Có cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn không? Cách nào?
Nội dung bài viết
Đau bụng kinh có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một số phụ nữ. Do đó, nhiều người tìm cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn để cải thiện và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Có cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn không?
Đau bụng kinh là thuật ngữ miêu tả một cơn đau nhói hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể bị đau bụng kinh ngay trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đối với một số người, cơn đau bụng kinh có thể nhẹ và có thể tự cải thiện sau một vài giờ. Tuy nhiên, một số người có thể có các cơn đau nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày vào mỗi tháng.
Bên cạnh đó một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung có thể dẫn đến các cơn đau bụng kinh dữ dội. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Cơn đau bụng kinh sinh lý là các cơn đau do co bóp niêm mạc tử cung để loại bỏ các niêm mạc, máu, chất nhầy và trứng không được thụ tinh. Bên cạnh đó, một số chất kích thích tố có thể gây co thắt cơ tử cung, gây đau và viêm. Trong trường hợp này, cơn đau thường là tạm thời và có thể tự cải thiện trong 1 – 2 ngày hành kinh.
Tuy nhiên, cơn đau sẽ lặp lại mỗi tháng khi đến chu kỳ tiếp theo. Không có cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn đối với các cơn đau bụng sinh lý. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp khắc phục an toàn.
Bên cạnh đó, trong các trường hợp đau bụng kinh dữ dội, nguyên nhân có thể liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể như:
- Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng khi các mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung, phổ biến là buồng trứng, ống dẫn trứng và các mô lót bên trong khung chậu.
- U xơ tử cung: Là những sự tăng trưởng không ung thư ở thành tử cung và dẫn đến các cơn đau đớn nghiêm trọng.
- Bệnh viêm vùng chậu: Là tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ và thường lây lan qua đường quan hệ tình dục.
- Hẹp cổ tử cung: Ở một số phụ nữ, cổ tử cung có thể nhỏ, hẹp. Điều này gây cản trở dòng chảy kinh nguyệt, dẫn đến áp lực ở tử cung và gây đau đớn dữ dội.
- Bệnh Adenomyosis: Là tình trạng các mô tuyến ở tử cung bắt đầu phát triển thành các bức tường cơ bắp ở xung quanh tử cung.
Nếu cơn đau bụng kinh liên quan đến các bệnh lý hệ thống sinh sản, tình trạng này cần được đánh giá bởi bác sĩ phụ khoa và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng và rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong trường hợp này, cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn là điều trị các bệnh lý nguyên nhân.
Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Một số cách hỗ trợ điều trị đau bụng kinh
Không có cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số phương pháp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Cụ thể, các phương pháp hỗ trợ điều trị đau bụng kinh bao gồm:
1. Chườm nóng
Để cải thiện cơn đau bụng kinh, bạn có thể đặt một chai nước nóng hoặc miếng đệm sưởi ấm vào bụng. Điều này có thể thư giãn các cơ cổ tử cung và hỗ trợ cải thiện các cơn đau bụng kinh.
Nhiệt độ có thể giúp tử cung và các cơ xung quanh vùng chậu thư giãn. Ngoài ra, bạn có thể đặt miếng đệm sưởi ở lưng nếu cơn đau bụng kinh ảnh hưởng đến lưng. Bên cạnh đó, ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể hỗ trợ thư giãn các cơ ở bụng, lưng và chân.
2. Xoa bóp với tinh dầu
Xoa bóp và massage nhẹ nhàng ở vùng bụng và lưng dưới có thể giúp các cơn thư giãn, thả lỏng và cải thiện các cơn đau bụng kinh. Để thực massage, bạn có thể đặt tay lên lưng hoặc bụng và nhẹ nhàng xoa bóp.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sữa dưỡng thể hoặc tinh dầu để tăng cường hiệu quả của biện pháp. Một số loại tinh dầu có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau bụng kinh bao gồm tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu cây xô thơm, dầu kinh giới. Bên cạnh đó, để tránh kích ứng và dị ứng, trước khi sử dụng tinh dầu thoa lên da, bạn cần pha loãng tinh dầu với các loại dầu thực vật như dầu hạt nho hoặc dầu hạnh nhân.
3. Quan hệ tình dục
Mặc dù không có nghiên cứu lâm sàng về tác động trực tiếp của cực khoái đến tình trạng đau bụng kinh. Tuy nhiên, khoa học cho biết cực khoái có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau.
Cực khoái khi quan hệ tình dục ở phụ nữ liên quan đến hoạt động của toàn bộ cơ thể, bao gồm cả tủy sống. Cụ thể, khi đạt cực khoái ở âm đạo sẽ kích thích não bộ giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như endorphin và oxytocin. Endorphin có thể hỗ trợ làm giảm nhận thức về các cơn đau.
Một số người có thể cảm thấy không thoải mái khi quan hệ tình dục trong ngày hành kinh. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc quan hệ vào những ngày đầu khi cơn đau xuất hiện để làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
4. Uống trà nóng
Trà nóng có thể cải thiện các cơn đau dạ dày, đau vùng chậu và giúp các cơn thư giãn. Một số loại trà có đặc tính có thể làm thư giãn tử cung và cải thiện các cơn đau bụng kinh bao gồm:
- Lá mâm xôi có thể hỗ trợ làm giảm chuột rút cơ bắp
- Quả vót châu Âu có thể giúp thư giãn tử cung
- Đương quy hỗ trợ làm dịu hệ thống thần kinh
- Quả mâm xôi, hoa cúc và trà gừng có thể chống viêm và hỗ trợ cải thiện cơn đau bụng kinh
Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng các loại trà có chứa caffeine để hạn chế căng thẳng, lo lắng và khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Châm cứu
Nhiều nghiên cứu cho biết châm cứu có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh. Châm cứu có thể hỗ trợ giảm viêm, giải phóng endorphin và hỗ trợ thư giãn.
Trong phương pháp này, người châm cứu sẽ đặt một chiếc kim mỏng lên da vào một số vị trí nhất định trên cơ thể để cải thiện các cơn đau. Hầu hết các trường hợp châm cứu không gây đau và một số phụ nữ cho biết cảm thấy các cơn đau được cải thiện.
6. Thay đổi chế độ ăn uống
Một số nghiên cứu cho biết chế độ ăn uống ít chất béo và giàu rau quả có thể hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Bạn nên ăn nhiều rau có màu xanh, bởi vì các loại rau này giàu vitamin A, C, E, B, K và folates.
Tương tự như các chất bổ sung, vitamin và khoáng chất, thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh, ngăn ngừa thiếu máu do rong kinh và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo tế bào hồng cầu mới.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống của người đau bụng kinh bao gồm:
- Bổ sung chất sắt trong những hành kinh để ngăn ngừa thiếu máu kinh nguyệt. Tăng cường tiêu thụ thịt nạc đỏ hoặc sử dụng viên uống bổ sung sắt.
- Rau xanh và quả mong có chứa chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ chống viêm và cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.
- Bổ sung 3 – 4 phần sữa mỗi ngày có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều sữa có thể dẫn đến đầy hơi và khó tiêu.
- Bổ sung boron có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi, photpho và làm giảm cường độ của cơn đau bụng kinh. Các loại thực phẩm có nồng độ boron cao bao gồm bơ, đậu phộng, mận khô, đậu xanh, chuối.
- Uống đủ nước để giữ nước, tránh đầy hơi và cải thiện cơn đau bụng kinh. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể tăng cường thực phẩm có nước như rau diếp, rau cần tây, dưa leo, dưa hấu, các loại quả mỏng bao gồm dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi.
7. Tăng cường hoạt động thể chất
Tập thể dục và thực hiện các hoạt động thể chất nói chung không phải là cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn. Tuy nhiên, tăng cường vận động có thể giải phóng endorphin và hỗ trợ giảm đau tự nhiên. Bên cạnh đó, endorphin cũng có thể chống lại các nội tiết tố nữ, hạn chế các cơn thắt tử cung và giảm đau đớn.
Tập thể dục thường xuyên được cho là có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau và cải thiện các cơn đau trong tương lai. Bạn có thể thử các bài tập aerobic, đi bộ, chạy bộ ngắn, đi xe đạp, bơi lội, chèo thuyền, đi bộ đường dài hoặc đến phòng tập thể dục.
Bên cạnh đó, thực hiện các động tác kéo căng đơn giản có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm các cơn đau. Bạn có thể ngồi trên sàn nhà với hai chân duỗi xa nhau sau đó duỗi người về trước để chạm vào các ngón chân hoặc mắt cá chân. Hít vào trong khi giữ thẳng lưng. Động tác này có thể kéo dài đơn giản các cơn ở bụng, lưng và cải thiện các cơn đau.
8. Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu các cơn đau nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen hoặc naproxen để cải thiện các cơn đau bụng kinh dữ dội. NSAIDS hoạt động bằng cách ngăn ngừa các cơn co thắt ở tử cung và hạn chế các cơn co thắt. Ibuprofen thường được sử dụng từ 400 – 600 mg cứ sau mỗi 4 – 6 giờ hoặc 800 mg sau mỗi 8 giờ và không quá 2400 mg mỗi ngày.
Bạn nên bắt đầu sử dụng thuốc ngày khi nhận thấy các cơn đau và sử dụng liên tục trong 2 – 3 ngày, nếu cần thiết. Nếu bạn đợi đến khi các cơn đau bắt đầu, đặc biệt là trong các cơn đau bụng kinh dữ dội, thuốc có thể mất nhiều thời gian hơn để có hiệu quả.
9. Tham khảo các biện pháp kiểm soát sinh sản
Nếu các biện pháp tự nhiên, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc không có tác dụng cải thiện cơn đau bụng kinh, bạn có thể tham khảo các biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết để ngăn ngừa các cơn đau.
- Sử dụng thuốc tránh thai là một cách ngăn thai nội tiết tố phổ biến. Bạn cần sử dụng thuốc hàng ngày để cải thiện các triệu chứng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai hàng ngày tương đối phổ biến và giá thành phải chăng, tuy nhiên bạn cần sử dụng thuốc hàng ngày vào một giờ cố định để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Miếng dán tránh thai có tác dụng tương tự như thuốc tránh thai, tuy nhiên thuốc ở dạng miếng dán dùng ngoài. Miếng dán cần được sử dụng hàng tuần và vào một giờ cố định hàng ngày.
- Vòng tránh thai đặt âm đạo là hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố cần được thay đổi hàng tháng và có thể lấy ra dễ dàng khi bạn không có nhu cầu sử dụng nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vòng tránh thai có thể bị rơi ra trong các hoạt động tình dục.
10. Tiêm nội tiết tố
Tiêm nội tiết tố có thể là cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn tương đối hiệu quả. Phương pháp này có thể được cân nhắc khi các phương pháp khác không mang lại hiệu điều trị.
Nội tiết tố cần được tiêm mỗi 3 tháng để đạt hiệu quả cải thiện các cơn đau bụng kinh dữ dội. Bên cạnh đó, tiêm hormone có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một số phụ nữ có thể bị ngừng kinh nguyệt và tăng nguy cơ vô sinh sau khi ngừng tiêm hormone. Ngoài ra, tiêm nội tiết tố có thể gây tăng cân.
Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi tiêm nội tiết tố.
11. Đến bệnh viện
Nếu các cơn đau bụng kinh nghiêm trọng và nếu bạn cảm thấy bất thường, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu cơn đau bụng kinh kéo dài hơn 2 – 3 ngày, điều này có thể là dấu hiệu của cơn đau bụng kinh thứ phát, liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng ở hệ thống sinh sản, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm, kiểm tra thể chất và vùng chậu để xác định các bất thường và bệnh lý nhiễm trùng ở vùng chậu.
Trong các trường hợp nghiêm trọng và ở phụ nữ lớn tuổi, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ nội mạc tử cung. Biện pháp này có thể là cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sau khi cắt nội mạc tử cung bạn sẽ không còn khả năng mang thai và sinh con. Sau khi cắt nội mạc tử cung, cơ thể sẽ trải qua một số thay đổi như:
- Trong chu kỳ tiếp theo bạn có thể có rất ít hoặc không còn mô kinh nguyệt
- Không chảy máu kinh nguyệt vào ngày hành kinh
- Không cảm nhận được các cơn đau bụng kinh cũng như khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt
Đau bụng kinh là triệu chứng phổ biến trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong hầu hết các trường hợp đau bụng kinh là bình thường và không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Không có cách trị đau bụng kinh vĩnh viễn nhưng bạn có thể cải thiện các triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bên cạnh đó, nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!