10+ Cách Giảm Đau Bụng Kinh Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Làm

Đau bụng kinh là tình trạng rất phổ biến ở nữ giới trong những ngày “đèn đỏ”. Cơn đau kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày. Chị em nên áp dụng các cách giảm đau bụng kinh như uống nước ấm, xoa bóp vùng bụng, uống trà thảo mộc… để khắc phục tình trạng này.

cách giảm đau bụng kinh
Một số cách giảm đau bụng kinh như massage vùng bụng, chườm ấm, uống nước ấm… là cứu cánh của chị em phụ nữ khi “đèn đỏ”

Đau bụng kinh ở nữ giới – Nguyên nhân do đâu?

Kinh nguyệt là hiện tượng xuất hiện hàng tháng ở phải nữ khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình rụng trứng. Vào trước hay trong những ngày “đèn đỏ” nhiều chị em phụ nữ thường bị đau bụng kinh.

Cơn đau có thể kích hoạt theo nhiều mức độ khác nhau. Từ âm ỉ cho đên dữ dội và thậm chí là gây quặn thắt vùng bụng. Tình trạng đau bụng kinh thường xuất hiện ở vùng bụng dưới. Nhưng trong trường hợp tử cung co bóp quá mức thì triệu chứng có thể lan tỏa xuống cả vùng bẹn.

Nguyên nhân thông thường dẫn tới đau bụng kinh có thể là:

Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!!
  • Do sự co thắt quá mạnh của cơ tử cung để thực hiện nhiệm vụ đẩy máu kinh da ngoài.
  • Chị em vận động quá mạnh trong những ngày hành cung.
  • Sự gia tăng bất thường của các hormone progesterone và prostaglandin liên quan đến đau và viêm. Hơn nữa còn gây ra tình trạng co thắt tử cung.
  • Do di truyền từ mẹ sang con.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh trước và trong những ngày hành kinh. Điển hình như ăn đồ lạnh, đồ cay nóng…
  • Cổ tử cung hẹp khiến máu khó di chuyển ra bên ngoài.
  • Do đặt vòng tránh thai.
  • Do có dị tật bẩm sinh ở tử cung.

Ngoài ra, cơn đau kích hoạt ở vùng bụng dưới trong những ngày “đèn đỏ” còn có thể do ảnh hưởng từ các bệnh phụ khoa. Thường gặp nhất là lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vòi trứng, tắc vòi trứng…

13 cách giảm đau bụng kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Hầu hết các trường hợp đau bụng kinh vào kỳ “đèn đỏ” đều bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý. Lúc này, vấn đề sẽ không quá nghiêm trọng nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống thường ngày của chị em.

Trong nhiều trường hợp đau đớn dữ dội còn gây ra nhiều hệ lụy. Nó khiến không ít chị em mất ăn, mất ngủ. Tác động xấu tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Có thể áp dụng các cách giảm đau bụng kinh đơn giản dưới đây để hỗ trợ khắc phục tình trạng này:

1. Cách xoa bóp, massage giảm đau bụng kinh tức thì

Xoa bóp, massage vùng bụng là giải pháp rất đơn giản được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để cải thiện cơn đau bụng kinh. Chỉ cần dùng lực của bàn và các ngón tay để tác động lên vùng bụng theo chuyển động tròn.

Để nâng cao hiệu quả, trước khi xoa bóp có thể thoa lên vùng da phía ngoài 1 ít tinh dầu. Nên ưu tiên sử dụng các loại tinh dầu có tính ấm như quế, tràm trà, bạch đàn…

Các động tác massage có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Đồng thời giúp thư giãn cơ trơn tử cung hiệu quả. Từ đó tác động tích cực và làm giảm mức độ của các cơn đau bụng kinh.

trị đau bụng kinh
Massage vùng bụng giúp cải thiện tuần hoàn máu và xoa dịu nhanh cơn đau bụng kinh

Ngoài ra, chị em có thể kết hợp xoa bóp với day ấn một số huyệt vị. Đây là cách an toàn nhưng rất hữu ích trong việc khắc phục nhanh cơn đau. Nên tác động tới một số huyệt vị sau:

  • Huyệt Tam Âm Giao: Vị trí của huyệt này nằm phía trên mặt cá. Có thể xác định bằng cách lấy điểm cao nhất của mắt cá chân và đo lên 3 tấc.
  • Huyệt Khí Hải: Vị trí củ huyệt này nằm phía bên dưới rốn, xác định bằng cách đo thẳng xuống 1,5 tấc.
  • Huyết Quan Nguyên: Nằm ở phía dưới huyệt Khí Hải. Xác định bằng cách đo thẳng xuống đúng 1,5 tấc.

Chú ý khi day ấn huyệt cần dùng lực nhẹ trước rồi mới từ từ tăng dần lên cho tới khi có cảm giác căng tức. Chỉ cần dùng ngón tay cái để day ấn vào từng huyệt vị khoảng từ 30 – 40 giây sẽ có kết quả khả quan.

2. Chườm nóng cải thiện cơn đau ngay lập tức

Một cách giảm đau bụng kinh rất đơn giản mà bạn nên thử nghiệm ngay đó là chườm nóng. Chỉ cần sử dụng túi chứa nước ấm để chườm trực tiếp lên vùng bụng dưới và vùng thắt lưng là có thể cải thiện được tình trạng đau bụng kinh và đau cột sống vào những ngày “đèn đỏ”.

Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ tác động rất tích cực đến cơn đau. Nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp thư giãn cơ trơn của tử cung. Đồng thời có khả năng nới giãn không gian của cột sống để khắc phục tình trạng đau lưng.

3. Uống trà gừng ấm giúp giảm đau bụng kinh

Uống trà gừng ấm là cách làm giảm cơn đau bụng kinh được ứng dụng phổ biến. Hoạt chất Cineole dồi dào trong loại trà thảo mộc này đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bó có khả năng ức chế dẫn truyền cơn đau, thư giãn hệ thần kinh trung ương và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hơn nữa, gừng còn chứa hàm lượng cao hoạt chất Zingerone và Gingerol. Các thành phần này có khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin được nhận định là chất trung gian gây viêm nhiễm ở niêm mạc tử cung. Từ đó có thể hỗ trợ khắc phục cơn đau bụng kinh, nhức mỏi thắt lưng…

Bên cạnh đó, gừng còn chứa lượng tinh dầu với mùi thơm đặc trưng và các chất chống oxy hóa đa dạng. Bên cạnh tác dụng làm giảm đau thì uống trà gừng ấm còn giúp cải thiện một số triệu chứng đi kèm trong ngày đèn đỏ như buồn nôn, chán ăn, khó chịu.

4. Nên dành thời gian ngủ nghỉ

Làm việc quá sức hay căng thẳng stress trong những ngày “đèn đỏ” có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi. Đồng thời cơn đau bụng kinh cũng sẽ kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn. Đây chính là nguyên nhân mà chị em phụ nữ được khuyên nên giảm khối lượng công việc và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

đau bụng kinh phải làm sao
Trong những ngày hành kinh, tốt nhất chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn

Những nữ giới có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc thì tử cung thường sẽ có hướng cơ thắt mạnh hơn. Từ đó tăng mức độ đau. Thậm chí cơn đau còn trở nên dữ dội khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.

trong những ngày hành kinh, bạn hãy cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối. Đồng thời đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng đồng hồ. Việc ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ khiến cho hoạt động co thắt của tử cung được điều hòa. Từ đó hỗ trợ làm giảm cơn đau và phục hồi cơ thể nhanh chóng hơn.

5. Nữ giới nên uống nước ấm trong những ngày “đèn đỏ”

Nếu không bổ sung đủ nước cho cơ thể thì phái đẹp sẽ rất dễ gặp phải triệu chứng nghiêm trọng trong những ngày “đèn đỏ”. Vì vậy, đừng quên việc thường xuyên tiếp nước cho cơ thể.

Thay vì uống nước theo sở thích thì chị em nên lựa chọn nước ấm. Nhiệt độ ấm sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn cơ trơn tử cung. Nhờ đó mà có thể làm giảm mức độ cũng như tần suất của cơn đau.

Bên cạnh đó, có thể cân nhắc việc bổ sung các loại nước ép từ rau củ quả tươi. Bởi thức uống này có thể giúp bù nước, cân bằng điện giải cho cơ thể. Đồng thời điều hòa hoạt động co thắt tại khu vực bụng dưới.

Các nghiên cứu còn ghi nhận, nếu cung cấp đủ nước, vitamin và khoáng chất thì mức độ cơn đau bụng kinh sẽ có xu hướng thuyên giảm đáng kể sau mỗi kỳ hành kinh. Tuy nhiên cần uống nước ép nguyên chất, không nên thêm đường hoặc đá lạnh vào.

6. Ngồi thiền giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng

Nếu thường xuyên bị đau bụng kinh khi “đèn đỏ” thì chị em có thể chọn cách ngồi thiền để khắc phục. Đây là giải pháp có công dụng giúp an thần và tịnh tâm. Từ đó sẽ giúp cho bạn tạm thời quên đi cơn đau.

Hơn nữa, ngồi thiền còn đem đến nhiều công dụng khác cho sức khỏe tinh thần. Giúp rũ bỏ mọi căng thẳng, stress và muộn phiền. Và những yếu tố này đều được nhận định là có liên quan trực tiếp đến mức độ đau bụng kinh.

Việc ngồi thiền còn giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Đồng thời tránh bị cơn đau bụng kinh kích hoạt và làm phiền trong khi ngủ.

ngồi thiền giảm đau bụng kinh
Ngồi thiền có thể giúp chị em tịnh tâm, tạm thời gạt cơn đau sang một bên

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Tư thế chuẩn bị, bạn cần ngồi xếp bằng tự nhiên ở trên mặt sàn.
  • Dùng tay từ từ kéo bàn chân phải đặt chéo lên đùi chân trái và ngược lại.
  • Cần hướng lòng bàn chân lên bên trên. Cùng với đó kéo gót chân hướng sát vào bụng.
  • Hai tay đặt lên trên hai đùi ở vị trí gần với đầu gối và thả lỏng tự nhiên.
  • Giữ cho vùng cột sống lưng được thẳng, đầu hơi cúi xuống.
  • Cần tĩnh tâm và tuyệt đối tập trung ít nhất 30 phút.

7. Cách dùng miếng dán nóng làm giảm đau bụng kinh

Dùng miếng dán nóng làm giảm đau bụng kinh cũng là một cách rất phổ biến. Bạn có thể dán sản phẩm trực tiếp lên vùng bụng dưới. Đơn giản và không mất nhiều thời gian như cách chườm ấm.

Sau khi dán khoảng vài phút thì miếng dán nóng sẽ bắt đầu tỏa nhiệt. Nó giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn thành tử cung. Từ đó có thể tác động tích cực và giúp cải thiện cơn đau một cách nhanh chóng.

Ngoài việc dùng miếng dán nóng lên vùng bụng dưới thì bạn có thể sử dụng cả trong vùng lưng. Cách này rất hiệu quả nếu bạn bị đau cột sống trong những ngày hành kinh.

8. Tập luyện hỗ trợ làm giảm cơn đau bụng kinh

Cơ thể phái nữ thường có xu hướng tiết nhiều hormone estrogen vào khoảng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân làm phát sinh các tình trạng như buồn chán, mệt mỏi, đau nhức cột sống… Điều này khiến cho phụ nữ sợ hãi việc tập luyện thể dục vào trước và trong những ngày hành kinh.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc tập thể dục nhẹ nhàng trong khoảng thời gian này mang lại rất nhiều lợi ích. Nó thúc đẩy quá trình bài tiết máu kinh. Đồng thời làm giảm hoạt động co thắt của tử cung. Cùng với đó là kích thích não bộ giải phóng nhiều endorphin. Đây là loại hormone có tác dụng ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu đau và giúp cơ thể thoải mái hơn.

cách làm giảm đau bụng kinh
Tập luyện đúng cách giúp làm giảm tần suất cũng như mức độ của cơn đau bụng kinh

Chị em phụ nữ hoàn toàn có thể chọn cách tập thể dục để làm giảm đau bụng kinh. Nhưng cần lưu ý lựa chọn các bài tập phù hợp. Đi bộ, tập yoga hay thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng đều là lựa chọn tốt. Tuyệt đối tránh việc tập luyện quá sức bởi nó có thể khiến triệu chứng trong những ngày “đèn đỏ” nghiêm trọng thêm.

9. Cách giảm đau bụng kinh bằng lá ngải cứu

Theo Đông y, lá ngải cứu là dược liệu có vị đắng hơi cay, tính ôn với tác dụng ôn kinh chỉ huyết, tán hàn chỉ thống, trừ thấp… Dùng đúng cách sẽ giúp cầm máu, giảm đau, làm ấm kinh mạch. Dược liệu này được dùng khá phổ biến trong khắc phục tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới trong những ngày đèn đỏ.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5g lá ngải cứu khô, 2g cam thảo cùng với 5g ích mẫu.
  • Các nguyên liệu cho vào ấm giữ nhiệt.
  • Thêm khoảng 200ml vào, đấy kín nắp và hãm trong 15 phút.
  • Loại phần bã đi và uống khi nước thuốc còn ấm.

10. Tắm nước ấm để cải thiện cơn đau

Như đã đề cập thì đối với chứng đau bụng kinh ở nữ giới, việc tác dụng nhiệt ấm có tác dụng rất quan trọng. Nó giúp cải thiện tuần hoàn máu và làm dịu cơn đau.

Đồng thời việc tắm nước ấm còn giúp tinh thần được thư giãn tốt hơn. Giúp làm giảm căng thẳng, stress và chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ. Tốt nhất nên chuẩn bị 1 bồn nước ấm, nhỏ vào vài ngọt tinh dầu. Sử dụng nước này để tắm. Lưu ý khi đang ra máu kinh thì không nên ngâm mình trong nước.

11. Uống sữa nghệ ấm là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Với cách này bạn nên sử dụng ngay tại thời điểm máu kinh mới bắt đầu xuất hiện. Sữa nghệ có nhiều tác dụng tốt như khắc phục tình trạng máu kinh chảy ít, xuất ra ồ ạt hay bị vón thành cục.

Hơn nữa, hoạt chất Curcumin rất dồi dào trong nghệ còn có khả năng điều hòa hoạt động của cơ trơn tử cung. Đồng thời ức chế các phản ứng viêm bên trong cơ thể và làm giảm căng thẳng thần kinh. Nên uống sữa nghệ khi còn ấm để nâng cao công dụng giảm đau và mang đến cảm giác dễ chịu.

đau bụng kinh nên làm gì
Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể thử uống 1 cốc sữa nghệ ấm để kiểm soát cơn đau

12. Lên kế hoạch ăn uống trước kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh yếu tố cơ địa thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng có liên quan trực tiếp tới mức độ và tần suất đau bụng kinh. Việc lên kế hoạch ăn uống trước kỳ hành kinh được cho là giải pháp hữu hiệu giúp làm giảm tần suất cùng mức độ của cơn đau.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bổ sung một số thực phẩm hữu ích sẽ rất tốt cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Để có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm mức độ đau bụng kinh, nên bổ sung các thực phẩm sau:

  • Đậu nành và các loại hạt:

Hàm lượng isoflavone được ghi nhận là có công dụng tương tự như estrogen trong cơ thể nữ giới. Chính vì vậy mà việc bổ sung đậu nành vào khẩu phần ăn ở thời điểm trước chu kỳ kinh là rất quan trọng.

Nó có thể giúp cân bằng nồng độ estrogen và progesterone. Từ đó tác động tích cực và làm giảm hoạt động co thắt tử cung quá mức. Theo đó, cơn đau bụng kinh cũng được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đậu nành thì chị em có thể bổ sung thêm các loại hạt khác. Ví dụ như đậu trắng, đậu đen, hạnh nhân, đậu đỏ…

  • Thực phẩm giàu Omega-3:

Ngoài lợi ích cho tim mạch, mắt và xương khớp thì Omega-3 còn có công dụng hỗ trợ hoạt động bài tiết máu kinh ở phụ nữ. Việc bổ sung một số thực phẩm giàu Omega-3 như bơ, cá hồi, cá thu, dầu ô liu… vào khẩu phần ăn trước kỳ kinh là rất hữu ích.

Nó sẽ giúp hạn chế quá trình tổng hợp prostaglandin trong những ngày đèn đỏ. Từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm niêm mạc tử cung. Đồng thời cải thiện cơn đau một cách đáng kể.

  • Rau xanh và trái cây tươi:

Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin, khoáng chất, acid amin và các chất chống oxy hóa dồi dào. Các thành phần này có tác dụng nâng cao miễn dịch, tăng cường thể trạng. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể với cơn đau.

Hơn nữa, chất chống oxy hóa dồi dào trong rau xanh và trái cây còn rất hữu ích với chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Nó giúp cân bằng nồng độ hormone và điều hòa hoạt động của cơ trơn tử cung.

Ngoài ra, nữ giới nên chú ý hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống sau đây:

  • Thức ăn cay nóng, chứa nhiều tiêu ớt
  • Thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ
  • Đồ uống và thức ăn quá lạnh như kem hay đồ uống có đá…
  • Rượu bia, cà phê, trà đặc, nước ngọt có gas…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường như mứt, bánh kẹo, socola…

13. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Trong một số trường hợp, cơn đau bụng kinh kích hoạt ở mức độ rất nặng nề và khó kiểm soát. Lúc này bạn có thể cân nhắc việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Thông thường thuốc sẽ được dùng cho những cơn đau bụng kinh nguyên phát.

đau bụng kinh uống thuốc gì
Trường hợp bị đau dữ dội, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn từ dược sĩ

Các loại phổ biến bao gồm:

  • Paracetamol
  • Diclofenac
  • Naproxen
  • Ibuprofen

Cần dùng thuốc theo chỉ định từ dược sĩ và tuyệt đối không nên lạm dụng. Các loại thuốc này mặc dù không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản nhưng có thể tác động xấu đến các cơ quan khác. Điển hình như làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày hay ảnh hưởng tới chức năng gan thận.

Với các trường hợp bị đau quặn bụng thì tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Nếu không phải là do nguyên nhân bệnh lý thì bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc giảm đau chống co thắt để khắc phục tình hình.

Đau bụng kinh ở nữ giới – Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Đau bụng kinh ở nữ giới trong những ngày đèn đỏ có thể kích hoạt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Trường hợp nghi ngờ cơn đau bụng kinh liên quan đến các bệnh lý phụ khoa thì chị em nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu gặp phải các triệu chứng sau thì bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay:

  • Đau bụng kinh kích hoạt ở mức độ dữ dội và không thể đáp ứng khi dùng thuốc giảm đau.
  • Cơn đau kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, âm đạo ngứa rát.
  • Máu kinh có màu đen kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Thường xuyên ra khí hư đặc, có mùi hay màu sắc bất thường.

Mong rằng, 13 cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp chị em phụ nữ đối phó được với những cơn đau kích hoạt trong những ngày đèn đỏ. Bên cạnh các giải pháp giảm đau tạm thời thì chị em đừng quên điều chỉnh và duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Theo dõi các biểu hiện của cơ thể, nhất là vùng kín để kịp thời thăm khám khi cần thiết.

5/5 - (3 bình chọn)

Trước khi tìm ra giải pháp chữa đau bụng kinh vĩnh viễn từ Y học cổ truyền, Phạm Trần Hà Vi (26 tuổi, Hà Nội) cứ mỗi khi đến tháng là đều phải chịu cơn đau bụng kinh đến nỗi "chết đi sống lại".

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *