Dị ứng kim loại (niken, crom, …): Dấu hiệu & cách xử lý

Dị ứng kim loại là một loại dị ứng trên da do tiếp xúc với một số loại kim loại nặng. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp chỉ là ít hơn so với các dạng dị ứng hay bệnh lý về da khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm tổng thể về hiện tượng này và biện pháp phòng ngừa bệnh.

Dị ứng kim loại là gì? Có nguy hiểm không?

Kim loại là một loại vật chất gắn liền với cuộc sống của chúng ta, gần như mọi đồ vật đều có sự xuất hiện của kim loại. Đặc biệt, chúng thường xuất hiện trong nữ trang, phụ kiện quần áo, thậm chí là những miếng niềng răng y tế hay đinh cố định xương,…

Những đồ vật này thường được làm bằng inox, chrome, niken, vàng, bạc,.. để đảm bảo tuổi thọ, tính thẩm mỹ. Dù vậy, những kim loại này lại có thể khiến cơ thể trở nên mẫn cảm hơn gây ra tình trạng dị ứng.

bi-di-ung-kim-loai
Dị ứng kim loại xuất hiện khi ta sử dụng trang sức, phụ kiện,…

Theo thống kê, kim loại có tỉ lệ gây phản ứng nhất cao nhất chính là niken và niken cũng là kim loại được sử dụng rất nhiều giúp chống lại sự xói mòn, oxy hóa do được sản xuất dưới dạng thép không gỉ hoặc xuất hiện trong cả dầu gội đầu, xà phòng, các loại dung dịch tẩy rửa. Có khoảng 17% nữ giới và 3% nam giới dị ứng với kim loại này.

Theo nhận định của các bác sĩ, dị ứng kim loại cũng tương tự như các loại dị ứng khác và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Các triệu chứng dị ứng sẽ biến mất khi người dùng ngưng sử dụng các đồ vật tiếp xúc trực tiếp trên da.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Đây còn gọi là trường hợp dị ứng cấp tính và tất nhiên dị ứng cũng có thể xảy ra tình trạng dị ứng mãn tính nếu người bệnh tiếp tục để da tiếp xúc các loại kim loại.

Trường hợp sốc phản vệ gần như không xảy ra đối với trường hợp này. Tuy nhiên việc cào gãi các vết dị ứng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng da khá nghiêm trọng và cần xử lý gấp.

Các vết dị ứng đặc biệt là khi đã bị bội nhiễm nếu không được xử lý sớm thì cũng có thể dễ biến thành sẹo sau khi đã khỏi gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Dấu hiệu dị ứng kim loại thường gặp nhất

Giống như các biểu hiện của dị ứng khác, dị ứng kim loại sẽ có những đặc điểm sau:

  • Da ngứa ngáy đặc biệt khi tiếp xúc với nước và mồ hôi.
  • Xuất hiện ban đỏ nổi sần tại bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với kim loại và các khu vực quanh đó. Tuy nhiên cũng có trường hợp khu vực tiếp xúc trực tiếp chưa nổi mề đay mẩn ngứa ngay mà các khu vực đã từng chạm vào kim loại lại phản ứng trước. Ví dụ, da bạn dị ứng với kim loại đeo trên tay nhưng khi bạn sờ lên mặt nhiều, sờ vào bắp tay nhiều thì có thể hai vùng da này sẽ lên dị ứng trước.
nguyen-nhan-deo-trang-suc-bac-bi-ngua-di-ung
Có những vị trí da không tiếp xúc trực tiếp với các phụ kiện nhưng cũng sẽ phản ứng khi bị sượt qua
  • Có thể xuất hiện mụn nước nhỏ gây ngứa bỏng rát, bong tróc da.
  • Các cơ quan thuộc hệ thống hô hấp có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, ho, sổ mũi, hắt xì,..
  • Sưng phù da.

Dấu hiệu dị ứng kim loại đa số sẽ phát triển trên da hơn là các phản ứng trong cơ thể. Khả năng phát ban toàn thân cũng sẽ ít hơn nhưng vẫn sẽ xuất hiện trong trường hợp sử dụng các loại thuốc, thức ăn chứa hàm lượng kim loại nặng cao gây kích ứng trong cơ thể.

So với các trang sức, dị ứng kim loại do ăn uống sẽ khó phát hiện ra hơn do có thể nhầm lẫn với dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm.

Dị ứng kim loại do đâu?

Trên thực tế ngay việc đeo, sử dụng kim loại hàng ngày cũng khiến cơ thể phản ứng lại nhưng theo một cách nhẹ nhàng hơn. Tuy vậy có những thời điểm cơ thể trở nên quá mẫn hoặc bị rối loạn hệ miễn dịch.

Tế bào bạch cầu có nhiệm vụ tấn công các yếu tố dị nguyên gây hại cho cơ thể có thể nhầm lẫn, báo động cho ta bằng các triệu chứng dị ứng. Chính vì vậy, có những sản phẩm ta sử dụng rất thường xuyên nhưng đôi khi lại gây ra dị ứng.

Không chỉ riêng hệ miễn dịch, dị ứng kim loại cũng do nhiều yếu tố khác tạo nên như thành phần kim loại của sản phẩm, do kim loại tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, do kim loại tiếp xúc với mồ hôi cơ thể,..

Các thành phần kim loại dễ gây kích ứng như chrome, niken, coban,.. trong các sản phẩm nữ trang, phụ kiện, đồ ăn, thức uống càng cao thì tỉ lệ dị ứng cũng sẽ tỉ lệ thuận với chúng.

Chính vì vậy ta cũng nên để ý một chút về:

  • Trang sức vàng bạc có kết cấu cứng cáp hơn, bóng sáng bình thường do được mạ niken, đồng.
  • Tình trạng da ngả màu, xỉn màu đặc biệt tại vùng đeo trang sức kim loại sau khi uống thuốc hoặc ăn các thực phẩm như socola, đậu nành, một vài loại hạt tươi,…
  • Tình trạng ngứa bất thường, bong tróc da khi sử dụng các loại xà phòng, hóa chất hoặc đổ mồ hôi nhiều tại khu vực da đeo trang sức như nhẫn, vòng tay.
  • Tình trạng trang sức, phụ kiện kém chất lượng hay bị xỉn màu, đổ màu xanh, vàng trên da.

Cách điều trị dị ứng kim loại hiệu quả

Ngay khi cơ thể xuất hiện những phản ứng dữ dội với trang sức, phụ kiện kim loại ta phải tháo bỏ chúng ngay lập tức và nên rửa lại khu vực da đó bằng nước muối loãng.

Ngoài ra, ta có thể tham khảo theo một số cách điều trị dị ứng kim loại như sau:

Chữa dị ứng bằng Tây y

Đây là phương pháp giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Dẫu vậy, việc điều trị cần thực hiện dưới sự giám sát của người có chuyên môn vì các loại thuốc tân dược chứa rất nhiều hợp chất hóa học bao gồm cả các loại có thể gây ra phản ứng tiêu cực trên cơ thể nếu sử dụng sai liều lượng, sai cách.

hinh-anh-kem-boi-ngoai-da-corticoid

Dù một số loại thuốc không cần bác sĩ kê đơn như các loại thuốc giảm nổi mề đay, giảm ngứa do histamin… Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đọc hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng.

Ta có thể tham khảo liệu trình điều trị bằng thuốc Tây y như sau:

  • Thuốc uống kháng histamin giảm triệu chứng dị ứng không kê đơn: Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine,..
  • Thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng đau khi xuất hiện thêm các triệu chứng nặng.
  • Thuốc bôi chứa hydrocortisone giảm viêm nhanh chóng.
  • Thuốc bôi chứa corticoid giảm triệu chứng dị ứng, bội nhiễm nhanh chóng.
  • Các viên uống vitamin tổng hợp giúp cải thiện, điều hòa hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, khi thăm khám ở bệnh viện, phòng khám thì người bệnh cũng sẽ biết rõ tình trạng cơ thể dị ứng với kim loại nào, việc này giúp ích người bệnh hơn so với việc tự điều trị.

Theo đó, các bác sĩ sẽ thử bảng kim loại trên da để biết chính xác da gặp phản ứng mạnh với loại chất nào.

Đông y trị dị ứng kim loại

Đông y chữa dị ứng thường có tác dụng chậm hơn, các bài thuốc đòi hỏi người bệnh phải mất thời gian pha chế và các vị thuốc cũng không hề dễ uống. Các bài thuốc này cũng cần những bác sĩ có chuyên môn kê để mang tới hiệu quả chính xác nhất.

Ở đây, chúng tôi chỉ thông tin bài thuốc giúp giảm triệu chứng nổi mề đay, một hiện tượng rất chung ở dị ứng. Theo lý thuyết của Đông y, mề đay gây ra khi 2 yếu tố là phong hàn và huyết nhiệt tác động với nhau.

Lưu ý: Người bệnh cần khám chi tiết mới có thể biết được đâu là nguyên nhân chính từ đó lên bài thuốc điều trị phù hợp nhất. Bài thuốc tham khảo về dị ứng do phong nhiệt gây ra: Ngân Kiều Tán giảm lược

Chuẩn bị: 10g mỗi vị Ngân hoa, Sinh địa, Bèo cái, Lá đơn, Liên kiều, Ngưu bàng, Đại thanh diệp, Đan bì, 6g mỗi loại Kinh giới, Cam thảo, Thuyền thoái, Phòng phong.

Thực hiện:

  • Sơ chế các vị thuốc bằng cách rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Đun các vị thuốc với nước sạch tới khi gần cạn.
  • Ngày uống 1 – 2 lần tùy theo tình trạng dị ứng và uống tới khi bệnh tình thuyên giảm.

Mẹo chữa dị ứng tại nhà theo dân gian

Bên cạnh 2 phương pháp điều trị bệnh là Tây y và Đông y, ta còn có thể tham khảo mẹo chữa tại nhà vô cùng lành tính mà vẫn mang lại hiệu quả.

Dẫu vậy, phương pháp này cũng có rủi ro do không được bác sĩ giám sát và hướng dẫn. Chưa kể rằng ta cũng có khả năng bị dị ứng nặng hơn nếu không cẩn thận.

Ta có thể sử dụng các cách sau:

  • Sử dụng các loại lá thảo dược tự nhiên để tắm, rửa vết thương như lá khế, lá sài đất, lá cây nhọ nồi,.. Ta chỉ cần nấu một trong các loại lá này với nước sôi rồi tắm và vệ sinh vết dị ứng. Mỗi ngày thực hiện 1 lần hoặc thực hiện khi cơn ngứa kéo tới.
  • Sử dụng kem dưỡng, kem cấp ẩm lành tính không chứa kim loại nặng, neomycin để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da lành nhanh.
  • Dùng gạc sạch thấm nước đắp lên vùng da bị dị ứng hoặc gel nha đam, dầu dừa để làm giảm các triệu chứng ngứa, khó chịu, bỏng rộp của dị ứng.
  • Tắm hoặc đắp một số loại dược liệu tự nhiên khác giúp giảm kích ứng da như sữa chua, yến mạch,…

Biện pháp phòng ngừa dị ứng kim loại hiệu quả

Bên cạnh cách điều trị ta cũng nên lưu ý về các biện pháp phòng ngừa dị ứng kim loại hiệu quả.

  • Giảm thời gian đeo trang sức kim loại: Vì hệ miễn dịch đôi khi có thể nhầm lẫn các tác nhân gây hại cho cơ thể nên ta nên giảm thời gian đeo các loại trang sức đặc biệt khi mệt mỏi hoặc khi cơ thể đang dị ứng với dị nguyên khác.
  • Dùng sơn bóng móng tay sơn lên trang sức: Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa da và kim loại. Nếu bạn thường xuyên bị dị ứng nhưng vẫn muốn sử dụng các loại trang sức kim loại thì đây sẽ là biện pháp cứu cánh vô cùng hiệu quả.
  • Không đeo, ép quá chật các trang sức: Việc đeo các trang sức quá chật khiến da bị bí tắc không thể thở khiến mức độ nhạy cảm và phản ứng của hệ miễn dịch tăng lên. Chính vì vậy, hãy nới lỏng khoảng 1cm để các phụ kiện trang sức và da không bị chèn ép quá mức. Luôn lựa chọn các loại trang sức uy tín chẳng hạn như Bạc 925 hay Vàng 9999, chúng ít bị pha tạp chất hơn cả.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng dị ứng kim loại, dẫu biết kim loại là một vật chất gắn liền với đời sống của chúng ta nhưng hãy sử dụng hợp lý hơn để tránh những phản ứng tiêu cực diễn ra trên cơ thể.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (3 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *