Dấu hiệu dị ứng bột ngọt và cách chữa trị tốt nhất
Nội dung bài viết
Dị ứng bột ngọt là một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên chúng có thể gây nhiều biểu hiện nghiêm trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là hiện tượng đau đầu, chóng mặt, tức ngực, thậm chí gây sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng.
Dấu hiệu dị ứng bột ngọt
Dị ứng bột ngọt là khi con người thu nạp một số lượng bột ngọt vào cơ thể dù là nhiều hay ít thì cũng gây ra những hiện tượng kích ứng.
Đặc biệt là đối với những người có cơ địa nhạy cảm, nếu ăn bột ngọt sẽ xảy ra những biểu hiện dễ nhận biết như sau:
- Đau ngực và đau đầu nhẹ.
- Nổi những nốt ban đỏ trên da.
- Ngạt mũi và sổ mũi liên tục.
- Sưng miệng, lưỡi, cổ họng, nướu,…
- Nhức mắt, thị lực suy giảm.
- Buồn nôn hoặc nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Suy nhược cơ thể, trầm cảm, tâm trạng thay đổi.
Ngoài ra, một số những triệu chứng nghiêm trọng hơn cũng có thể gặp ở nhiều đối tượng như đau tức ngực kèm khó thở, nhịp tim đập nhanh, tụt huyết áp, sốc phản vệ,…
Nguyên nhân gây dị ứng bột ngọt
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng trong bột ngọt có chứa những chất hay tác nhân có khả năng gây dị ứng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng dị ứng bột ngọt?
Nhầm lẫn bột ngọt cùng các tác nhân khác
Rất nhiều người bệnh khi bị dị ứng bởi việc ăn các món ăn có chứa bột ngọt liền mặc định rằng tình trạng này là do bột ngọt gây nên. Tuy nhiên, thực tế rằng do cơ địa của bạn đang dị ứng với các tác nhân khác cùng lúc như:
- Dị ứng với hải sản, đậu phộng, bơ, ngũ cốc, tôm, cua,…
- Cơ thể mệt mỏi do lao động, mang vác quá mức gây đau vai, suy nhược.
- Thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến mề đay nổi mẩn.
Cơ địa bị nhạy cảm quá mức
Cũng có rất nhiều trường hợp có cơ địa sẵn bị nhạy cảm quá mức và luôn dị ứng với thức ăn, trong đó có cả bột ngọt. Nếu người bệnh sử dụng một số lượng bột ngọt ở mức vừa phải, hợp lý thì sẽ không gây bất kỳ hiện tượng nào.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng thì sẽ khiến cơ thể dư thừa chất, gây áp lực lên gan, thận và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.
Chất có khả năng gây dị ứng trong bột ngọt thường là Monosodium – loại chất có tác dụng kích thích và tăng cường vị giác. Nếu cơ thể quá dư thừa loại chất này sẽ là một mối đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe của chúng ta.
Trong trường hợp dị ứng bột ngọt ở dạng nhẹ, chúng sẽ tự khỏi sau 1 – 2 giờ hoặc sau vài ngày, bởi vậy người bệnh không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy rằng những biểu hiện trên cơ thể là bất thường và khó chịu thì cần thăm khám bác sĩ ngay để được kiểm soát kịp thời, tránh gây biến chứng.
Bột ngọt kém chất lượng
Thêm một nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng với bột ngọt đó là việc ăn phải loại bột ngọt kém chất lượng, bột ngọt giả có chứa nhiều các chất độc hại.
Khi đó, không phải người bệnh bị dị ứng bột ngọt thông thường mà đó là dị ứng với các chất hóa học có trong đó.
Trường hợp này rất dễ xảy ra khi chúng ta thường xuyên phải ăn những món ăn có sẵn ngoài hàng quán, việc không đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm kết hợp với cơ địa nhạy cảm sẽ hình thành dị ứng.
Cách chữa dị ứng bột ngọt hiệu quả
Ngay khi nhận thấy rằng bản thân có dấu hiệu bị dị ứng với bột ngọt, biện pháp an toàn nhất là nên đến các đơn vị y tế gần nhất để kiểm tra nhanh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng của cơ thể để đánh giá mức độ dị ứng là nhẹ hay nặng, từ đó xác định phương án điều trị thích hợp.
Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng nặng thì có thể được chỉ định thực hiện thêm đo nhịp tim, huyết áp, đường thở để phòng ngừa sốc phản vệ.
Thuốc trị dị ứng bột ngọt
Một số loại thuốc thường được kê đơn như:
- Thuốc kháng Histamin: Dùng cho trường hợp dị ứng nhẹ, thuốc sẽ giúp ức chế sự sản sinh, thu nạp Histamin, từ đó giúp kiểm soát những triệu chứng của dị ứng, giảm ngứa ngáy, sưng tấy, khó thở.
- Thuốc epinephrine dạng tiêm: Thuốc được sử dụng trong trường hợp bị dị ứng nặng hơn, dùng để tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
- Thuốc trị hen suyễn: Ngoài ra trong một số trường hợp bị dị ứng có tiền sử hen suyễn sẽ được chỉ định thêm thuốc chống hen suyễn để cải thiện bệnh.
- Nếu bạn bị đau đầu, có thể dùng thêm một số liều thuốc giảm đau không kê đơn.
Trị dị ứng bột ngọt tại nhà
Ngoài ra, ngay khi tình trạng dị ứng còn nhẹ thì người bệnh nên thực hiện một số biện pháp sau để giúp làm giảm dị ứng nhanh, kiểm soát tạm thời cơn dị ứng trước khi đến bệnh viện điều trị:
- Uống nước chanh: Chanh là một loại quả có chứa rất nhiều vitamin C giúp chống các gốc tự do phát triển trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Từ đó cải thiện hệ miễn dịch và làm giảm triệu chứng dị ứng đi đáng kể. Hãy uống 1 ly nước chanh ấm pha cùng với một chút muối, nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Nếu có thể, hãy cố gắng nôn ra những gì mà bạn đã ăn trước đó.
- Uống nhiều nước lọc: Khi bị dị ứng, bạn có thể giảm nhẹ tình trạng kích ứng tại dạ dày bằng cách uống thật nhiều nước lọc cùng một lúc. Cách này sẽ giúp cho giảm nồng độ chất có trong dạ dày, giảm dị ứng, tăng cường chức năng đào thải của gan thận để thải hết độc tố của bột ngọt ra bên ngoài. Bởi vậy khi cảm thấy khó chịu bởi dị ứng, bạn nên uống nước ngay.
- Uống trà thảo mộc: Trà thảo mộc tự nhiên như trà gừng, trà nhài, trà xanh, trà cúc la mã,… cũng là một giải pháp tốt trong trường hợp bị dị ứng bột ngọt ở dạng nhẹ. Trong trà có chứa nhiều dược tính tự nhiên an toàn và lành tính, sẽ giúp giảm trừ những vết ban đỏ và ngứa ngáy trên da. Bên cạnh đó sẽ giúp bổ gan, giải trừ độc tố có hại.
- Ăn nhiều trái cây: Bạn cũng có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây có múi như cam, chanh, bưởi,… hoặc táo, dâu tây,… Những loại quả này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, giảm bớt những cơn chóng mặt, buồn nôn hay khó thở do dị ứng gây nên. Hãy ăn một quả cam ngay khi cảm nhận bản thân bị dị ứng nhé!
Lưu ý dùng bột ngọt để tránh gây kích ứng
Không phải ngẫu nhiên bột ngọt là tác nhân gây dị ứng, nếu bạn đọc tuân thủ một số phương pháp trong quá trình nấu nướng sau sẽ giúp làm giảm nguy cơ khiến bạn bị dị ứng với bột ngọt.
- Tránh nấu bột ngọt ở nhiệt cao: Nêm nếm bột ngọt ngay khi còn đun thức ăn trên bếp sẽ rất dễ làm cho những thành phần có trong bột ngọt bị biến tính, gây nên tình trạng ngộ độc. Hơn nữa việc biến đổi thành phần cũng khiến cho hương vị của món ăn thay đổi và ảnh hưởng đến vị giác. Chúng ta chỉ nên nêm bột ngọt vào lúc nhiệt độ khoảng 70 – 80% để an toàn.
- Tránh dùng bột ngọt ở nhiệt độ lạnh: Nếu như nấu ở nhiệt độ cao khiến cho bột ngọt bị biến tính thì việc nêm bột ngọt ở nhiệt độ thấp sẽ khiến cho bột không thể tan hết và không có khả năng ngấm vào thức ăn.
- Thời gian nêm bột ngọt hợp lý: Đó là vào khoảng sau khi đun thức ăn xong và tắt bếp, lúc này là nhiệt độ lý tưởng cho bột ngọt có thể tan đều, ngấm vào thức ăn mà không hình thành độc tính. Nhờ đó bạn có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Tránh dùng kèm với món chua: Những món chua có nhiều axit như món nộm, nem chua, cà muối, dưa muối,… thì tránh dùng cùng với bột ngọt bởi chúng có thể tạo ra các phản ứng hóa học tạo thành các hợp chất khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
- Không dùng với đồ chiên rán: Nếu dùng bột ngọt cùng những món chiên vàng giòn sẽ làm giảm đi độ ngon của chúng, bột ngọt ở trên bề mặt dầu mỡ không thể tan được, khi ăn sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến dạ dày.
- Dùng bột ngọt với lượng vừa phải: Rất nhiều người quan niệm rằng nêm nhiều bột ngọt sẽ khiến món ăn đậm vị và ngon miệng hơn. Thói quen này gây ra tình trạng dư thừa lượng bột ngọt mà chúng ta nạp vào cơ thể trong một ngày. Do đó, hãy nêm nếm ở mức vừa phải, không dùng quá 6g bột ngọt/ ngày để tránh tác hại cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu dị ứng bột ngọt cũng như cách điều trị nhanh mà các bạn nên biết. Hy vọng bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình thật tốt.
Có thể bạn quan tâm:
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!