Dị ứng phấn hoa: Triệu chứng, cách xử lý, điều trị

Dị ứng phấn hoa đem đến nhiều phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Không những vậy, với đặc tính siêu nhỏ, phấn hoa ẩn trong không khí khiến việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh rất khó khăn. Vậy, hiện tượng này có thể điều trị và phòng ngừa hay không?

Dị ứng phấn hoa là bị? Phân loại dị ứng?

Phấn hoa là một trong các tác nhân gây dị ứng phổ biến, đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Với những người mắc căn bệnh này, hệ miễn dịch sẽ nhận diện phấn hoa như một kẻ xâm nhập trái phép, từ đó tạo ra các phản hồi bất lợi với cơ thể.

Dị ứng phấn hoa là hiện tượng hệ miễn dịch tạo phản ứng bất lợi khi tiếp xúc với phấn hoa
Dị ứng phấn hoa là hiện tượng hệ miễn dịch tạo phản ứng bất lợi khi tiếp xúc với phấn hoa

Phấn hoa được biểu hiện dưới dạng bột mịn nhỏ, dễ bay và phát tán trong không khí. Do đó, bệnh lý này có xu hướng xảy ra vào những ngày thiết tiết khô và lộng gió. Mặc dù vậy, cũng có khá nhiều trường hợp bệnh xuất hiện quanh năm.

Đối với câu hỏi dị ứng phấn hoa có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết đây là tình trạng sức khỏe khá lành tính. Tuy nhiên, bệnh lại gây ra nhiều khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống.

Việc dị ứng với loại hoa nào phụ thuộc đặc điểm hệ miễn dịch của từng người. Dưới đây là một số loại dị ứng thường gặp như:

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]
  • Dị ứng phấn hoa bạch dương

Bạch Dương là loài hoa giải phóng khá nhiều phấn vào không khí. Theo ước tính, một cây bạch dương có thể phát tán 5 triệu hạt phấn và khoảng cách di chuyển trong gió của hạt phấn này lên đến hơn 90m. Vì vậy, với những người bị dị ứng với hoa bạch dương cần che chắn kĩ, nhất là vào mùa Xuân.

  • Dị ứng phấn hoa sồi

Tương tự như hoa bạch dương, hoa sồi cũng phát tán rất nhiều phấn ra không khí. Tuy nhiên, phấn loại hoa này có khả năng tồn tại trong không khí lâu và làm kéo lại các triệu chứng dị ứng.

  • Dị ứng phấn hoa cỏ dại

Hoa cỏ dại thường nở rộ vào những tháng mùa Hè. Triệu chứng thường nghiêm trọng và kéo dài hơn so với những loại dị ứng phấn hoa khác. Người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước mùa hoa nở.

Dị ứng phấn hoa có tự khỏi không?

Thông thường, tình trạng này sẽ không biến mất nếu người bệnh không thực hiện các biện pháp can thiệp, như dùng thuốc, tiêm, thay đổi thói quen sống…

Bị dị ứng phấn hoa KHÔNG QUÁ NGUY HIỂM, nhưng gây ra rất nhiều phiền toái. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên sử dụng các biện pháp chữa trị phù hợp.

Dấu hiệu dị ứng phấn hoa? Khi nào cần đi khám?

Với người bị dị ứng, khi cơ thể hít phải phấn hoa làm hệ miễn dịch sẽ tiết ra nhiều histamin, từ đó khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

Triệu chứng điển hình của bệnh là hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, khó thở
Triệu chứng điển hình của bệnh là hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, khó thở

Cụ thể, các dấu hiệu của dị ứng do phấn hoa phổ biến bao gồm:

  • Hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở.
  • Bệnh gây cảm giác ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Khiến da bị kích ứng, sưng đỏ.
  • Gây áp lực xoang, tăng phản ứng hen, xuất hiện cảm giác bỏng rát ở kết mạc và vòm họng.
  • Trường hợp nặng bị viêm xoang, viêm tai trong, mệt mỏi toàn thần.

Các triệu chứng dị ứng phấn hoa kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Triệu chứng có xu hướng nặng hơn khi người bệnh ra ngoài trời, tiếp xúc với môi trường. Do đó, cần che chắn kỹ khi bạn ra ngoài trời.

Với những trường hợp bệnh nhẹ, chỉ xuất hiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, người bệnh chỉ cần tránh việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, xây dựng lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh nặng, sử dụng thuốc không tiến triển, thì tốt nhất người bệnh nên đi khám để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia.

Dị ứng phấn hoa và cách điều trị hiệu quả

Hiện tại có khá nhiều các phương pháp điều trị dị ứng phấn hoa an toàn, hiệu quả. Bao gồm:

Điều trị dị ứng bằng thuốc Tây

Thuốc Tây có khả năng làm giảm các triệu chứng kích ứng nhanh chóng và đem lại hiệu quả điều trị cao. Ngoài ra, thuốc tây được thiết kế dưới dạng viên nén, siro hoặc thuốc xịt nên rất dễ sử dụng, phù hợp với quỹ thời gian hạn chế của nhiều người.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị dị ứng do phấn hoa:

  • Thuốc kháng histamin có tác dụng kìm hãm các triệu chứng của bệnh như: Loratadine, diphenhydramine …
  • Thuốc pseudoephedrine, oxymetazoline… có tác dụng làm thông mũi, giảm tình trạng chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi..
  • Thuốc giảm đau kết hợp kháng histamin như Actifed và Claritin-D.
  • Một số loại thuốc tiêm chữa dị ứng khác.
Thuốc Tây đem lại hiệu quả cao, cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ
Thuốc Tây đem lại hiệu quả cao, cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ

Thuốc Tây được chế xuất từ các chất hóa học, do đó có thế gây ra các phản ứng phụ không mong muốn. Điển hình như thuốc kháng histamin có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn…

Để hạn chế được các tác dụng phụ này, tốt nhất người bệnh nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều lượng.

Đông y trị bệnh dị ứng

Bên cạnh Tây y , Đông Y cũng là phương pháp chữa bệnh được nhiều người lựa chọn. Các bài thuốc Đông Y sau khi đi vào tạng phủ giúp điều trị bệnh từ bên trong đồng thời nâng cao sức khỏe, sức để kháng của cơ thể.

Ngoài ra, thuốc Đông Y được bào chế từ thảo dược thiên nhiên nhờ vậy đảm bảo sự lành tình, dễ dàng đào thải ra ngoài.

Một số bài thuốc Đông Y trị dị ứng hiệu quả như:

  • Bài thuốc 1: Người bệnh chuẩn bị các vị thuốc: 12g các vị kim ngân hoa – ké đầu ngựa – rau diếp cá – bồ công anh, 8g các loại lá dâu tằm – cúc tần – cam thảo – bạc hà – kinh giới. Người bệnh cho các vị thuốc vào sắc cùng 750ml nước đến khi còn 300ml thì dừng lại. Duy trì đều đặn ngày uống 1 thang, chia 2 lần để đạt hiệu quả điều trị cao.
  • Bài thuốc 2: Người bệnh chuẩn bị các vị thuốc gồm 20g kim ngân hoa, 20g bè cái tía cùng 10g tân di hoa, 10g ké đầu ngựa. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc vào sắc và sử dụng khi thuốc còn ấm. Duy trì mỗi ngày 1 thang để đạt hiệu quả trị dị ứng cao.

Thuốc Đông Y an toàn nhưng đòi hỏi người bệnh mất thời gian sắc và khá khó uống. Bài thuốc, tỷ lệ kết hợp thuốc như thế nào cần dựa trên triệu chứng, mức độ của bệnh. Do vậy, người bệnh cần tránh việc tự ý bốc thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia.

Mẹo chữa dị ứng tại nhà

Phương pháp chữa bệnh tại nhà có ưu điểm đơn giản, tiết kiệm và không gây bất cứ tác dụng phụ nào. Một số các chữa bệnh dị ứng phấn hoa tại nhà thường dùng:

  • Sử dụng nghệ: Nghệ có khả năng ngăn chặn quá trình tiết histamin – nguyên nhân gây dị ứng và làm giảm tình trạng viêm nhiễm, khó chịu. Để thực hiện, người bệnh chỉ cần bổ sung khoảng 300mg nghệ/ngày.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm tình trạng kích ứng, viêm nhiễm. Cách thức thực hiện phương pháp này rất đơn giản, người bệnh chỉ ăn 2 thìa cà phê mật ong mỗi ngày. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng mật ong nguyên chất, mật ong ở gần nơi sinh sống để tăng hiệu quả kháng histamin.

Phương pháp tại nhà chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị. Cách chữa này được khuyên nên dùng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc sử dụng để hỗ trợ điều trị khi kết hợp cùng phương pháp khác.

Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa hiệu quả

Tương tự các bệnh lý dị ứng khác, dị ứng phấn hoa xảy ra thường xuyên và rất dễ tái phát nếu tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, người mắc bệnh lý này cần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Chủ động trong phòng tránh giúp ngăn cản dị ứng phấn hoa ảnh hưởng đến cuộc sống
Chủ động trong phòng tránh giúp ngăn cản dị ứng phấn hoa ảnh hưởng đến cuộc sống

Một số cách phòng tránh bệnh dị ứng do phấn hoa hiệu quả như:

  • Hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 8 giờ sáng do đây là lúc mật độ phấn hoa dày nhất.
  • Người bệnh cố gắng ở trong nhà vào những ngày thời tiết khô, lộng gió.
  • Không trồng các loại cây là tác nhân gây dị ứng quanh khu vực sinh sống.
  • Mỗi khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh hít phải phấn hoa.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, gối.
  • Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ phấn hoa (nếu có điều kiện).
  • Hạn chế việc phơi quần áo ngoài trời nhất là những ngày có gió.
  • Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối y tế hằng ngày giúp đường thở dễ dàng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh. Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm như nghệ, chanh, mật ong, húng quế… trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Người bệnh hoàn toàn có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khi thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh dị ứng phấn hoa. Trong trường hợp bệnh tái phát, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng để có biện pháp can thiệp kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp dị ứng do phấn hoa không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Thông tin liên quan:

5/5 - (3 bình chọn)

XEM THÊM

Nhà văn trẻ Hạc Xanh đã có hành trình điều trị mề đay sau sinh thành công và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm đến những ai đang bị mề đay hành hạ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *