Tam cá nguyệt là gì? TCN thứ 1-2-3 & thông tin cần biết

Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần và được phân thành ba nhóm tam cá nguyệt. Vậy tam cá nguyệt là gì, cần làm gì, ăn gì và thực hiện thăm khám ra sao? Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mang thai lần đầu nên tham khảo các thông tin cơ bản để có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp.

tam cá nguyệt là gì
Tìm hiểu các thay đổi của cơ thể trong tam cá nguyệt để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Tam cá nguyệt là gì?

Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần và có thể dao động từ 37 tuần đến 42 tuần. Thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn, được gọi là tam cá nguyệt, mỗi tam cá nguyệt kéo dài từ 12 – 14 tuần hoặc khoảng 3 tháng.

Trong mỗi tam cá nguyệt, cơ thể có sự thay đổi khác nhau về nội tiết tố và cần có kế hoạch chăm sóc cụ thể để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhận thức được các giai đoạn phát triển của thai nhi có thể giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn trong mỗi tam cá nguyệt.

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: Bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng và việc thụ thai sẽ xảy ra trong tuần thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian này kéo dài khoảng 12 – 13 tuần.
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Bắt đầu từ tuần thứ 13 -27 của thai kỳ và thường là khoảng thời gian dễ chịu và thoải mái nhất đối với hầu hết phụ nữ mang thai.
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến khi em bé chào đời. Trong thời gian này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thăm khám, kiểm tra thường xuyên hơn và bác sĩ cũng có thể xác định vị trí của bào thai để chuẩn bị cho quá trình sinh nở thuận lợi.

Mang thai là khoảng thời gian không giống với bất cứ khoảng thời gian nào khác trong cuộc sống của bạn. Điều quan trọng là bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Em bé cần được chăm sóc và bảo vệ ngay cả trước khi sinh ra. Điều này có thể giúp bé có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe thai kỳ, sử dụng vitamin và khám thai định kỳ, bạn có thể kiểm soát quá trình mang thai và mang lại cho bé một khởi đầu khỏe mạnh trong cuộc sống.

Tam cá nguyệt thứ nhất là gì?

Tam cá nguyệt thứ nhất là khoảng thời gian được tính từ quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng (thụ thai) đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Trong một 12 tuần đầu tiên, phụ nữ có thể trải qua các dấu hiệu mang thai sớm và có các lo lắng về một số vấn đề như:

  • Nên ăn gì
  • Các loại xét nghiệm cần thực hiện
  • Cần tăng bao nhiêu cân
  • Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của em bé

Hầu hết các bà mẹ, đặc biệt là người làm mẹ lần đầu đều có sự lo lắng trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Cụ thể, ở tam cá nguyệt thứ nhất bạn có thể lưu ý một số vấn đề như sau:

1. Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất

Ngày đầu tiên của tam cá nguyệt thứ nhất được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi việc thụ thai diễn ra. Vào khoảng 10 – 14 ngày sau, một quả trứng được giải phóng, kết hợp với tinh trùng và sự thụ thai sẽ diễn ra.

tam cá nguyệt thứ 1
Sau khi thụ tinh phôi thai sẽ được hình thành và phát triển trong tam cá nguyệt thứ nhất

Bào thai sẽ phát triển nhanh chóng trong 3 tháng đầu tiên. Các vấn đề về não bộ, tủy sống và các cơ quan sẽ được hình thành trong thời gian này. Bên cạnh đó, tim của bé cũng sẽ bắt đầu những nhịp đập đầu tiên trong 3 tháng đầu, sớm nhất là vào tuần thứ 6 của thai kỳ.

Tay và chân cũng bắt đầu hình thành trong vài tuần đầu tiên. Đến tuần thứ 8, các ngón tay và các ngón chân đã được hình thành. Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, cơ quan sinh dục cũng được hình thành tương đối. Theo tiêu chuẩn quốc tế, lúc này bào thai có chiều dài khoảng 7.62 cm và nặng khoảng 28.35 gram.

2. Những thay đổi cơ thể trong tam cá nguyệt thứ nhất

Đối với nhiều phụ nữ, mang thai trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến các cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Cụ thể, một số dấu hiệu mang thai sớm trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể bao gồm:

dấu hiệu tam cá nguyệt thứ 1
Chảy máu nhẹ và khó chịu bụng là dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ
  • Chảy máu: Khoảng 25% phụ nữ mang thai bị chảy máu nhẹ trong 3 tháng đầu. Đây có thể là dấu hiệu phôi thai đã được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Tuy nhiên nếu bạn bị chảy máu nghiêm trọng, chuột rút bụng hoặc đau nhói ở bụng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Điều này có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm hoặc mang thai ngoài tử cung.
  • Ngực mềm: Đau ngực và thay đổi ở ngực có thể là dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất. Các hormoen trong thai kỳ có thể kích thích các tuyến sữa và gây đau ngực trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Táo bón: Nồng độ hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể làm chậm các cơ bắp co thắt và làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn. Điều này dẫn đến táo bón, đầy hơi và khó chịu ở bụng trong suốt thai kỳ.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể thường tiết ra một chất dịch màu trắng đục và mỏng. Điều này có thể gây khó chịu những bạn không nên sử dụng tampon để tránh gây nhiễm trùng âm đạo trong thai kỳ. Nếu huyết trắng có mùi khó chịu, màu xanh lá hoặc vàng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý phù hợp.
  • Mệt mỏi: Trong ba tháng đầu của thai kỳ, cơ thể thường có nhiều sự thay đổi để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể gây kiệt sức và khiến bạn mệt mỏi hơn bình thường.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Hơn 60% phụ nữ mang thai thay đổi các thói quen ăn uống bình thường hoặc có sự ác cảm đối với một số loại thực phẩm. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể xuất hiện thèm ăn các món ăn phi thực phẩm như đất sét, bụi bẩn hoặc bột giặt. Điều này có thể gây nguy hiểm cho mẹ và em bé, do đó đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện sự thèm ăn này.
  • Đi tiểu nhiều: Mặc dù trong tam cá nguyệt đầu tiên, em bé còn khá nhỏ nhưng tử cung đang phát triển và có kích thước lớn. Điều này có thể gây áp lực lên bàng quang và khiến bạn có nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên hơn.
  • Ợ nóng: Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone progesterone, điều này gây ảnh hưởng các cơ thực quản dưới, khiến thức ăn, axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ợ nóng.
  • Ốm nghén: Buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thai kỳ và có thể ảnh hưởng đến khoảng 85% các trường hợp mang thai.
  • Tăng cân: Hầu hết phụ nữ có thể tăng khoảng 1.5 – 3 kg trong tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này được xem là bình thường và khỏe mạnh. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn giảm cân nếu bạn tăng nhiều hơn số cân an toàn.

3. Những điều cần làm trong tam cá nguyệt đầu tiên

Mang thai là khoảng thời gian vui  vẻ, hạnh phúc nhưng cũng có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, bạn có thể tham khảo một số vấn đề như sau:

tam cá nguyệt thứ 1 từ tuần bao nhiêu
Đến bệnh viện khám thai khi nhận thấy các dấu hiệu mang thai
  • Chọn bác sĩ sản khoa hoặc bệnh viện phụ sản uy tín, chất lượng, an toàn với chi phí phù hợp nhất.
  • Lên lịch khám thai ngay khi có dấu hiệu mang thai hoặc sau khi thử thai dương tính (2 vạch) tại nhà. Bác sĩ có thể kiểm tra các thói quen sống và tình trạng sức khỏe, sau đó đề nghị kế hoạch chăm sóc sức khỏe thai kỳ phù hợp.
  • Tiếp tục khám thai 4 tuần 1 lần, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp, cân nặng, nước tiểu và nhịp tim của thai nhi.
  • Thực hiện các xét nghiệm Pap, đo huyết áp, xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục, HIV và viêm gan.
  • Sàng lọc các yếu tố nguy cơ như thiếu máu.
  • Kiểm tra mức độ tuyến giáp.
  • Bắt đầu dùng vitamin trước sinh với ít nhất 400 microgam axit folic để giúp não và tủy sống của bé phát triển đúng cách.
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng và các bệnh lý bạn đang có.
  • Giữ thói quen luyện tập thể dục thể thao và vận động thường xuyên, tuy nhiên không thực hiện các bài tập vận động mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Vào khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm được gọi là siêu âm độ mờ da gáy. Xét nghiệm này được thực hiện để đo đầu và độ dày của cổ bé nhằm mục đích xác định khả các năng rối loạn di truyền như Hội chứng Down. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra di truyền ở thai nhi. Sàng lọc di truyền là một xét nghiệm được sử dụng để tìm ra các nguy cơ đối với em bé có các bệnh lý di truyền cụ thể.

4. Chế độ ăn uống trong tám cá nguyệt thứ nhất

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn có thể cần tiêu thụ khoảng 2000 calo mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống trong 3 tháng đầu cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.

tam cá nguyệt thứ nhất nên kiêng gì
Bổ sung rau lá xanh và các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ

Thực phẩm tốt nhất cho ba tháng đầu bao gồm:

  • Thịt nạc giàu chất sắt, protein, được nấu chín kỹ như thịt bò, thịt lợn thăn, thịt gà chứa các loại axit amin cần thiết cho sự xây dựng tế bào của thai kỳ.
  • Sữa chua chứa canxi và protein có thể hỗ trợ cấu trúc xương.
  • Các loại đậu như đậu này chứa nhiều protein lành mạnh, canxi, sắt và folate, có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe trong thai kỳ.
  • Cải xoăn và các loại rau màu xanh đậm có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ như canxi, chất xơ, sắt, vitamin A, E, K, C và một lượng folate phù hợp.
  • Chuối có thể cải thiện các vấn đề ở dạ dày và cung cấp kali cho cơ thể.
  • Trà gừng có thể hỗ trợ chống buồn nôn và tiêu hóa.

Thực phẩm cần tránh:

  • Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu
  • Trứng sống
  • Thịt và thịt gia cầm sống
  • Sữa chưa được tiệt trùng
  • Rau mầm
  • Phô mai mềm
  • Bắp cải sống
  • Đu đủ
  • Dứa
  • Cà tím
  • Nho đen
  • Thức ăn có chứa đường

Bên cạnh đó trong tam cá nguyệt thứ nhất, bạn nên tránh luyện tập thể dục vất vả, hút thuốc, uống rượu, bia hoặc sử dụng ma túy để tránh các rủi ro không mong muốn.

5. Các dấu hiệu khẩn cấp trong tam cá nguyệt thứ nhất

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn cực kỳ quan trọng và có rủi ro cao trong thai kỳ. Do đó, để tránh các rủi ro không mong muốn, bạn nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu khẩn cấp như:

  • Đau bụng dữ dội
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Chảy nhiều máu từ âm đạo
  • Tăng cân quá nhanh hoặc quá ít

Những điều cần biết về tam cá nguyệt thứ hai

Tam cá nguyệt thứ hai được tính từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 27 của thai kỳ. Trong thời gian này, thai nhi bắt đầu phát triển khiến phần bụng bầu bắt đầu lộ ra. Hầu hết phụ nữ cho biết tam cá nguyệt thứ hai dễ chịu hơn so với tam cá nguyệt thứ nhất, tình trạng ốm nghén, mệt mỏi sẽ được cải thiện.

Mặc dù bạn có thể cảm thấy tốt hơn trong tam cá nguyệt thứ hai, tuy nhiên việc tìm hiểu các thay đổi trong cơ thể là điều cần thiết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

1. Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai

Trong tam cá nguyệt thứ hai, em bé bắt đầu phát triển một cách rõ ràng hơn, các cơ quan chức năng, dây thần kinh và cơ bắp bắt đầu quá trình phát triển. Cụ thể, sự phát triển của em bé trong tam cá nguyệt thứ hai như sau:

tam cá nguyệt thứ hai là gì
Trong tam cá nguyệt thứ hai em bé bắt đầu phát triển rõ ràng hơn
  • Tuần 13: Em bé bắt đầu tạo ra nước tiểu và tiết ra nước ối xung quanh bào thai. Em bé cũng có thể nuốt một ít nước ối. Xương bắt đầu cứng lại, đặc biệt là các xương dài và bên trong hộp sọ. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ bắt đầu trở nên dày hơn.
  • Tuần 14: Cơ quan sinh dục của bé trở nên rõ ràng hơn, cổ hình thành cấu trúc cơ bản, các tế bào hồng cầu đang hình thành bên trong lá lách của bé. Lúc này, thai nhi có thể dài khoảng 8.7 cm và nặng khoảng 45 gram.
  • Tuần 15: Các mô da đầu của bé phát triển nhanh chóng, tóc và xương cũng có thể được nhìn thấy thông qua siêu âm.
  • Tuần 16: Mắt của bé sẽ chuyển động, đầu bé trở nên cứng, đôi tai gần di chuyển đến vị trí cuối cùng, da của bé cũng trở nên dày hơn. Các chuyển động tay chân phối hợp có thể được phát hiện thông qua siêu âm, tuy nhiên các chuyển động này có thể rất nhẹ để bạn có thể cảm nhận được. Lúc này bé có thể được 12 cm và nặng khoảng 110 gram.
  • Tuần 17: Em bé có thể bắt đầu lăn và lật bên trong túi ối, tim bé có thể bơm khoảng 100 pint máu mỗi ngày. Móng chân và móng tay đang phát triển.
  • Tuần 18: Tai của bé bắt đầu hình thành rõ ràng ở hai bên đầu, bé có thể bắt đầu nghe âm thanh và mắt đang bắt đầu chuyển động về phía trước, hệ thống tiêu hóa bắt đầu hoạt động. Lúc này bé có thể dài 14 cm từ đỉnh đầu đến mông và năng khoảng 200 gram.
  • Tuần 19: Bé bắt đầu phát triển các lớp mô bảo vệ, tránh tình trạng ma sát với nước ối gây tổn thương làn da của bé. Ở các bé gái, tử cung và ống âm đạo đang được hình thành.
  • Tuần 20: Bạn có thể cảm nhận rõ ràng sự sự động của bé một cách nhanh chóng, linh hoạt, bé cũng thường xuyên ngủ và thức dậy. Lúc này bé có thể bị đánh thức bởi âm thanh, tiếng ồn và các tác động khác từ bên ngoài môi trường. Lúc này bé có thể dài khoảng 16 cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 320 gram.
  • Tuần 21: Lông mày và tóc của bé được hình thành một cách rõ ràng. Đối với bé trai, tinh hoàn đang dần dần hạ xuống. Lúc này bé có thể dài khoảng 19 cm và nặng khoảng 460 gram.
  • Tuần 23: Em bé bắt đầu có những chuyển động mắt nhanh chóng, nền tảng của dấu vân tay và dấu vân chân cũng được hình thành. Em bé cũng có thể bắt đầu nấc và gây ra các chuyển động giật.
  • Tuần 24: Lúc này da của bé bị nhăn, mờ, có màu hồng hoặc đỏ và có thể nhìn thấy máu bên trong các mao mạch. Lúc này bé có thể dài khoảng 21 cm và nặng khoảng 630 gram.
  • Tuần 25: Bé có thể phản ứng với các âm thanh quen thuộc như giọng nói hoặc các cử động của bạn. Bé có thể dành phần lớn thời gian ngủ để thực hiện các chuyển động mắt nhanh, thậm chí bé có thể chuyển động mắt ngay cả khi mí mắt đang nhắm.
  • Tuần 26: Phổi của bé đang hình thành và phát triển nhanh chóng, lúc này các túi khí bên trong phổi bắt đầu phồng lên và giúp cho chúng không bị xẹp xuống và dính lại với nhau khi bé thở ra. Lúc này bé có thể dài khoảng 23 cm và nặng khoảng 820 gram.
  • Tuần 27: Đây là thời gian kết thúc tam cá nguyệt thứ hai, hệ thần kinh của bé đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Lúc này các mô mỡ bắt đầu được hình thành, điều này khiến làn da của bé trở nên mịn màng và hồng hào hơn.

2. Các thay đổi trong cơ thể người mẹ

Trong tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng thai kỳ có thể được cải thiện. Nhiều phụ nữ không còn buồn nôn và nôn, do đó tam cá nguyệt thứ hai được xem là dễ chịu và thoải mái nhất trong thai kỳ.

ba tháng giữa có được nằm ngửa không
Đau lưng là một dấu hiệu phổ biến ở tam cá nguyệt thứ hai

Một số thay đổi trong tam cá nguyệt thứ hai bạn cần chú ý bao gồm:

  • Đau lưng: Cân nặng của bạn có thể tăng nhanh và bắt đầu gây áp lực đến lưng, dẫn đến đau lưng. Để giảm đau, bạn nên ngồi thẳng lưng, sử dụng ghế nâng đỡ lưng và ngủ nghiêng với một cái gối giữa hai đầu gối. Không mang bất cứ thứ gì nặng, đi giày thấp, điều trị bằng cách massage thai kỳ hoặc nhờ bạn đời xoa bóp các vị trí đau.
  • Chảy máu nướu: Thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến sưng, tăng cường lượng máu đến nướu và gây chảy máu. Nướu sẽ trở nên bình thường khi em bé được sinh ra. Để cải thiện các triệu chứng, bạn nên sử dụng bàn chải mềm hơn, đánh răng nhẹ hơn và chỉ sử dụng chỉ nha khoa cẩn thận hơn. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu phụ nữ mang thai bị bệnh nướu răng hoặc bệnh nha chu có thể chuyển da sớm hơn và sinh con nhẹ cân. Do đó, bạn nên có sự chuẩn bị phù hợp.
  • Ngực to: Phần lớn phụ nữ bị đau vú trong 3 tháng đầu tiên và bắt đầu phát triển các tuyến sữa trong tam cá nguyệt thứ 2. Bạn có thể tăng kích cỡ áo ngực hoặc mặc áo ngực hỗ trợ ngực để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Chảy máu cam: Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến màng nhầy lót bên trong mũi bị sưng lên, khiến bạn cảm thấy khó thở và ngáy ngủ vào ban đêm. Bạn có thể rửa mũi bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc thông mũi theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên luôn luôn trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc trước khi sử dụng.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Trong tam cá nguyệt thứ 2, bạn có thể bắt đầu tiết dịch âm đạo một cách dày đặc hơn, điều này có thể khiến quần lót thường xuyên ẩm ướt và khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên thay quần lót thay vì sử dụng tampon, điều này có thể đưa vi trùng vào âm đạo và gây viêm nhiễm âm đạo. Nếu dịch tiết âm đạo có mùi hôi, màu xanh lá cây, màu vàng hoặc có máu, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn: Tử cung bắt đầu phát triển, phình to ra và có thể thoát ra khỏi khoang chậu, điều này gây áp lực lên bàng quang, khiến bạn cần đi tiểu tiện nhiều lần hơn trong ngày. Đi tiểu thường xuyên hơn và không được nhịn tiểu.
  • Tăng trưởng tóc: Hormone thai kỳ có thể tăng trưởng tóc phát triển và tăng trưởng lông ở mặt, cánh tay, chân và lưng. Cạo lông là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này, nhiều bác sĩ không khuyến cáo bạn tẩy lông trong thời kỳ mang thai, bởi vì điều này chưa được chứng minh về độ an toàn cho em bé.
  • Đau đầu: Cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi và thực hiện các kỹ thuật thư giãn, như hít thở sâu và thiền định, là cách tốt nhất để cải thiện các cơn đau đầu. Aspirin và ibuprofen không nên dùng khi mang thai, tuy nhiên bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về acetaminophen nếu cơn đau đầu nghiêm trọng.
  • Ợ nóng và táo bón: Hormone thai kỳ có thể dẫn đến thay đổi hoạt động của hệ thống tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón và ợ nóng. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, chia nhỏ các bữa ăn, tránh các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng và có tính axit. Đối với phụ nữ thường xuyên bị táo bón, bạn nên bổ xung nhiều chất xơ, uống thêm nước để cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
  • Bệnh trĩ: Mang thai không gây ra bệnh trĩ nhưng có thể khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn, do các mạch máu mở rộng và áp lực do tăng kích thước tử cung. Để cải thiện các triệu chứng, bạn có thể ngâm người trong bồn nước nóng hoặc trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mỡ không kê đơn.
  • Thay đổi da: Một số phụ nữ có thể bị đỏ da và phát triển các đốm nâu trên mặt do tăng sắc tố melanin trong thai kỳ. Các triệu chứng sẽ được cải thiện sau khi em bé chào đời. Lúc này da của bạn cũng có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, do đó hãy sử dụng kem chống với chỉ số SPF trên 30, đeo kính râm và che chắn cẩn thận mỗi khi cần ra ngoài.
  • Giãn tĩnh mạch: Tuần hoàn máu của bạn sẽ tăng lên để tăng cường lượng máu cung cấp cho em bé. Lưu lượng máu dư thừa có thể khiến các tĩnh mạch máu quá tải và hiện rõ qua da như hình mạng nhện.
  • Tăng cân: Ốm nghén sẽ được cải thiện sau khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất. Sau đó sự thèm ăn sẽ tăng lên trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn có thể cần tăng thêm khoảng 300 – 500 calo mỗi ngày và tăng thêm khoảng 0.5 kg mỗi tuần.

3. Các dấu hiệu khẩn cấp trong tam cá nguyệt thứ hai

Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu nghiêm trọng như:

  • Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút bụng
  • Chảy máu âm đạo
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Tăng cân nhanh chóng hơn 3 kg mỗi tháng hoặc tăng quá ít dưới 4.5 kg khi mang thai ở tuần 20

4. Khám thai ở tam cá nguyệt thứ hai

Phụ nữ nên đi khám thai khoảng 2 – 4 tuần một lần trong tam cá nguyệt thứ hai. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Đo huyết áp
  • Kiểm tra cân nặng
  • Siêu âm
  • Sàng lọc bệnh tiểu đường thông qua xét nghiệm máu
  • Sàng lọc dị tật bẩm sinh và các xét nghiệm sàng lọc di truyền khác
  • Xét nghiệm chọc dò ối

5. Chăm sóc sức khỏe trong tam cá nguyệt thứ hai

Điều quan trọng nhất trong các giai đoạn phát triển của thai kỳ là biết những gì cần làm và cần tránh để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Tam cá nguyệt thứ 2 kiêng an gì
Không uống rượu trong thai kỳ để tránh các rủi ro không mong muốn

Những điều cần làm trong tam cá nguyệt thứ hai:

  • Tiếp tục sử dụng vitamin trước sinh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tập luyện cơ sàn chậu
  • Uống nhiều nước
  • Ăn chế độ giàu chất xơ, trái cây, rau củ quả tươi và các dạng protein ít béo
  • Ăn đủ lượng calo cần thiết, khoảng nhiều hơn 300 calo so với bình thường
  • Giữ vệ sinh răng, miệng và nướu để tránh các bệnh viêm nướu hoặc bệnh nha chu

Những điều cần tránh:

  • Tập thể dục hoặc rèn luyện vất vả trong thai kỳ, điều này có thể dẫn đến chấn thương và ảnh hưởng đến thai nhi
  • Uống rượu
  • Caffeine và các chất kích thích khác, không uống quá một tách trà và cà phê mỗi ngày
  • Hút thuốc
  • Sử dụng ma túy
  • Ăn cá sống và các món hải sản hun khói
  • Sử dụng các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá thu
  • Sữa chua tiệt trùng hoặc các sản phẩm khác từ sữa
  • Thịt nguội hoặc xúc xích
  • Các loại thuốc theo toa như isotretinoin điều trị mụn trứng cá, acitretin cho bệnh vẩy nến, thalidomide và thuốc ức chế men chuyển cho bệnh huyết áp cao

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các lớp học giáo dục trước sinh để được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc em bé, nuôi con bằng sữa mẹ, sơ cứu sơ sinh hoặc cách nuôi dạy con cái.

Những điều cần biết về tam cá nguyệt thứ ba

Tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 40 hoặc đến khi em bé chào đời. Trong thời gian này, cả sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ đều bị ảnh hưởng, có nhiều sự thay đổi. Em bé được xem là đủ tháng vào tuần thứ 37 và đã sẵn sàng để chào đời. Do đó, tìm hiểu các thay đổi trong tam cá nguyệt thứ ba để có sự chuẩn bị phù hợp.

1. Sự phát triển của em bé trong tam cá nguyệt thứ ba

Trong tam cá nguyệt thứ ba, em bé đang bắt đầu hoàn thiện và chuẩn bị cho quá trình chào đời. Cụ thể một số thay đổi của bé như sau:

các giai đoạn của thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ ba, bé phát triển toàn diện và chuẩn bị cho sự ra đời
  • Tuần 28: Mí mắt của bé có thể mở một phần và lông mi đã được hình thành. Lúc này hệ thống thần kinh trung ương đã được định hướng, các nhịp thở của bé trở nên nhịp nhàng hơn và nhiệt độ cơ thể của bé cũng được kiểm soát. Lúc này bé có thể dài khoảng 25 cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 1 kg.
  • Tuần 29: Chân bé có thể phát triển, khỏe mạnh, bắt đầu đá vào thành bụng và thực hiện các động tác nắm bắt.
  • Tuần 30: Mắt bé có thể mở to và tóc của bé phát triển tốt, các bào hồng cầu hình thành bên trong tủy xương. Lúc này bé có thể dài khoảng 270 cm và nặng khoảng 1.3 kg.
  • Tuần 31: Các cơ quan chính của bé đã được hình thành một cách rõ ràng, bắt đầu hoạt động, em bé bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng và tăng cân.
  • Tuần 30: Bé bắt đầu tập thở, các lớp lông mềm mượt bao quanh da của bé bắt đầu rụng, móng chân và móng tay được hình thành rõ ràng. Lúc này bé có thể dài khoảng 28 cm và nặng khoảng 1.7 kg.
  • Tuần 33: Mắt bé phát triển, đồng từ thay đổi kích thước và có thể đáp ứng với các kích thích ánh sáng. Xương của bé bắt đầu cứng lại, tuy nhiên hộp sọ vẫn có thể còn mềm mại.
  • Tuần 34: Móng tay có thể vươn ra khỏi các đầu ngón tay. Lúc này bé có thể dài khoảng 30 cm và nặng khoảng 2.1 kg.
  • Tuần 35: Da của bé trở nên mịn màng, tay chân bắt đầu trở nên mũm mĩm.
  • Tuần 36: Tử cung bắt đầu trở nên nhỏ hơn với bé, điều này khiến bé khó chịu và có thể thường xuyên đấm hoặc đá vào bụng của bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu, chuột rút tử cung và xuất hiện nhiều vết rạn da hơn.
  • Tuần 37: Em bé có thể quay đầu xuống xương chậu và chuẩn bị sẵn sàng để ra đời. Nếu bé không quay đầu, bác sĩ có thể kiểm tra  và đề nghị các biện pháp xử lý phù hợp.
  • Tuần 38: Chu vi đầu và bụng của bé phát triển bằng nhau, móng chân chạm đến các đầu ngón chân, các lông tơ bao quanh da có thể rụng hoàn toàn. Lúc này bé có thể nặng khoảng 2.9 kg.
  • Tuần 39: Ngực của thai nhi phát triển nổi bật, đối với bé trai tinh hoàn tiếp tục đi xuống bìu. Chất béo được hình thành và di chuyển khắp cơ thể để giữ ấm cho bé.
  • Tuần 40: Lúc này em bé có thể đạt khoảng 36 cm, nặng khoảng 3.4 kg và sẵn sàng để ra đời.

2. Sự thay đổi trong cơ thể người mẹ

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Cụ thể các thay đổi như sau:

tam cá nguyệt thứ 3 tăng bao nhiêu cân
Thực hiện các kỹ thuật thư giãn để hỗ trợ sức khỏe thai kỳ
  • Xuất hiện các cơn gò tử cung sinh lý: Bạn có thể cảm thấy các cơn co thắt nhẹ ở bụng, thường phổ biến vào buổi chiều và tối. Các cơn co thắt này có thể xảy ra thường xuyên hơn khi gần ngày sinh nở. Trao đổi với bác sĩ nếu các đau nghiêm trọng hoặc xảy ra thường xuyên hơn.
  • Đau lưng: Hormone thai kỳ có thể làm thư giãn các mô liên kết xương, đặc biệt là vùng xương chậu. Điều này dẫn đến đau lưng và khó chịu trong tam cá nguyệt thứ 3. Tập thể dục thường xuyên, đi giày gót thấp, ngồi thẳng lưng có thể hỗ trợ các cơn đau.
  • Hụt hơi: Khi tử cung mở rộng sẽ gây ảnh hưởng đến phổi, tăng áp lực lên phổi và khiến bạn cảm thấy khó thở hơn. Thực hiện các tư thế tốt có thể cung cấp không khí cho phổi và giúp bạn dễ thở hơn.
  • Ợ nóng: Hormone thai kỳ có thể làm giãn van dạ dày và thực quản. Điều này có thể khiến axit trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng. Để cải thiện các triệu chứng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, tránh các món ăn chiên, trái cây họ cam, chocolate và các món ăn cay.
  • Giãn tĩnh mạch: Tăng lưu lượng máu có thể khiến các tĩnh mạch máu có màu đỏ tía, xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay. Tình trạng này có thể mờ dần sau khi em bé chào đời. Để cải thiện các triệu chứng, bạn có thể thường xuyên tập thể dục, năng cao chân khi ngủ, bổ sung chất xơ và uống nhiều nước.
  • Đi tiểu thường xuyên: Khi bé di chuyển sâu hơn vào xương chậu, bạn có thể cảm nhận thấy áp lực lên bàng quang và có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Áp lực này cũng có thể khiến bạn bị rò rỉ nước tiểu, đặc biệt là khi ho, cười, hắt hơi, uốn cong hoặc nâng đồ vật. Bạn nên sử dụng quần lót chuyên dụng, thấm hút tốt để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy các dấu hiệu rò rỉ nước ối, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

3. Khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba

Trong tam cá nguyệt thứ 3, bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn, có thể khoảng 2 tuần 2 lần và mỗi tuần một lần bắt đầu từ tuần thứ 36.

mang thai nên ăn gì để vào con
Khám thai định kỳ để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp

Tương tự như các lần khám thai định kỳ khác, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp và các dấu hiệu bất thường. Cụ thể các kiểm tra và xét nghiệm bao gồm:

  • Tiêm vaccine uốn ván, giảm độc tố bạch hầu và ho gà trong thời gian từ tuần thứ 37 – 36 của thai kỳ.
  • Kiểm tra tiểu đường thai kỳ và đề nghị các biện pháp giảm lượng đường trong máu phù hợp.
  • Nếu bạn bị thiếu máu thiếu sắt, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung sắt để tăng cường các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, tăng lượng oxy đến các tế bào và giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
  • Điều trị nhiễm khuẩn strep B ở âm đạo và trực tràng để tránh gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở em bé. Nếu bạn dương tính với vi khuẩn strep B, bác sĩ có thể đề nghị kháng sinh đến khi chuyển dạ.

Bác sĩ có thể kiểm tra nhịp tim và kích thước của bé thường xuyên. Gần cuối thai kỳ, bác sĩ có thể kiểm tra vị trí và các chuyển động của bé để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể tư vấn về các dịch vụ sinh thường, sinh mổ, các rủi ro và lợi ích đi kèm. Do đó, bạn nên cân nhắc các vấn đề liên quan và có kế hoạch sinh con cụ thể.

4. Chăm sóc sức khỏe thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba

Những điều cần làm:

  • Uống vitamin tổng hợp giàu khoáng chất để tăng cường chất dinh dưỡng lành mạnh cần thiết cho sự phát triển của bé.
  • Ngủ nhiều hơn trong 3 tháng cuối để tránh gây mệt mỏi và mất sức khi sinh con.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường giấc ngủ, hạn chế các cơn đau cơ, cải thiện tâm trạng và kiểm soát tăng cân quá mức. Bên cạnh đó thường xuyên vận động có thể giúp quá trình sinh con dễ dàng và thuận lợi hơn.
  • Ăn hải sản chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe của mẹ và bé. Nấu chín hải sản trước khi ăn để phòng ngừa vi khuẩn và virus có hại.
  • Khám nha khoa để tránh các bệnh lý về răng và nha chu.
tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu từ tuần bao nhiêu
Không hút thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Những điều cần tránh:

  • Không hút thuốc và không tiếp xúc với khói thuốc lá. Điều này có thể ngăn ngừa nguy cơ sinh con nhẹ cân và các khuyết tật bẩm sinh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá sớm có thể trở thành người hút thuốc lá khi trưởng thành, do hiện tượng nghiện nicotine sinh lý.
  • Không uống rượu, vì rượu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến sinh con mắc Hội chứng rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FAS). Đôi khi ngay cả một lượng nhỏ rượu khi mang thai cũng có thể dẫn đến các rối loạn không mong muốn. Nếu bạn uống rượu, hãy trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn cách xử lý.
  • Không ăn thịt sống và trứng chưa được nấu chín. Điều này có thể gây ngộ độc thực phẩm và tăng nguy dị tật bẩm sinh.
  • Không ăn thịt nguội, xúc xích và các loại thịt có chế biến sẵn khác.
  • Không sử dụng các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, điều này có thể khiến bạn nhiễm trùng và dẫn đến dị tật bẩm sinh.
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine, không tiêu thụ quá 1 lý trà hoặc cà phê mỗi ngày.

Mang thai là một khoảng thời gian không giống với bất cứ khoảng thời gian nào trong cuộc sống. Do đó, điều quan trọng là bạn cần thường xuyên đến bệnh viện, kiểm tra sức khỏe để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Uống vitamin và khám thai định kỳ có thể giúp bé sinh ra khỏe mạnh hơn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *