Bảng chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần 2021

Khi mang thai bạn sẽ thấy thai nhi phát triển theo tuần bên trong tử cung thông qua siêu âm. Do đó, bạn cần tìm hiểu bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần khi siêu âm để xác định quá trình tăng trưởng bình thường của bé cho đến khi chào đời.

cân nặng thai nhi
Tìm hiểu bảng cân nặng thai nhi để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Bạn cần biết gì về bảng chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần?

Cân nặng thai nhi của bé được tính theo phần trăm trọng lượng của thai nhi cũng như trọng lượng ước tính khi sinh ra. Hầu hết các phép tính dự đoán trọng lượng của thai nhi dựa dựa trên chu vi đầu (HC), chu vi bụng (AC) và chiều dài xương đùi (FL) và một số phép đo khác.

Tuy nhiên, các chỉ số phát triển của thai nhi có thể thay đổi dựa trên chủng tộc, quốc gia, chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mẹ. Thông thường, bảng chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần chỉ có một sự chênh lệch không đáng kể giữa các bé. Do đó, nếu bé có sự phát triển khác biệt quá lớn so với biểu đồ trung bình, bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp kiểm tra và xử lý liên quan. Vì vậy, phụ nữ mang thai và gia đình cần nắm rõ các chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tiêu chuẩn đo lường cân nặng thai nhi thông qua siêu âm

Biểu đồ các chỉ số cân nặng thông qua siêu âm thai được sử dụng để xác định các phép đo sinh trắc học và xác định xem sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không. Phương pháp này sử dụng siêu âm để kiểm tra cân nặng cũng như chiều dài của thai nhi với mục đích xác nhận em bé đang phát triển bình thường và theo biểu đồ cân nặng trung bình. Nếu bất kỳ điều kiện y tế hoặc tình trạng sức khỏe nào làm thay đổi sự phát triển của thai nhi, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

Phương pháp siêu âm cho phép bác sĩ đo số lượng cấu trúc của thai nhi và phôi thai. Tuy nhiên, đôi khi một số cấu trúc cho kết quả chính xác và được thực hiện thường xuyên, đó là cân nặng và chiều dài của thai nhi.

cân nặng thai nhi theo tuần
Cân nặng thai nhi được đo lường thông qua siêu âm

Có thể bạn muốn biết: Các giai đoạn của thai kỳ – Sự hình thành, phát triển

Khi nào cần đo các chỉ số thai nhi?

Sự phát triển của em bé được kiểm tra thông qua các lần siêu âm trong thai kỳ. Cụ thể, các móc thời gian cần đo chỉ số phát triển của thai nhi bao gồm:

  • Tuần thứ sáu đến tuần thứ chín của thai kỳ: Ở giai đoạn này, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông (CRL) có thể được sử dụng để kiểm tra sự phát triển của bé và dự đoán ngày chuyển dạ của bà bầu.
  • Tuần 11 đến tuần 1 của thai kỳ: Đo độ mờ da gáy để kiểm tra các tình trạng di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể, chẳng hạn như Hội chứng Down.
  • Tuần 18 đến tuần 20 của thai kỳ: Thực hiện các siêu âm xác định các bộ phận khác nhau của thai nhi. Cụ thể, bác sĩ tiến hành đo chu vi đầu (HC), chu vi bụng (AC) và chiều dài xương đùi (FL). Tỷ lệ các bộ phận của bé có thể khác nhau một chút so với bảng chỉ số trung bình, bởi vì mỗi bé có tỷ lệ cơ thể riêng.
  • Tuần 28 đến tuần 32 của thai kỳ: Bác sĩ tiến hành siêu âm kiểm tra sự phát triển của bé.

Bảng chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn 2020

Bảng các chỉ số thai nhi dưới đây cho thấy mức tăng cân nặng và chiều cao trung bình của thai nhi theo từng tuần, từ tuần 8 đến tuần thứ 19 của thai kỳ. Tuy nhiên các chỉ số phát triển của thai nhi trong bảng này chỉ là mức trung bình, trên thực tế trọng lượng và chiều dài của thai nhi có thể thay đổi đáng kể, phụ thuốc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó nếu cân nặng và chiều dài của bé có thể khác một chút so với các thông tin trong bảng này.

Cụ thể bảng chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần 8 đến tuần 40 của thai kỳ như sau:

Tuần mang thai Trọng lượng trung bình
8 tuần 1 gram
9 tuần 2 gram
10 tuần 4 gram
11 tuần 7 gram
12 tuần 14 gram
13 tuần 23 gram
14 tuần 43 gram
15 tuần 70 gram
16 tuần 100 gram
17 tuần 140 gram
18 tuần 190 gram
19 tuần 240 gram
20 tuần 300 gram
21 tuần 360 gram
22 tuần 430 gram
23 tuần 501 gram
24 tuần 600 gram
25 tuần 660 gram
26 tuần 760 gram
27 tuần 875 gram
28 tuần 1.0 kilogam
29 tuần 1.2 kilogam
30 tuần 1.3 kilogam
31 tuần 1.5 kilogam
32 tuần 1.7 kilogam
33 tuần 1.9 kilogam
34 tuần 2.1 kilogam
35 tuần 2.4 kilogam
36 tuần 2.6 kilogam
37 tuần 2.9 kilogam
38 tuần 3.1 kilogam
39 tuần 3.3 kilogam
40 tuần 3.5 kilogam

Tham khảo thêm: Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ? Mẹ bầu chú ý

Cách tăng trọng lượng thai nhi an toàn

Đảm bảo sự phát triển đầy đủ cân nặng của thai nhi là điều cần thiết và quan trọng để ngăn ngừa các rủi ro trong thai kỳ. Nếu thai nhi nhẹ cân thông qua các lần đo, bà bầu có thể tham khảo một số cách tăng cân cho thai nhi bao gồm:

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng

Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều quan trọng nhất trong thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển đầy đủ, toàn diện theo bảng cân nặng trung bình. Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu nên có chế độ ăn uống nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, thịt gia cầm để tăng trọng lượng của thai nhi.

2. Tăng cường sử dụng các loại hạt và trái cây

Một chế độ ăn uống nhiều trái cây và các loại hạt có thể hỗ trợ cân bằng các chất dinh dưỡng và giúp thai nhi tăng cân một cách an toàn. Bà bầu có thể ăn quả hạnh, quả mơ, sung, óc chó, hạnh nhân và các hạt hoặc trái cây khô khác. Tuy nhiên, khi bổ sung trái cây khô và hạt, bà bầu cần cân nhắc liều lượng để tránh dẫn đến ảnh hưởng không mong muốn.

cân nặng thai nhi 32 tuần
Thường xuyên bổ sung các loại hạt có thể hỗ trợ tăng cân cân cho thai nhi

3. Sử dụng vitamin trước khi sinh

Hầu hết phụ nữ mang thai đều được chỉ định sử dụng các loại vitamin trước khi sinh để đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng thích hợp của thai nhi. Các loại vitamin này có thể giúp bé tăng cân và giúp cân nặng thai nhi ở mức ổn định. Do đó, bà bầu cần bổ sung các loại vitamin này thường xuyên, đều đặn để thai nhi tăng cân đúng theo trọng lượng trung bình.

4. Uống đủ nước

Uống đủ nước trong thai kỳ là một điều quan trọng để tránh mất nước và gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Mất nước trong thai kỳ có thể dẫn đến một số biến chứng y tế nghiêm trọng, bao gồm thiếu nước ối và ảnh hưởng đến nhau thai.

Bên cạnh nước lọc, bà bầu có thể uống nước trái cây, nước ép rau củ, sữa, sữa hạt, sữa tách bơ hoặc các loại nước hầm xương để tăng cường trọng lượng và đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.

5. Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ

Một người phụ nữ mang thai cần dành thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là những bà bầu bị ốm nghén. Mệt mỏi và áp lực trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu cần cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày để giữ mức năng lượng tích cực và không gây ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi.

6. Suy nghĩ tích cực

Trong thai kỳ cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý đều cần được đảm bảo. Trầm cảm khi mang thai là một vấn đề phổ biến và có thể dẫn đến rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, bất cứ cảm giác căng thẳng và lo lắng nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Do đó, phụ nữ mang thai cần chú ý suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng và dành thời gian thư giãn để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

cân nặng thai nhi 35 tuần
Suy nghĩ tích cực có thể ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn trong thai kỳ

7. Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Trong trường hợp cân nặng thai nhi quá thấp hoặc không thể tăng cân theo biểu đồ tăng cân nặng thông thường, bác sĩ có thể đề nghị bà bầu uống thuốc bổ sung hoặc sử dụng các loại thực phẩm để tăng cường trọng lượng của thai nhi.

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và không được sử dụng các sản phẩm bổ sung khi không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Các loại thực phẩm nên ăn để tăng cân nặng thai nhi

Một số loại thực phẩm có thể bổ sung để tăng cường cân nặng thai nhi bao gồm:

1. Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6, sắt, đồng và một số chất dinh dưỡng khác có thể tăng cường cân nặng thai nhi tự nhiên. Bên cạnh đó, khoai lang cũng giàu beta-carotene, một chất chống oxy hóa, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A cần thiết cho sự phát triển da, xương và thị lực của thai nhi.

Do đó, bà bầu có thể thường xuyên bổ sung khoai lang trong thai kỳ để tăng tăng trọng lượng sắt trong cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Khoai lang có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như luộc, nướng, hầm, chiên hoặc sử dụng ở dạng nghiền.

2. Các loại đậu

Đậu lăng và các loại đậu khác thường chứa nhiều sắt và protein, có thể hỗ trợ tăng cường cân nặng cho thai nhi. Bên cạnh đó, các loại đậu cũng chứa nhiều chất xơ và folate, là các chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh và tránh các biến chứng khác trong thai kỳ, bao gồm bệnh trĩ ở bà bầu.

Ngoài ra, nếu bạn là người có chế độ dinh dưỡng thuần chay, sử dụng các loại đậu có thể thay thế các loại khoáng chất và protein từ động vật. Các loại đậu cũng chứa nhiều kẽm, có thể ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ kéo dài, tránh việc sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.

cách tăng cân thai nhi nhanh
Sử dụng các loại đậu có thể hỗ trợ tăng cân thai nhi nhanh chóng

3. Nước cam

Nước cam chứa nhiều vitamin C, kali, folate, đây là các khoáng chất cần thiết và quan trọng trong thai kỳ. Do đó, thường xuyên bổ sung nước cam, bà bầu có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày về các chất dinh dưỡng này, ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, nước cam cũng có thể hỗ trợ duy trì sức khỏe tổng thể, tăng cường trao đổi chất và tăng cường chức năng cơ bắp ở bà bầu.

4. Các loại rau lá xanh

Các loại rau là có màu xanh như rau bina, bông cải xanh, măng tây, cải xoăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cân nặng của thai nhi.

Ngoài ra, các loại rau màu xanh thường có nhiều tác dụng đối với bà bầu và thai nhi đang phát triển. Cụ thể, hàm lượng canxi, kali, vitamin A, folate và chất xơ trong các loại rau lá xanh có thể ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ ở bà bầu và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Các loại rau có thể sử dụng để ăn sống, nấu canh, xào hoặc làm thành các món rau trộn để tăng cường hương vị và hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng.

5. Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều canxi, protein, vitamin B, kẽm và các chất dinh dưỡng khác đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xương của thai nhi. Hầu hết phụ nữ mang thai đều cần khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày, và bạn có thể đáp ứng nhu cầu này khi sử dụng sữa chua.

Bên cạnh việc đảm bảo sự phát triển của thai nhi, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu cũng có thể hỗ trợ tăng trọng lượng thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

cách tăng trọng lượng thai nhi
Sữa chua chứa nhiều canxi có thể tăng cường trọng lượng ở thai nhi

6. Cá hồi

Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp omega 3 và protein tốt nhất cho bà bầu. Omega 3 là một axit béo có thể hỗ trợ phát triển mắt và trí não của thai nhi. Bên cạnh đó, sử dụng cá hồi trong thai kỳ có thể cung cấp lượng protein cần thiết cho bà bầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu cân ở bà bầu.

Cá hồi là loại cá an toàn khi sử dụng ở phụ nữ mang thai do có hàm lượng thủy ngân rất thấp. Do đó, bà bầu có thể bổ sung cá hồi 2 – 3 lần mỗi tuần để đảm bảo cân nặng và sự phát triển của thai nhi.

7. Trứng

Trứng là một nguồn cung cấp protein, vitamin A và vitamin D cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Trên thực tế, protein là có trong trứng là một thành phần dinh dưỡng đặc biệt, không thể so sánh với bất cứ thành phần dinh dưỡng nào và cực kỳ có lợi khi sử dụng trong thai kỳ.

Trứng cũng rất giàu axit folic và sắt, có thể tăng cường hoạt động của màng ối và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Một số lưu ý khi cần tăng cần nặng thai nhi

Một chế độ ăn uống đầy đủ chất có thể giúp bà bầu tăng trọng lượng của em bé. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần tránh các rủi ro và biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Do đó, khi mang thai bà bầu nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Tránh tiêu thụ rượu bia và hút thuốc lá: Rượu, bia và thuốc lá là các chất có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng, sự phát triển và có thể khiến thai nhi tử vong.
  • Giảm lượng caffeine tiêu thụ: Tiêu thụ nhiều cà phê, trà, đồ uống có gas có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê trong thai kỳ có thể dẫn đến biến chứng y tế nghiêm trọng khác trong thai kỳ.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm chiên, nhiều đường hoặc các chất béo: Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này có thể khiến bà bầu dễ bị béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao và tăng huyết áp trong thai kỳ. Do đó, bà bầu nên kiêng đồ ăn nhiều dầu, mỡ, đường và các chất béo không lành mạnh.

Khi mang thai việc tìm hiểu về cân nặng thai nhi là điều cần thiết để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Bà bầu có thể thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và dành thời gian thư giãn để hỗ trợ tăng trưởng và cân nặng cho thai nhi. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về cân nặng khỏe mạnh của thai nhi và các biện pháp tăng cân an toàn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *