Nguyên nhân bị dị ứng quần áo – Giải pháp khắc phục

Dị ứng quần áo là một dạng viêm da tiếp xúc khi người bệnh tiếp xúc với các chất liệu vải như mặc quần áo, lau mặt,… đặc biệt khi chúng còn mới. Trên thực tế đây không phải là hiện tượng hiếm gặp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ càng hơn về dị ứng quần áo, nguyên nhân gây ra hiện tượng này, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Dị ứng quần áo là gì? Có nguy hiểm không?

Giống như dị ứng xà phòng, sữa tắm, dị ứng kim loại, dị ứng quần áo là một dạng viêm da tiếp xúc khi da trực tiếp tiếp xúc với các dị nguyên có trong quần áo, chăn màn, vải vóc.

Tỉ lệ người bị dị ứng quần áo không cao như các loại dị ứng khác nhưng vẫn có thể xảy ra bất cứ khi nào khi ta sử dụng các loại vải mới, khi hít phải bụi vải,…

Dị ứng quần áo xảy ra khi ta thử quần áo mới
Dị ứng quần áo xảy ra khi ta thử quần áo mới

Theo nghiên cứu được phát hành trên báo Le Parisien, các loại vải được sản xuất theo hướng công nghiệp hiện nay có chứa rất nhiều thành phần hóa học cấu thành (hơn 100 chất khác nhau), và trong đó đáng lo ngại nhất là 10 thành phần có thể gây phản ứng trên da, thậm chí là ung thư.

Như vậy, có thể hiểu rằng dị ứng quần áo không dẫn tới nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người sử dụng nhưng nếu về lâu về dài khi những chất hóa học tích tụ nhiều trên da, ngấm vào cơ thể thì rất khó nói.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Dấu hiệu khi bị dị ứng quần áo

Dị ứng quần áo cũng có những biểu hiện đặc trưng của dị ứng trên da và hệ thống hô hấp. Theo đó, có 7 dấu hiệu vô cùng phổ biến dễ nhận biết như sau:

  • Chảy nước mũi do hít phải bụi vải, hóa chất tẩy rửa, nhuộm màu lan tỏa trong không khí khi mở quần áo, chăn màn, vải mới.
  • Chảy nước mắt do tác động của các chất gây viêm tuyến lệ ở mắt.
  • Da xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, phát ban – triệu chứng cơ bản của dị ứng.
  • Da xuất hiện thêm triệu chứng ngứa, đóng vảy theo mảng mỏng hoặc cứng, da căng khô nứt nẻ, một số trường hợp có thể sưng phù, viêm da.
Các mảng phát ban lan rộng báo hiệu dị ứng nặng
Các mảng phát ban lan rộng báo hiệu dị ứng nặng
  • Xuất hiện mụn nước, da phồng rộp thấy rõ và các tổn thương trên da trở nên nặng nề hơn khi da bị tiếp xúc với mồ hôi, kim loại.
  • Xuất hiện mụn trứng cá trên mặt, lưng, tay chân, ngực,…
  • Xuất hiện tình trạng viêm nang lông diện rộng và có xu hướng gia tăng.

Nếu bạn xuất hiện đồng thời 2 – 7 triệu chứng trên thì khả năng rất cao bạn đang bị dị ứng quần áo, vải vóc.

Nguyên nhân nào khiến ta bị dị ứng ?

Dị ứng với quần áo có rất nhiều nguyên nhân: Do cơ chế phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể, do các thành phần trong quần áo, do các yếu tố khác.

Cơ chế phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể người

Hệ miễn dịch của chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước những yếu tố tác động gây bệnh, gây hại cho hệ thống cơ quan nội tạng, cho sự sống của cơ thể. Khi bị các loại vi khuẩn, virus, nấm, dị nguyên xâm phạm và tấn công, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các phản ứng báo hiệu cho ta biết cơ thể đang trong trạng thái nguy hiểm bằng cách tạo ra dị ứng.

Dị ứng liên quan tới hormone IgE trong cơ thể người và nồng độ histamin do IgE sinh ra, chúng sẽ tạo ra các triệu chứng của dị ứng như ngứa ngáy, ho, hắt xì, sưng,…

Đối với dị ứng quần áo ta có thể hiểu như sau, khi da tiếp xúc với hóa chất có trong vải vóc, quần áo, hệ thống miễn dịch trong cơ thể nhất là các tế bào Lympho nhận thấy chúng rất bất thường và coi chúng là dị nguyên có khả năng gây hại cho cơ thể.

Từ sự phản ứng của tế bào miễn dịch, tế bào plasma tạo ra kháng thể dị ứng rồi phát tán ra toàn bộ cơ thể, tích hợp với tế bào da, giải phóng histamin gây ra các triệu chứng dị ứng quần áo trên da và cơ thể.

Dị ứng các thành phần có trong quần áo, vải vóc

PFC gồm Teflon và formaldehyde là những hợp chất rất dễ tìm thấy trong các loại quần áo, vải vóc. Đây là chất giúp quần áo bớt nhàu nhĩ, giúp tăng độ bền cho vải. Tuy vậy WWF đã cảnh báo rằng hợp chất này rất nguy hiểm với sức khỏe người sử dụng và có khả năng gây ra ung thư, kích thích ung thư phát triển.

Chất liệu vải ảnh hưởng tới làn da của bạn
Chất liệu vải ảnh hưởng tới làn da của bạn

Cao su có trong quần áo, phụ kiện thường là các loại cao su đen, carba, thiol, TMTD, MBT,.. đây là các chất xúc tác, hóa học dễ gây kích ứng trên da.

Niken có trong phéc-mơ-tuya, phụ kiện trên quần áo cũng là kim loại khiến cơ thể phản ứng mạnh mẽ. Theo nghiên cứu, trong các loại kim loại, niken đứng đầu bảng cùng crom trong việc gây ra dị ứng trên cơ thể người.

Màu nhuộm trên quần áo cũng sẽ khiến tăng khả năng dị ứng cho những làn da mẫn cảm do được cấu thành từ Kali dichromate hay phenylenediamine. Những chất này cũng có thể tìm thấy trong thành phần của thuốc nhuộm tóc, màu của bể bơi và được ghi nhận khả năng gây dị ứng rất cao.

Một số nguyên nhân khác

  • Nước giặt quần áo: Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra dị ứng bất thường khi mặc quần áo cũ. Nếu bạn mới đổi nước giặt và khi mặc quần áo sau khi giặt thấy hiện tượng dị ứng thì khả năng cao là do nước giặt, nước xả vải chứa các tinh chất làm mềm vải, hương liệu, chất tẩy rửa mạnh gây ra. Hiện tượng này thấy ở nhiều trường hợp mua sản phẩm second hand bởi các quần áo này đều được giặt bằng các hóa chất tẩy rửa rất mạnh và ngâm với nước xả vải công nghiệp để làm mới.
Kích ứng có thể xảy ra khi ta mặc luôn quần áo mới
Kích ứng có thể xảy ra khi ta mặc luôn quần áo mới
  • Mặc quần áo mới mà không giặt: Như đã đề cập ở trên, quần áo có chứa rất nhiều hợp chất dễ gây ra dị ứng. Việc giặt giũ giúp loại bỏ ít nhiều các thành phần hóa học gây hại có trong thớ vải. Do đó khả năng dị ứng cao nhất là khi ta mặc thử quần áo mới hay mặc luôn chưa qua giặt khi các chất hóa học tồn đọng lại rất nhiều.
  • Chất liệu: Chất liệu cao su, vải nhựa latex, vải cao su spandex đều có khả năng gây ra dị ứng cao hơn so với các chất liệu cotton, lụa, thô,…
  • Do cơ thể đang trong trạng thái kích ứng: Khi cơ thể đang bị dị ứng với các dị nguyên khác lại tiếp xúc với chất liệu vải mới thì khả năng đồng dị ứng có thể xảy ra.

Cách khắc phục tình trạng dị ứng quần áo

Trên thực tế các triệu chứng dị ứng với vải vóc, quần áo thường sẽ xuất hiện trong khoảng 12 tiếng nhưng thường là xuất hiện ngay khi da tiếp xúc với quần áo dễ gây kích ứng.

Các biểu hiện thường rất nhẹ và kết thúc nhanh trong 1 – 2 tiếng nếu xử lý nhanh bằng cách cởi ngay quần áo đó ra, tắm rửa qua người. Đối với trường hợp bị dài ngày và nặng nề hơn như bội nhiễm viêm da thì ta có thể tham khảo về các loại thuốc Tây y.

Cách chữa dị ứng quần áo bằng thuốc Tây y

Đây là cách điều trị nhanh và hiệu quả nhất để đối phó với mọi loại dị ứng:

  • Thuốc giảm các triệu chứng dị ứng giúp giảm ngứa, giảm sưng, giảm nóng rát bề mặt da: Chlorphenamine, asthmatin…
  • Thuốc kháng sinh giảm các triệu chứng về dị ứng hô hấp, hạn chế nhiễm khuẩn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Các loại vitamin tổng hợp hỗ trợ hệ miễn dịch bên trong cơ thể.
  • Thuốc bôi ngoài ra giúp điều trị dị ứng, ức chế các vi khuẩn, vi nấm xung quanh: phenergan, flucinar,…

Chăm sóc tại nhà khi bị dị ứng quần áo

Nên áp dụng song song với cách điều trị tại nhà để dị ứng sớm kết thúc:

  • Mặc quần áo thoáng mát tránh để quần áo chứa nhiều chất hóa học tiếp xúc với da.
  • Tắm bằng các loại lá thảo dược giúp làm giảm đi các triệu chứng ngứa dị ứng gây ra như lá nhọ nồi, lá chè tươi, lá kinh giới, lá tía tô, lá mùi. Hạn chế tắm bằng sữa tắm, xà phòng tẩy rửa mạnh khi da kích ứng nhiều.
  • Uống thật nhiều nước để cơ thể bài tiết các dị nguyên ra khỏi cơ thể, nên uống các loại nước ép hoa quả để hấp thụ thêm vitamin.
Bổ sung nhiều vitamin giúp làm hệ miễn dịch ổn định hơn
Bổ sung nhiều vitamin giúp làm hệ miễn dịch ổn định hơn
  • Loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều Arginine như thịt gà, sườn heo, đậu và chế phẩm từ đậu,… ra khỏi khẩu phần ăn. Các thực phẩm này sẽ kích thích dị ứng trở nên ngứa hơn, khó chịu hơn.
  • Không ăn các thực phẩm thuộc nhóm dễ dị ứng như hải sản, bia rượu, tằm, lạc,…

Biện pháp phòng ngừa dị ứng hiệu quả

Dưới đây là những cách phòng ngừa dị ứng quần áo hiệu quả nhất do các chuyên gia gợi ý, bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện theo:

  • Sử dụng các loại vải tốt, chất lượng, ít kích ứng làm từ cotton, lụa, len hữu cơ, vải đay và các loại vải dệt từ cây tự nhiên không chứa hóa chất thay cho các loại vải co giãn, vải poly hầm bí.
  • Luôn giặt trước khi mặc quần áo mới và giặt sạch sau mỗi lần sử dụng.
  • Sử dụng các loại bột giặt, nước xả vải ít hương liệu và nên chứa các thành phần thân thiện với làn da.
  • Nếu bạn bị dị ứng niken hoặc kim loại khác từ khóa kéo, khuy của quần áo thì nên may thêm một lớp lót tránh cho chúng tiếp xúc trực tiếp với da hoặc thay thế chất liệu của chúng sang nhựa.
  • Loại bỏ các loại quần áo hơn 1 năm không sử dụng.
  • Không nên sử dụng lại những chiếc áo quần khiến bạn bị dị ứng.
  • Khi xếp lại tủ quần áo, mua quần áo đặc biệt là các loại quần áo second hand nên đeo khẩu trang để tránh hít phải các loại bụi vải.
  • Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm trong quần áo và tủ quần áo có thể sử dụng thêm hạt hút ẩm, túi hút ẩm. Nên hút chân không các quần áo trái mùa và xếp gọn gàng trong tủ. Trước khi mang quần áo cũ lâu ngày ra mặc lại cũng nên giặt qua trước khi sử dụng.
  • Quần áo mùa hè luôn phải thật thông thoáng, mềm mịn cho da, hạn chế gò bó.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dị ứng quần áo trên cơ thể người. Các triệu chứng dị ứng quần áo cũng tương đương với các triệu chứng dị ứng khác và không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu thường xuyên dị ứng và da bị hấp thu quá nhiều hóa chất từ quần áo thì rất có thể dẫn tới ung thư và nhiều căn bệnh về da khác. Ta luôn phải chú ý trong việc lựa chọn chất liệu vải tốt, phù hợp theo mùa, theo cơ địa.

Kiến thức bổ ích:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Nhà văn trẻ Hạc Xanh đã có hành trình điều trị mề đay sau sinh thành công và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm đến những ai đang bị mề đay hành hạ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *