Dị ứng ngọt (đường) – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý

Dị ứng ngọt là tình trạng không dung nạp đường và có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Nhiều người nghĩ rằng đây là tình trạng bình thường, ít gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời bệnh có thể tác động xấu đến sức khỏe.

Dị ứng ngọt: Nguyên nhân và triệu chứng

Đường là thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống. Nó có thể tồn tại trong món ăn đã qua chế biến hoặc các thực phẩm tự nhiên. Đây là một trong những thành phần giúp cơ thể sản sinh năng lượng.

Tuy nhiên, nếu bạn nạp quá nhiều đường, cơ thể sẽ phát sinh các vấn đề có hại. Bên cạnh đó, một số người còn gặp tình trạng dị ứng đồ ngọt. Nghĩa là cơ thể của họ không thể dung nạp đường.

Bởi lẽ, hệ thống miễn dịch đã mặc định đường là chất độc. Nếu vô tình sử dụng đồ ngọt, cơ thể sẽ xảy ra một chuỗi những phản ứng bất thường.

Nguyên nhân gây dị ứng ngọt

Dị ứng đồ ngọt, cụ thể là đường rất khó được chẩn đoán chính xác. Lý do là vì thành phần này tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Ngoài ra, đây còn là tình trạng hiếm khi xảy ra, vì vậy mọi người thường thờ ơ và chủ quan. Trên thực tế, nhiều người bị dị ứng đường có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây dị ứng ngọt là do sự lên men của dư lượng thức ăn không tiêu hóa, gây ra bởi sucrose. Khi hoạt chất đi vào máu, chúng sẽ phân rã và gia tăng tình trạng dị ứng.

Đường hay chất ngọt tồn tại nhiều trong trái cây, sữa, nước ngọt, các món tráng miệng, bánh kẹo,… Do đó, người bị dị ứng cần tránh xa nhóm thực phẩm này.

Dị ứng ngọt là hiện tượng hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng
Dị ứng ngọt là hiện tượng hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng

Một số người gặp vấn đề về tiêu hóa có thể gặp khó khăn khi chuyển hóa một số loại đường. Nếu không thể dung nạp glucose, bạn sẽ có nguy cơ bị tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường loại 2.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng ngọt

Người bệnh có thể phân biệt chứng dị ứng ngọt với các bệnh khác thông qua dấu hiệu điển hình. Khi cơ thể phản ứng với đường, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

  • Làn da ở mặt, cổ, tay, chân ửng đỏ
  • Đau đầu
  • Chuột rút
  • Hắt hơi
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Khó thở
  • Chảy nước mũi
Khi bị dị ứng, bạn sẽ bị đau đầu, ngứa ngáy, da ửng đỏ
Khi bị dị ứng, bạn sẽ bị đau đầu, ngứa ngáy, da ửng đỏ

Biểu hiện dị ứng có thể xuất hiện từ vài phút đến vài giờ sau khi ăn. Mức độ nghiêm trọng của mỗi người đều khác nhau dựa theo cơ địa.

Trong số một số trường hợp, bệnh không có triệu chứng rõ ràng nhưng sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị xoang, viêm,… Phản ứng dị ứng chỉ biến mất khi cơ thể đào thải hết lượng đường ra khỏi cơ thể.

Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng ngọt

Khi bị dị ứng ngọt, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Dựa vào các loại xét nghiệm và kiểm tra hơi thở, bác sĩ sẽ xác định tình trạng và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Nếu bạn gặp phải triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc đau ngực, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra nhịp tim hoặc thực hiện điện tâm đồ.

Cách xử lý tình trạng dị ứng

Biện pháp xử lý dị ứng đồ ngọt truyền thống và hiệu quả nhất là tránh xa tác nhân gây phản ứng. Người bệnh nên liệt kê các món đã ăn và chú ý hơn đến nhóm thực phẩm mình sử dụng hàng ngày.

Đối với một vài trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc làm giảm triệu chứng. Mục đích của phương pháp này là đẩy lùi phản ứng của hệ miễn dịch và phụ thuộc vào loại dị nguyên hiện có.

Một số loại thuốc được sử dụng gồm thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin, corticosteroid, natri cromolyn,… Với tình trạng nặng, bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp miễn dịch hoặc tiêm mũi Epinephrine khẩn cấp.

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn để trị dị ứng
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn để trị dị ứng

Biện pháp phòng ngừa dị ứng

Dị ứng ngọt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh kéo dài. Vì vậy bạn nên có biện pháp ngăn ngừa để không gặp phải tình trạng này. Một số cách phòng tránh gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn không chứa đồ ngọt
  • Thực đơn chủ yếu là các món mặn như súp, thức ăn đông lạnh, đồ ăn chế biến từ thịt,…
  • Không nên cho thêm bột ngọt vào các món ăn hàng ngày
  • Khi đi ăn ở ngoài, nên lưu ý với nhà hàng không chế biến món ăn chứa đồ ngọt
  • Nếu gặp phải tình trạng dị ứng, cần đến gặp bác sĩ kịp thời

Dị ứng ngọt là bệnh không phổ biến nhưng có thể tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm. Nếu đang gặp tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để tham khảo thêm thông tin. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để có thể hạn chế dị ứng.

Thông tin hữu ích: 

5/5 - (3 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *