Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em

Các kiểu nghén khi mang thai – Ngoài sức tưởng tượng!

Buồn nôn, nghén ngọt, nghén chua hay nghén ngủ là các kiểu nghén khi mang thai thường gặp nhất. Tùy theo biểu hiện gặp phải mà chị em cần có cách khắc phục phù hợp để luôn duy trì được trạng thái sức khỏe và tinh thần tốt nhất.

Các kiểu nghén khi mang thai

Chứng ốm nghén là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ. Có muôn vàn kiểu nghén khác nhau mà khi nghe tới nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ và cảm thấy kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng.

1. Buồn nôn, nôn ói

Đây là kiểu nghén phổ biến nhất khi mang thai. Thực tế có đến hơn 50% bà bầu gặp phải tình trạng buồn nôn hoặc nôn ói nhiều. Hiện tượng này thường diễn ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, một số ít trường hợp cảm giác buồn nôn không chấm dứt sau thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất mà vẫn tiếp tục kéo dài đến hết thai kỳ.

các kiểu ốm nghén khi mang thai
Buồn nôn là kiểu ốm nghén khi mang thai nhiều bà bầu gặp nhất

Triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ bị ốm nghén có thể chỉ xuất hiện thoáng qua 1 – 2 lần trong ngày, rõ ràng nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Trường hợp này được xem là ốm nghén ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu bị ốm nghén nặng, bà bầu có thể phải đối diện với những cơn buồn nôn kéo dài trong vài giờ đồng hồ, kèm theo đó tình trạng nôn ói cũng diễn ra thường xuyên.

Tình trạng buồn nôn, nôn ói diễn ra thường xuyên khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, đau họng, khó nuốt thức ăn, nghiêm trọng hơn còn bị sụt cân, thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Cách giảm buồn nôn, ói mửa khi bị ốm nghén:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Mỗi bữa chỉ nên dùng lượng thức ăn vừa phải, không ăn quá no
  • Tránh các thực phẩm nặng mùi, chẳng hạn như cá tanh
  • Tránh để bụng quá đói cũng gây kích thích buồn nôn
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt và các món giàu chất béo gây đầy bụng, khó tiêu, nôn ói
  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein để giảm mệt mỏi, giúp cơ thể có nhiều năng lượng hoạt động
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc có tác dụng giảm buồn nôn như trà gừng, trà bạc hà… Tuy nhiên nếu có hiện tượng bị trào ngược dạ dày thì mẹ nên tránh dùng các sản phẩm chứa bạc hà.
  • Áp dụng các liệu pháp giảm buồn nôn tự nhiên như xoa bóp, bấm huyệt dưới sự giúp đỡ của thầy thuốc.
  • Uống nhiều nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất do nôn ói quá nhiều

2. Nghén ngọt

Nhiều bà bầu không bị buồn nôn mà lại thèm đồ ăn ngọt khi mang thai. Đây là biểu hiện của chứng nghén ngọt. Tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nghén ngọt chiếm khoảng 40%.

Khi bị nghén ngọt, mẹ bầu có xu hướng thèm ăn những món có vị ngọt mặc dù trước đó đây không phải là sở thích của họ. Kiểu nghén này có liên quan đến sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Cùng với đó, lượng đường huyết trong máu giảm và tình trạng mệt mỏi khi có thai cũng khiến vị giác của chị em thay đổi. Lúc này, việc ăn các món ngọt như bánh quy, kẹo, chè, nước ngọt… sẽ giúp họ tỉnh táo, thoải mái và có nhiều năng lượng hơn.

Hiện tượng nghén ngọt ở bà bầu thường xuất hiện rõ nét nhất trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, tức 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau giai đoạn này, tình trạng thèm ăn đồ ngọt có khuynh hướng giảm dần.

Biểu hiện thèm ăn đồ ngọt khi mang thai là hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu mẹ sử dụng các thức ăn nhiều đường quá đà lại mang đến nhiều mối nguy hại cho thai kỳ, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng. Hàm lượng đường trong máu tăng khiến mẹ bầu dễ bị tăng cân nhanh, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, phù nề hoặc có nguy cơ bị tiền sản giật và băng huyết sau sinh. Đường dư thừa tích lũy trong nước tiểu cũng khiến chị em bị suy giảm hệ miễn dịch và đối mặt với nguy cơ cao bị viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm trường đường tiết niệu.

Một số cách giúp mẹ giảm bớt chứng nghén ngọt:

  • Ăn sáng đầy đủ và ăn đúng bữa để giảm bớt lượng đồ ngọt cũng như các thức ăn vặt tiêu thụ.
  • Tránh để dạ dày trống rỗng khiến cảm giác thèm đồ ngọt gia tăng
  • Lựa chọn các thực phẩm chứa đường tự nhiên thay thế cho thức ăn chứa chất ngọt nhân tạo để bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Chẳng hạn như rau củ quả sấy khô, trái cây ít đường
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm cảm giác thèm đồ ngọt, giải phóng bớt năng lượng dư thừa. Qua đó giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng và thuận lợi hơn trong việc sinh nở sau này.

3. Nghén chua

Trong số các kiểu nghén khi mang thai thì nghén chua cũng là loại nhiều bà bầu gặp phải. Trái ngược với nghén ngọt, nhiều chị em bỗng nhiên thèm ăn đồ chua một cách bất thường.

Đối với nhiều người, một số món có vị chua quá mức mà chỉ cần nghĩ đến thôi cũng cảm thấy rùng mình. Tuy nhiên đối với các mẹ bầu bị nghén chua thì lại vô cùng ngon miệng và hấp dẫn.

nghén chua là một trong các kiểu ốm nghén khi mang thai
Khi bị nghén chua, bà bầu có khuynh hướng thích ăn các món có vị chua khá mạnh

Nghiên cứu cho thấy, trong thời gian mang thai, hàm lượng hormone gonedotripin tăng cao do nhau thai sản xuất ra. Loại hormone này có khả năng ức chế quá trình bài tiết axit trong dạ dày. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghén chua.

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ bị nghén chua thường sinh con gái. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định quan niệm này là đúng. Thực tế cũng có không ít trường hợp nghén chua nhưng lại sinh con trai.

Hiện tượng nghén chua là hết sức bình thường trong thai kỳ và sẽ không có gì đáng nói nếu mẹ bầu không bị nghén nặng đến mức suốt ngày chỉ thèm ăn món chua . Trong khi đó, các thực phẩm khác thì lại bị cắt giảm hoặc ăn với số lượng rất ít khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng. Hậu quả là thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển mà các mẹ phải đối diện với nguy cơ cao bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, nghén chua không hoàn toàn là có hại. Việc ăn đồ chua cũng có thể đem đến một số lợi ích nhất định cho bà bầu như: Làm giảm cảm giác buồn nôn, kích thích vị giác, giúp mẹ ăn uống ngon miệng và ăn được nhiều hơn, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, các loại trái cây và thực phẩm có vị chua thường chứa nhiều vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu chất sắt, tham gia vào quá trình hình thành nên tế bào phát triển hoàn thiện hệ thống tạo máu cũng như các bộ phận trên cơ thể thai nhi.

Điều quan trọng là bà bầu cần phải tiết chế bớt cảm giác thèm chua. Chỉ nên ăn đồ chua ở mức độ vừa phải và lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng axit thấp để tránh gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra cần chú ý tránh ăn đồ chua khi đói bụng để không ảnh hưởng đến dạ dày.

4. Nghén ngủ

Hiện tượng nghén ngủ thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên cũng có một số mẹ thường xuyên có cảm giác buồn ngủ trong suốt thai kỳ.

Ở những bà bầu bị nghén ngủ, cơn buồn ngủ có thể kéo đến bất kể thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi mẹ đang làm việc. Nó khiến mẹ bầu khó cưỡng lại được và có thể ngủ gật hoặc ngủ thiếp đi.

Sở dĩ, phụ nữ bị nghén ngủ khi mang thai là do sự gia tăng của nồng độ hormone progesterone trong máu. Bình thường loại hormone này chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên do được tiết ra quá nhiều, nó có thể khiến mẹ bầu có cảm giác uể oải, buồn ngủ.

Mặc dù vậy, hiện tượng tăng progesterone tron thai kỳ dường như chỉ khiến mẹ bầu buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày nhưng lại làm giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Nó khiến mẹ bầu ngủ không sâu giấc. Thêm vào đó, sự nới rộng của tử cung cũng gây chèn ép vào bàng quang khiến chị em thường xuyên mót tiểu và phải thức giấc nhiều lần để đi vệ sinh vào ban đêm. Đây chính là lý do khiến mẹ thức dậy với một cơ thể mệt mỏi, uể oải và luôn buồn ngủ vào ban ngày.

Hiện tượng nghén ngủ nặng có thể khiến mị rối loạn giấc ngủ, đồng thời gây mất tập trung trong công việc. Để cải thiện tình trạng này, bà bầu có thể áp dụng một số cách sau:

  • Xây dựng thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý
  • Tập thói quen đi ngủ sớm vào buổi tối
  • Tranh thủ thời gian nghỉ giữa trưa để ngủ một giấc ngắn khoảng 30 – 60 phút. Ngoài ra có thể nghỉ ngơi thêm khi có thời gian rảnh.
  • Không uống nhiều nước vào buổi tối để hạn chế tình trạng mót tiểu vào ban đêm
  • Thủ sẵn một số đồ ăn vặt để sử dụng sẽ giúp đầu óc của mẹ tỉnh táo hơn
  • Chia sẻ công việc nhà với chồng con để có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Ngoài ra, mặc dù buồn ngủ nhiều trong thai kỳ nhưng chị em cũng cần đảm bảo ăn uống đầy đủ, tránh bỏ bữa làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé trong bụng.

5. Nghén mùi

Khi mang thai, khướu giác của mẹ trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi tới mức chỉ cần ngửi thấy nó là ngay lập tức có cảm giác buồn nôn, nôn ói. Đó có thể là mùi thức ăn, mùi dầu mỡ, mùi gia vị, mùi tàu xe, xăng dầu, xà phòng hay thậm chí là cả hương nước hoa.

các kiểu nghén khi mang thai - nghén mùi
Nghén mùi là hiện tượng bà bầu bị buồn nôn khi ngửi thấy một mùi của thức ăn hay bất kì một mùi nào khác

Nếu bị nghén với mùi của thực phẩm, mẹ bầu có thể không ăn được một số loại thức ăn nhất định. Điều này có thể gây mất cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể. Việc buồn nôn, nôn ói thường xuyên cũng khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn.

Hãy cố gắng tìm nguồn thực phẩm khác có chứa các dưỡng chất tương tự để sử dụng. Ngoài ra, mẹ nên tránh tiếp xúc với các mùi gây kích thích để không bị buồn nôn.

6. Mệt mỏi khó chịu, chóng mặt

Trong thời gian ốm nghén, nhiều mẹ không bị thay đổi thói quen ăn uống hoặc buồn nôn nhưng luôn có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, bứt rứt trong người. Kiểu nghén này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do như thiếu máu, mất ngủ vào ban đêm, ăn uống thiếu chất, tụt huyết áp, giảm đường huyết, làm việc quá sức…

Ngoài việc nghỉ ngơi nhiều và ăn uống đầy đủ, bà bầu cũng cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu các ấn đề tiềm ẩn về sức khỏe để có hướng khác phục cho phù hợp.

7. Nghén cay mặn

Trong số các kiểu nghén khi mang thai thì nghén cay và mặn ít gặp hơn so với các loại còn lại. Trong khi hầu hết các mẹ thích ăn đồ ngọt hoặc đồ chua thì một số bà bầu lại có khuynh hướng ăn cay hoặc ăn mặn nhiều hơn.

Ngay từ đầu thai kỳ, hiện tượng này đã xảy ra. Bà bầu bị nghén kiểu này thường có cảm giác nhạt miệng, ăn uống không ngon nếu như không thêm gia vị cay hoặc không nêm nếm nhiều muối vào trong thức ăn.

các kiểu nghén khi mang thai - nghén cay mặn
Hiện tượng nghén cay được xác định khi bà bầu thường xuyên thèm ăn đồ cay

Việc ăn cay hoặc ăn mặn quá mức trong thời gian dài liên tục có thể khiến bà bầu phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Phù nề
  • Tăng huyết áp
  • Nhiễm độc thai nghén
  • Đau dạ dày
  • Suy giảm chức năng thận
  • Giảm sức đề kháng

Một số cách giúp mẹ bầu giảm tác hại của nghén cay mặn tới sức khỏe:

  • Tập thích nghi với chế độ ăn nhạt bằng cách giảm dần lượng muối và gia vị cay nêm nếm vào món ăn
  • Tránh sử dụng các thức ăn chế biến sẵn có vị cay mặn, chẳng hạn như ô mai, cá khô, bánh quy mặn, xúc xích, dưa muối…
  • Uống nhiều nước lọc và nước hoa quả mỗi khi có cảm giác nhạt miệng. Chất lỏng cũng giúp giảm kích ứng cho dạ dày khi ăn đồ cay mặn, đồng thời giúp thận đào thải bớt lượng muối dư thừa.
  • Nhai kỹ trước khi nuốt sẽ giúp mẹ cảm nhận rõ hơn hương vị đậm đà của thức ăn, giúp tiêu hóa tốt và cải thiện được vị giác.

Có thể thấy, các kiểu nghén khi mang thai khá đa dạng. Nếu bị nghén ở mức độ nhẹ thì mẹ bầu không nên quá lo lắng bởi những hiện tượng bất thường trên sẽ thuyên giảm bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi. Tuy nhiên, nếu bị ốm nghén nặng ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây khó khăn cho việc ăn uống, ngủ nghỉ thì các mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám thai để được tư vấn cách khắc phục cũng như chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Có thể bạn chưa biết

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *