoán tiểu đường khi chỉ số này không phụ thuộc vào thời điểm trước hay sau khi ăn của người bệnh.
Tại thời điểm khảo sát, dựa vào chỉ số này có thể xác định được người bệnh đang bình thường hay có dấu hiệu tiền tiểu đường hoặc bị tiểu đường hay người bệnh đang trong tình trạng bị hạ glucose máu.
Chỉ số đường huyết thế nào là bình thường?
Chỉ số đường huyết có thể thể hiện người có bình thường hay đang có những dấu hiệu hạ đường huyết, lượng đường trong máu cao có nguy cơ tiểu đường.
Chỉ số bình thường
Chỉ số đường huyết được coi là bình thường còn dựa trên thời điểm kiểm tra. Trong đó, chỉ số bình thường trong các thời điểm đo như sau:
- Chỉ số bất kỳ
Nồng độ đường trong máu bất kỳ được đo vào bất cứ thời điểm nào trong ngày không căn cứ vào thời điểm trước hoặc sau khi ăn. Trong lần kiểm tra này, mức độ an toàn khi có chỉ số < 140 mg/dL tương đương với < 7,8 mmol/L.
- Chỉ số lúc đói
Chỉ số này được đo vào thời điểm buổi sáng sớm, người bệnh đã nhịn ăn uống ít nhất 8 tiếng trở lên. Chỉ số này nếu bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 70 mg/dL (tương đương 3,9 mmol/L) đến 92 mg/dL (tương đương 5,0mmol/L).
- Chỉ số sau ăn
Chỉ số này sau ăn được đo vào khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn. Mức bình thường sẽ dưới 140 mg/dL (tương đương 7,8 mmol/L).
- Chỉ số trước khi đi ngủ
Chỉ số này trước khi đi ngủ dao động trong khoảng từ 110 đến 150 mg/dL (tương đương khoảng 6,0 đến 8,3 mmol/L) là chỉ số bình thường.
- Chỉ số HbA1c
Đây là chỉ số đường dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Chỉ số này gần như không bị tác động bởi thời điểm kiểm tra và nếu ở người bình thường sẽ luôn dao động ở mức từ 5,5% đến 6,2%.
Đường huyết cao
Chỉ số đường máu cao khi có mức chỉ số cao hơn mức cao nhất trong khoảng chỉ số bình thường tại thời điểm đo. Bên cạnh đó, lượng HbA1c được đo lớn hơn 7% cũng là mức độ cảnh báo nguy cơ bị tiểu đường.
Ngoài ra, chỉ số glucose máu cao có thể còn do nguyên nhân tế bào tuyến tụy bị giảm khả năng tiết đủ insulin cho cơ thể. Chỉ số cao ngoài việc có thể dẫn tới bệnh tiểu đường còn khiến các bộ phận khác trên cơ thể bị tổn thương, nhất là tuyến tụy và có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng khi lượng đường trong máu xuống thấp, dưới 70 mg/dL (tương đương 3.9 mmol/L). Đây là tình trạng cấp tính rất nguy hiểm khiến người bệnh có thể hôn mê dẫn tới tổn thương não. Do đó, đây là tình trạng cần được cấp cứu kịp thời.
Những lưu ý để giữ mức đường trong máu ổn định
Giữ chỉ số đường huyết ổn định là nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh được các bệnh tiểu đường. Để giữ ổn định đường huyết cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cần theo dõi chỉ số thường xuyên, đều đặn. Đây là việc làm rất quan trọng nhất là đối với bệnh nhân có nguy cơ tiểu đường, tiểu đường hoặc hạ nồng độ đường trong máu để kiểm soát và có biện pháp xử trí kịp thời.
- Xây dựng một lối sống lành mạnh. Nên tập thể dục thường xuyên ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày. Việc tập thể dục sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường và tăng tiết insulin tự nhiên cho cơ thể.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học hàng ngày. Điều này là một trong những yếu tố tiên quyết giúp ổn định đường trong máu.
Vậy cần ăn gì để ổn định đường huyết?
Dưới đây là một số thực phẩm giúp người bệnh ổn định đường huyết, phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả:
- Nhóm hoa quả và rau củ
Tăng cường bổ sung hoa quả và rau củ trong thực đơn hàng ngày giúp ổn định lượng đường trong máu nhất là hoa quả có màu xanh hoặc đỏ tươi.
Đây là những thực phẩm chứa nhiều hoạt chất anthocyanins giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Vitamin C có nhiều trong rau củ quả giúp tăng sức đề kháng và giảm lượng đường trong máu lúc đói rất hiệu quả.
Một số loại rau nên bổ sung như sau: Các loại rau họ cải, nhất là bông cải xanh; rau xanh; nho và dâu tây… Nên tránh những hoa quả có chứa nhiều glucose.
- Bổ sung sữa
Sữa giàu năng lượng và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với người có chỉ số đường huyết cao nên bổ sung sữa không đường sẽ giúp điều chỉnh này ở mức ổn định.
Bên cạnh đó, enzyme và protein trong sữa sẽ giúp quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể diễn ra chậm hơn, hạn chế hấp thu glucose trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể.
- Thực phẩm nguyên hạt
Người có lượng glucose máu cao cần hạn chế ăn tinh bột và đồ ngọt. Vì thế, việc bổ sung tinh bột và chất xơ bằng thực phẩm nguyên hạt sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể và hạn chế dung nạp glucose trong máu.
Người có chỉ số đường trong máu cao có thể ăn bổ sung bánh mì đen, gạo lứt, bột yến mạch hoặc yến mạch nguyên hạt.
- Nhóm thực phẩm giàu protein và ít chất béo
Đây là nhóm thực phẩm rất quan trọng đối với những người cần kiểm soát chỉ số đường trong máu. Protein giúp cơ thể no lâu và bổ sung nhiều năng lượng.
Một số thực phẩm giàu protein và ít chất béo là cá, thịt gia cầm và protein thực phẩm từ các loại đậu, hạt như đậu nành, đậu đen, dầu ô liu…
Những người có chỉ số đường trong máu cao nên tránh nhóm thực phẩm sau hoặc ăn ở mức độ vừa phải. Nhóm giàu tinh bột như gạo trắng, bánh mì trắng hoặc mì ăn liền; nước ngọt đóng chai, hoa quả khô và các sản phẩm có chứa hàm lượng đường cao có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến sau ăn.
Ngoài ra để giảm chỉ số glucose trong máu sau ăn, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn quá no và uống nhiều nước bổ sung cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần theo dõi chỉ số đường huyết sau khi ăn thật cẩn thận để biết được món ăn nào có khả năng dung nạp glucose trong cơ thể nhiều, từ đó có thể xây dựng được thực đơn khoa học và phù hợp với thể trạng.
Việc ổn định đường huyết sẽ khiến phòng ngừa được nguy cơ tiểu đường. Đối với những người có đường huyết cao hoặc thấp sẽ giảm được nguy cơ biến chứng cấp tính nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chỉ số đường huyết. Nắm được ý nghĩa và phân loại chỉ số này giúp bạn có được hiểu biết căn bản về bệnh tiểu đường, từ đó có những cách bảo vệ sức khỏe của mình phù hợp.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!