Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Bằng Nước Muối Đúng Cách
Nội dung bài viết
Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối như thế nào mới đem lại hiệu quả? Có nên sử dụng nước muối để chữa dị ứng? Khi sử dụng nước muối cần lưu ý những điều gì? Có hàng ngàn nghi vấn liên quan tới vấn đề trị dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay với nước muối, hãy cùng VHEA Việt Nam vén màn cho những câu hỏi này.
Nước muối chữa dị ứng da mặt có hiệu quả không?
Nước muối rất lành tính và mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng da mặt. Cụ thể, nước muối có những tính ứng dụng cho da mặt như sau:
- Loại bỏ vật lý các tế bào chết trên da giúp da dễ thở hơn, bớt dày bì khi bị dị ứng.
- Giảm khả năng bội nhiễm, giảm châm chích, giảm sưng đau, giảm sự nóng – bỏng tại các vết dị ứng trên da mặt hiệu quả nhờ tính sát khuẩn, sát trùng.
- Kiểm soát bã nhờn, dầu thừa trên mặt, điều hòa độ pH giúp giảm ngứa, giảm khô rát, giảm nứt nẻ cho da trong thời điểm dị ứng.
- Làm sạch nang lông, chống viêm lỗ chân lông khi da mặt có diễn tiến bất thường.
- Giúp se cồi mụn, hạn chế sự hình thành mụn.
- Giúp da hồi phục nhẹ nhàng trong quá trình điều trị dị ứng.
Xét theo đông y, nước muối cũng có thể sử dụng để chữa trị do có tính sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc tốt, dùng để hỗ trợ làm sạch các vết thương, giảm triệu chứng của cả các bệnh ngoài da như tổ đỉa, viêm da cơ địa, mụn nhọt, dị ứng,…
Như vậy, nước muối CÓ THỂ CHỮA DỊ ỨNG giúp giảm đi những khó chịu do dị ứng da mặt gây ra. Tuy nhiên, để điều trị khỏi hoàn toàn, ta vẫn nên sử dụng thêm các loại thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ để bệnh mau lành hơn.
Muối mang tới tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị chứ không hẳn là một phương pháp điều trị độc lập, ta nên phân biệt điều này.
3 cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối hiệu quả
Chúng ta đã biết tới tính ứng dụng của muối trong hỗ trợ điều trị dị ứng trên da mặt nhưng nếu sử dụng sai cách nước muối trở nên vô thưởng vô phạt hoặc có thể gây ra phản ứng ngược cụ thể làm da có thể trở nên bong tróc, khô rát, rít, ngứa, nổi mụn dị ứng trầm trọng hơn.
Chính vì vậy, chị em phụ nữ phải nắm rõ cách điều trị dị ứng da mặt bằng nước muối và thực hiện thật đúng. Cụ thể như hướng dẫn sau:
Sử dụng nước muối loãng ấm rửa mặt
Nồng độ muối là yếu tố vô cùng quan trọng bởi da mặt vốn là vùng da mỏng nhất trên cơ thể và các yếu tố về môi trường, độ ẩm, độ pH sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới da mặt.
Do đó, khi ta sử dụng muối để rửa mặt ta phải chú ý điều hòa được pH trên da.
Tỉ lệ pha nước muối như sau: 1 thìa cà phê muối (khoảng 5 gam) hoặc ít hơn nếu da mặt bạn rất nhạy cảm cùng 500ml nước ấm.
Thông thường để rửa mặt ta có thể sử dụng đến khoảng 1 lít – 1 lít rưỡi nước ấm, ta pha theo đúng tỉ lệ rồi dùng tay áp nước muối nhẹ nhàng lên da mặt, massage thật nhẹ nhàng để lấy hết đi các bã nhờn, tế bào chết.
Không được chà xát quá mạnh hay dùng tay cào lên vùng da đang bị tổn thương. Không rửa quá 2 lần một ngày, nên vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và buổi tối.
Sau khi rửa sạch thì rửa lại bằng nước ấm sạch rồi sử dụng thuốc, kem bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Một vấn đề nữa, người sử dụng nên lựa chọn loại muối tinh chế được đóng gói kín, có đầy đủ thông tin in trên bao bì và không chứa nhiều các loại tạp chất, thành phần gây hại, kích ứng da.
Thành phần dinh dưỡng của loại muối này chỉ nên chứa Natri và Clo. Để phân biệt, muối tinh chế thường có dạng hạt nhỏ, mịn hơn và có thể trắng hơn so với muối biển thường.
Sử dụng nước muối sinh lý 0.9 Nacl
Nếu bạn ngại chuẩn bị nước muối loãng do không tin tưởng vào khả năng đo lường của bản thân hay không tìm được muối tinh chế, nước muối sinh lý tại các cửa hàng thuốc sẽ là cứu cánh dành cho bạn.
Muối sinh lý 0.9 Nacl được bán rộng rãi trên thị trường nên ta có thể dễ dàng mua sắm và tích trữ chúng trong thời gian điều trị dị ứng da mặt.
Ta sử dụng nước muối sinh lý tương tự như cách sử dụng muối loãng. Trong trường hợp da mặt xuất hiện nhiều mụn mủ, ta có thể bôi chấm thêm nước muối sinh lý bằng tăm bông sạch vào các vùng đó để nhanh se cồi mụn và giảm đau nhức.
Nước muối sinh lý cũng có tác dụng tốt với những vết thương hở, vết côn trùng cắn,… ta có thể lưu ý tận dụng.
Chườm nóng
Cách này chỉ mang tính tham khảo và nên áp dụng tại các vùng da bớt nhạy cảm hơn da mặt như cổ, chân, tay, lưng,… Chườm nóng giúp giảm các triệu chứng ngứa, châm chích, phù nề dị ứng nhanh.
Ta rang khô khoảng 100 gam muối trên chảo tới khi thật nóng rồi gói trong khăn sạch rồi nhẹ nhàng chườm lên khu da đang có phản ứng dị ứng nặng nề. Sau đó, rửa mặt lại bằng nước ấm.
Với 3 cách sử dụng nước muối như vậy, người bệnh có thể mau chóng khỏi bệnh. Và hãy nhớ nguyên tắc khi sử dụng nước muối là: không nên lạm dụng, chỉ rửa tối đa 2 lần mỗi ngày; chỉ rửa nhẹ nhàng kết hợp massage da mặt và phải kết hợp với các loại thuốc uống, thuốc bôi khác để điều trị bệnh tận gốc.
Bên cạnh đó, nếu nổi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa ở các vị trí kém nhạy cảm hơn ta có thể sử dụng cả phương pháp đắp muối ngải cứu, đắp muối lá mướp, tắm nước muối loãng trầu không, tắm nước muối loãng chè xanh rất hiệu quả.
Lưu ý trong quá trình sử dụng nước muối chữa dị ứng da
Không chỉ nắm rõ nguyên tắc sử dụng và cách điều trị dị ứng da mặt bằng nước muối, ta đồng thời phải ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để hoàn tất quá trình chữa bệnh và hồi phục lại da mặt:
- Nên tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu khi sử dụng cách này vì không phải da mặt ai cũng phù hợp, chưa kể rằng trong một số trường hợp muối có thể không hợp thuốc điều trị và có thể gây ra phản ứng ngược.
- Sau khi rửa mặt nước muối, da dễ bị ăn nắng hơn bình thường do đã loại bỏ hết các tế bào chết bám trên biểu bì da. Khi ra ngoài ta nên che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm trong thời gian điều trị dị ứng da mặt bằng nước muối kể cả kem dưỡng hay kem chống nắng. Muốn sử dụng loại nào cũng phải hỏi trước bác sĩ, không tự ý sử dụng ngay cả thành phần kem rất lành tính, tự nhiên.
- Trang bị kiến thức về da mặt, về mỹ phẩm, về thực phẩm chức năng, về tiền sử dị ứng của bản thân để biết cách lựa chọn mỹ phẩm, thực phẩm tránh bị tái dị ứng sau này. Tránh xa các loại kem trộn đội lốt thiên nhiên hoăc có tác dụng ngay lập tức, các loại thuốc bổ trợ không rõ xuất xứ nguồn gốc, trôi nổi.
- Không ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng da như thực phẩm chứa nhiều acid amin Arginine (thịt gà, sườn heo, hạt bí, đậu tương, viên uống chiết xuất tảo biển,v.v..), sữa, đạm nhiều (thịt cừu, thịt bò), các loại hải sản (trừ cá béo), đường v.v..
- Bổ sung nhiều loại rau củ quả tự nhiên tốt cho sức khỏe, cung cấp vitamin cho cơ thể. Sử dụng thêm dầu oliu để tăng cường Vitamin E giúp làm lành da hiệu quả.
- Nên pha nồng độ loãng hơn khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Đối với người lớn khi thấy ca mặt căng khô hơn thì cũng có thể do nồng độ muối hơi cao, nên pha loãng thêm trong lần rửa mặt tiếp theo.
- Vệ sinh sạch sẽ tay, chậu rửa mặt trước khi áp dụng phương pháp này.
- Thử phản ứng dị ứng trước khi rửa mặt bằng nước muối bằng cách bôi ít nước muối lên mu bàn tay, nếu không xảy ra hiện tượng bất thường nào trong tối thiểu 15 phút thì có thể sử dụng.
- Cung cấp nhiều nước cho cơ thể, khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nước có thể đến từ nguồn nước lọc, nước canh,…
- Ngưng sử dụng khi thấy các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, da mặt căng khô nhạy cảm hơn.
- Tránh để tay tiếp xúc trực tiếp lên da mặt, đặc biệt không được cào gãi vùng da bị dị ứng.
Tổng kết lại, ta đã nắm được cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối loãng vô cùng hữu dụng và an toàn. Bạn hãy luôn nhớ muối không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc chữa bệnh dị ứng, viêm da mà chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
Mẹo hay cho bạn:
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!