Cảnh giác trầm cảm khi mang thai! Dấu hiệu, cách xử lý

Trầm cảm khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người mẹ mà còn có nguy cơ gây hại đến thai nhi. Chính vì thế, bạn đọc cần lưu ý và có biện pháp phòng tránh để thai kỳ được khỏe mạnh.

Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm là một trong các bệnh lý về thần kinh nguy hiểm. Không những gây hại đối với người bình thường, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi.

Trầm cảm khi mang thai là gì?
Trầm cảm khi mang thai là gì?

Tuy nhiên, để xác định chính xác mẹ bầu có đang mắc trầm cảm hay không là việc không đơn giản. Bởi, các triệu chứng của bệnh gần như tương đồng với các trạng thái tâm lý bình thường như lo âu, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực,…Do đó, có nhiều thai phụ đã không sớm nhận biết được vấn đề đang xảy ra của bản thân. Ngoài ra, một số người mẹ còn muốn che giấu tình trạng trầm cảm khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo một vài thống kê cho thấy, số phụ nữ mắc phải trầm cảm khi mang thai chiếm tỷ lệ từ 14% – 23%. Có thể nói, cứ khoảng 10 thai phụ sẽ có 1 mẹ bầu bị trầm cảm. Nếu không được phát hiện sớm, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có thể để lại nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc. Do đó, phụ nữ cần nắm vững các kiến thức cơ bản về quá trình mang thai và có tâm lý sẵn sàng trước khi chào đón em bé ra đời.

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là do yếu tố bên trong cơ thể lẫn các tác động từ bên ngoài khiến phụ nữ mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:

Thay đổi hormone bên trong cơ thể

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều biến đổi về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Trong đó, vấn đề thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ rơi vào trạng thái trầm uất nguy hiểm. Những rối loạn do estrogen gây ra sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ, khiến họ trở nên nhạy cảm và dễ xúc động hơn. 

Thông thường, phụ nữ khi mắc phải chứng trầm cảm sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân và đứa trẻ. Điều này là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm. Bởi, bệnh có thể khiến phụ nữ thực hiện những hành động gây hại cho chính mình và con.

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai
Sự thay đổi hormone khiến phụ nữ khi mang thai cảm thấy khó chịu, dễ nổi giận, suy nghĩ tiêu cực,…

Chưa sẵn sàng làm mẹ

Tình trạng này thường gặp ở các bà mẹ trẻ, do mang thai ngoài ý muốn,…khiến việc có con trở thành áp lực làm họ cảm thấy căng thẳng. Chính vì tâm lý chưa sẵn sàng, suy nghĩ chưa thật sự chín chắn khiến cho quá trình mang thai trở nên nặng nề.

Qua một vài nghiên cứu tại Mỹ, đối tượng nữ giới kết hôn ở độ tuổi vị thành niên có xu hướng mắc bệnh trầm cảm khi mang thai cao hơn so với nữ giới đã có sự chín chắn về độ tuổi. Không những thế, việc chưa chuẩn bị tâm lý khiến cho việc mang thai trở thành rắc rối và phiền toái đối với phụ nữ.

Do di truyền

Thêm một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai đó là yếu tố di truyền. Theo các chuyên gia, bệnh trầm cảm có thể bắt nguồn từ người thân trong gia đình, sau đó di truyền sang cho con cái. Vì thế, những người phụ nữ có tiểu sử người thân mắc phải căn bệnh này sẽ có nhiều nguy cơ trầm cảm khi mang thai hơn so với những phụ nữ khác.

Gặp vấn đề trong các mối quan hệ

Sự đồng tình, ủng hộ của người thân trong gia đình đối với việc mang thai của nữ giới có vai trò rất quan trọng. Nếu không nhận được sự yêu thương và cảm thông từ người chồng, người thân, phụ nữ rất dễ rơi vào trạng thái buồn bã, lo lắng kéo dài. Điều này là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu dễ mắc bệnh trầm cảm, dẫn đến nhiều hành động gây hại cho bản thân và thai nhi.

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai
Các mối quan hệ có vấn đề khiến phụ nữ mang thai dễ lo âu, buồn bực,…

Gặp vấn đề với đứa trẻ trong bụng

Ngoài các vấn đề kể trên, việc đứa trẻ trong bụng mắc một vài vấn đề như dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, bị động thai,…là nguyên nhân khiến thai phụ mắc bệnh trầm cảm. Thường là do phụ nữ suy nghĩ và thương con dẫn đến bế tắc, đôi lúc cảm thấy tuyệt vọng. Điều này làm cho tâm lý thai phụ bị tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến trí não.

Gặp biến cố trước đó

Nguy cơ vô sinh hoặc từng bị sảy thai trước đó là các yếu tố gây trầm cảm cho phụ nữ đang mang thai. Các vấn đề này khiến cho tâm lý thai phụ chịu nhiều sức ép. Họ sẽ thường xuyên lo lắng, đôi khi sợ hãi cho sự an toàn của em bé trong bụng. Những suy nghĩ thái quá này làm cho tâm lý phụ nữ không ổn định, dễ dẫn đến chứng trầm cảm nguy hiểm.

Gặp vấn đề tâm lý trước đó

Bị gia đình bỏ rơi từ nhỏ, bị lạm dụng tình dục trong quá khứ,…khiến cho tâm lý phụ nữ gặp nhiều vấn đề ngay từ khi còn bé. Đến khi lập gia đình và mang thai, những trở ngại tâm lý này có thể chưa hoàn toàn mất đi. Cộng hưởng với nhiều thay đổi về mặt sinh lý của bản thân, phụ nữ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bất lực. Đây là một trong số các nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm khi mang thai.

Gặp vấn đề về tài chính

Kinh tế tài chính là vấn đề không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể giải quyết ổn thỏa trước khi chào đón đứa con ra đời. Nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn khiến cho người phụ nữ có tâm trạng lo lắng kéo dài. Chính vì lý do này mà thai phụ rất dễ mắc chứng trầm cảm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra được bản thân đang mắc bệnh.

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai
Kinh tế không ổn định khiến phụ nữ lo lắng cho việc sinh con sau này

Mang thai là một quá trình dài và khó khăn. Vì thế, không chỉ riêng người phụ nữ phải trải qua mà cả người thân trong gia đình cũng cần quan tâm đến. Bên cạnh đó, phụ nữ chỉ nên có con khi bản thân đã chuẩn bị vững về mặt tâm lý lẫn vật chất để em bé chào đời được khỏe mạnh, vui vẻ.

Dấu hiện phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai

Các biểu hiện của bệnh trầm cảm khi mang thai ở mỗi người sẽ khác nhau. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất:

  • Không tập trung vào công việc, hay quên.
  • Dễ khóc, dễ xúc động, tụt hoặc tăng cân đột ngột.
  • Không đưa ra được lựa chọn và quyết định đối với một vài sự việc trong cuộc sống như bình thường.
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Đôi khi, phụ nữ còn cảm thấy sợ hãi đối với những vấn đề bình thường trong cuộc sống. Tưởng tượng sự xuất hiện của em bé trong bụng, lo lắng quá mức cho sức khỏe của con,…
  • Không cảm nhận được cảm xúc vui buồn, không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh, thậm chí không còn muốn gần gũi với chồng. 
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, gặp ác mộng, bị mộng du.
  • Cảm xúc thay đổi thất thường, cáu gắt vô cớ.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo âu.
  • Cảm thấy bản thân mắc nhiều sai lầm, thường xuyên cảm thấy có lỗi, nhạy cảm với mọi vấn đề.
  • Có những suy nghĩ tiêu cực, muốn bỏ cuộc, thậm chí nghĩ đến cái chết.

Khi thấy các biểu hiện này, thai phụ nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ điều trị. Bởi, nếu không được khắc phục đúng cách và kịp thời, bệnh trầm cảm có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.

Hậu quả nếu phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Bệnh không chỉ gây ra nhiều tổn thương tâm lý cho phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể, các hậu quả mà trầm cảm khi mang thai gây ra là:

Hậu quả nếu phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh nguy hiểm cho mẹ và con

– Hậu quả đối với thai phụ:

  • Khi mắc phải chứng trầm cảm trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có thể suy nghĩ đến việc tự tử hoặc bỏ con. Do tâm lý chịu nhiều áp lực, thường xuyên lo lắng, bất an gây hại cho bản thân và thai nhi. 
  • Trầm cảm khi mang thai có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh. Cùng với đó, những căng thẳng có thể “điều khiển” thai phụ sử dụng các chất kích thích với mong muốn giải tỏa căng thẳng như bịa, rượu, thuốc lá,…khiến đường ruột và não bộ bị tổn thương nặng nề.
  • Việc tâm lý gặp vấn đề khiến phụ nữ không còn chăm chút cho bản thân. Điều này khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Không những thế, trầm cảm khi mang thai còn ảnh hưởng đến gia đình, vợ chồng có thể dẫn đến ly hôn.
  • Không muốn chăm sóc, gần gũi với con, ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách đứa trẻ sau này.

– Hậu quả đối với thai nhi và trẻ sơ sinh:

  • Trầm cảm khi mang thai gia tăng nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra, quá trình phát triển của thai nhi cũng gặp nhiều vấn đề, mắc dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ nhỏ về sau.
  • Thai nhi không phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Theo thống kê cho thấy, mẹ bầu bị trầm cảm sẽ sinh ra em bé có cân nặng tương đối thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và xương khớp cho trẻ nhỏ.

Chính vì những hậu quả khôn lường kể trên, mẹ bầu nên hết sức lưu ý để bảo vệ bản thân và em bé. Duy trì thai kỳ khỏe mạnh để đứa trẻ sinh ra được phát triển và sống một cuộc sống bình thường như mọi đứa trẻ khác.

Điều trị trầm cảm khi mang thai bằng cách nào?

Để điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai, thai phụ phải tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ. Một vài trường hợp cần thiết, thai phụ sẽ phải đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ. Phương pháp điều trị có thể kể đến như:

Sử dụng thuốc điều trị 

Việc sử dụng thuốc có thể sẽ gây một vài tác dụng phụ như tiền sản giật, sinh non, táo bón, khô miệng, giảm khả năng sinh con thông thường,…Do đó, thai phụ không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Điều trị trầm cảm khi mang thai bằng cách nào?
Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm khi mang thai

Thông thường, thuốc sẽ được sử dụng vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ) để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, sau khi sử dụng, phải mất thêm 4 tuần nữa để biết thuốc có tác dụng điều trị đối với thai phụ hay không. Chính vì thế, thai phụ đừng vội ngừng dùng thuốc, nếu cần có thể đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn. Việc ngưng sử dụng khiến bệnh có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị bằng giải pháp tâm lý

Ngoài việc sử dụng thuốc, điều trị tâm lý là biện pháp hiệu quả để khắc phục chứng trầm cảm. Thai phụ có thể đến gặp chuyên gia tâm lý để giải quyết các vấn đề của bản thân. Mục đích là:

  • Giúp thai phụ nói ra được những bức xúc, sự bất an trong tâm lý.
  • Có người lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm.
  • Bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp, giúp thai phụ lấy lại được bình tĩnh, suy nghĩ tích cực hơn.
  • Tránh được tình trạng thai phụ có ý định tự sát hoặc tổn hại đến thai nhi.
  • Điều chỉnh thói quen và hành vi trong cuộc sống cho mẹ bầu.

Các biện pháp không dùng thuốc khác

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm khi mang thai là biện pháp cần thiết. Ngoài ra, thai phụ có thể áp dụng những việc dưới đây để cải thiện tình trạng trầm cảm:

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày (ít nhất là 8 giờ). Một vài trường hợp có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để hỗ trợ giấc ngủ khi cần thiết.
  • Nghe các bài hát yêu thích.
  • Tập thể dục, ngồi thiền hoặc tham gia các lớp yoga cho mẹ bầu.
  • Tham gia các khóa học hướng dẫn chăm sóc con, các câu lạc bộ dành riêng cho phụ nữ mang thai.
  • Đi du lịch, thư giãn, giải trí để đầu óc được thoải mái, giảm áp lực và các suy nghĩ tiêu cực.

Phòng tránh trầm cảm khi mang thai

Sớm phát hiện bệnh trầm cảm khi mang thai giúp thai phụ tránh được những hậu quả không mong muốn đã đề cập bên trên. Tuy nhiên, việc phòng tránh căn bệnh này là điều hết sức cần thiết. Do đó, bạn đọc nên lưu ý các vấn đề dưới đây:

Phòng tránh trầm cảm khi mang thai
Giữ tâm lý thoải mái, vận động và ăn uống điều độ để thai nhi được khỏe mạnh, mẹ tránh được trầm cảm
  • Không ở một mình khi tâm trạng không vui hoặc có nhiều suy nghĩ rối ren. Thay vào đó, thai phụ có thể tâm sự cùng chồng, người thân và bạn bè để giải tỏa vấn đề bên trong.
  • Không để cơ thể phải làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đặc biệt là hạn chế thức khuya.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng thái quá ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.
  • Có thể đến gặp bác sĩ tâm lý nếu gặp phải các biến cố mà bản thân không tự mình giải quyết được. Người có chuyên môn và thấu hiểu sẽ giúp bạn gỡ rối được vấn đề, tránh suy những nghĩ tiêu cực.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, bổ sung vitamin để cải thiện sức đề kháng. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể, máu huyết lưu thông tốt hơn.

Trầm cảm khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, thai phụ cần kịp thời phát hiện và điều trị. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết. Nếu đang trong quá trình mang thai hoặc dự định mang thai, bạn đọc nên đến thăm khám y tế để sàng lọc những mối nguy cơ tiềm ẩn, để có được thời gian mang thai thoải mái và vui vẻ nhất.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (11 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *