Ốm nghén nặng phải làm gì? Khi nào hết & lưu ý?

Ốm nghén nặng là tình trạng rất hiếm gặp, chúng chỉ chiếm từ 1 – 2% trong tổng số trường hợp ốm nghén do thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng nôn nghén ở mức độ nghiêm trọng, gây suy nhược cơ thể và sụt cân nghiêm trọng. Vậy khi bị ốm nghén nặng thì phải làm gì? Khi nào hết và lưu ý những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời.

Ốm nghén nặng là tình trạng ốm nghén xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, hiện tượng này khá hiếm gặp ở các thai phụ
Ốm nghén nặng là tình trạng ốm nghén xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, hiện tượng này khá hiếm gặp ở các thai phụ

Ốm nghén nặng là gì? Khi nào hết

Ốm nghén là cụm từ chuyên khoa dùng để chỉ tổ hợp các triệu chứng khó chịu trong thời gian thai kỳ, trong đó điển hình nhất là buồn nôn và nôn ói. Ốm nghén nặng là một dạng biểu hiện của ốm nghén nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn. Đây là tình trạng khá hiếm gặp ở thai phụ, thống kê cho thấy có khoảng 85% phụ nữ bị ốm nghén trong thai kỳ và trong đó chỉ có khoảng 1 – 2% rơi vào tình trạng nghén nặng. Nghén nặng cũng là dấu hiệu ban đầu cho biết bạn đang mang đa thai.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nôn nghén trong thời gian thai kỳ đó là sự gia tăng nhanh chóng của nồng độ HCG bên trong cơ thể, đây là chất được sản sinh ra bởi nhau thai. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị ốm nghén nặng trong thời gian thai kỳ là mang thai lần đầu, tiền sử ốm nghén nặng trước đó, mang song thai hoặc đa thai, chữa trứng, bị say tàu xe, mắc bệnh cường giáp, bệnh biến đổi nguyên bào nuôi,…

Nghiên cứu khoa học cho biết, mẹ bầu bị nghén nặng chứng tỏ thai nhi vẫn đang phát triển bình thường. Nhưng nếu tình trạng nghén nặng đột ngột biến mất thì rất nguy hiểm, lúc này bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì rất có thể thai đã bị chết lưu.

– Ốm nghén nặng khi nào thì hết?

Thời gian ốm nghén sẽ có sự khác nhau giữa các trường hợp, ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 5 và tiến triển nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ. Thông thường, tình trạng ốm nghén sẽ bắt đầu giảm dần khi kết thúc thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng cũng có khoảng 15% trường hợp nghén kéo dài qua tam cá nguyệt thứ hai và 5% nghén đến hết thời gian thai kỳ. Thống kê cho thấy, đa số các trường hợp nghén nặng đều bắt đầu từ thời gian mang thai và kéo dài cho đến lúc sinh con.

Dấu hiệu nhận biết ốm nghén nặng

Các triệu chứng của ốm nghén nặng cũng tương tự như ốm nghén thông thường, tuy nhiên mức độ sẽ nghiêm trọng hơn. Bạn có thể nhận biết tình trạng ốm nghén nặng thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:

Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu bị sụt cân nghiêm trọng trong thời gian thai kỳ
Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu bị sụt cân nghiêm trọng trong thời gian thai kỳ
  • Cảm giác buồn nôn diễn ra kéo dài liên tục, nôn nhiều hơn 5 lần/ngày.
  • Nôn ói ở mức độ nghiêm trọng, nhiều trường hợp còn nôn ra máu.
  • Cơ thể bị mất nước do nôn nhiều dẫn đến đến tình trạng tiểu ít và nước tiểu sậm màu.
  • Cơ thể bị mất cân bằng điện giải, xây xẩm và chóng mặt.
  • Sụt cân nghiêm trọng từ 2 – 10kg hoặc giảm 5% trọng lượng cơ thể.
  • Ngoài ra chị em còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng thường xuyên, bị ngất xỉu, vàng da,…

Nếu tình trạng nghén nặng diễn ra kéo dài với các triệu chứng là nôn nhiều hoặc ngất xỉu thì bạn cần phải được cấp cứu kịp thời. Tình trạng này có thể xảy ra do yếu tố bệnh lý, lúc này bạn cần tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Ốm nghén nặng có nguy hiểm không?

Ốm nghén nếu diễn ra ở mức độ nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu diễn ra ở mức độ nghiêm trọng với triệu chứng nôn ói nhiều diễn ra trong kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nghỉ ngơi, chế độ ăn uống và sức khỏe của mẹ bầu. Cụ thể là:

  • Nôn ói diễn ra kéo dài khiến cơ thể bị mất nước, gây suy nhược cơ thể và sụt cân trong thời gian thai kỳ. Điều này sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong công việc hàng ngày do mất tập trung, uể oải,…
  • Nghén nặng khiến nồng độ acid trong máu tăng cao và làm gia tăng nguy cơ nhiễm kiềm. Nôn ói nhiều sẽ khiến nồng độ kali giảm thấp, gây mất cân bằng nồng độ acid tại dạ dày và tác động tiêu cực đến cơ quan này.
  • Nghén nặng còn khiến thai nhi trong bụng mẹ phải chịu thiệt thòi. Việc ăn vào nôn ra kéo dài sẽ khiến thai nhi không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển, từ đó làm gia tăng nguy cơ suy thai và dị tật.
Ốm nghén nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu
Ốm nghén nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu

Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi khi bị nghén nặng trong thời gian thai kỳ thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách làm giảm triệu chứng nghén cũng như khắc phục các hậu quả do ốm nghén gây ra.

Ốm nghén nặng phải làm sao?

Ốm nghén nặng gây ra rất nhiều bất tiện đối với mẹ bầu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đồng thời nó còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Để cải thiện tình trạng trên bạn nên đến gặp bác sĩ khoa sản để tiến hành thăm khám và được tư vấn phương pháp xử lý đúng cách.

Thông thường, tình trạng ốm nghén nặng ở các mẹ bầu sẽ được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ốm nghén nặng. Để cải thiện các triệu chứng do nôn nghén gây ra, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc chống nôn: Thường là thuống kháng thụ thể H1, nhóm thuốc Phenothiazin, thuốc kháng Dopamine và thuốc kháng thụ thể 5- Ht3.
  • Truyền dịch natri clorid 0.9% hoặc Hartmann để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mất điện giải.
  • Bổ sung vitamin B1: Sử dụng thiamine dạng uống hoặc truyền tĩnh mạch với liều lượng khoảng 25 – 50 mg/ngày.
  • Bổ sung viên uống acid folic với liều lượng 400 mcg/ngày.

Sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng nghén nặng cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn sao cho phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc gây nguy hiểm cho cơ thể mẹ và cả thai nhi.

Một số điều cần lưu ý khi bị ốm nghén nặng

Để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng do ốm nghén nặng gây ra trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

  • Chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không nên ăn quá no và không ăn khi đang buồn nôn, nên chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ trong ngày. Tuyệt đối không được bỏ bữa nếu đang bị nghén nặng, điều này sẽ tác động rất xấu đến sức khỏe của bạn.
Mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể trong thời gian thai kỳ để tránh tình trạng mất nước
Mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể trong thời gian thai kỳ để tránh tình trạng mất nước
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước/ngày để cấp nước cho cơ thể, tránh tình trạng bị mất nước do nôn nghén nhiều. Một số loại nước có khả năng giảm nghén là nước mía, nước sấu ngâm gừng, nước ô mai,… Gừng là một trong những nguyên liệu có khả năng chống nôn rất tốt, bạn có thể sử dụng để pha trà uống hoặc bổ sung gừng vào nấu nướng.
  • Sử dụng các loại đồ ăn dễ tiêu hóa và rau củ quả tươi xanh trong bữa ăn chính, còn những bữa phụ nên cung cấp protein cho cơ thể. Sau khi thức dậy, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm khô có khả năng chống nôn như trái cây hoặc ngũ cốc sấy khô, bánh quy giòn, bánh mì nướng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dẫn đến tình trạng nôn nghén như mùi thức ăn, mùi hóa chất hoặc khói bụi. Không nên ăn các loại đồ ăn khó tiêu hóa như thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn cay nóng. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Tập luyện thể thao đúng cách (yoga cho bà bầu, đi bộ,…), dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc lo âu. Có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng nôn nghén như massage, bấm huyệt hoặc châm cứu.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng ốm nghén nặng trong thời gian thai kỳ bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ốm nghén nặng gây ra nhiều bất tiện trong đời sống, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bào thai. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm: Ốm nghén là gì? Dấu hiệu mệt, buồn nôn từ tuần mấy?

5/5 - (1 bình chọn)

Từ sau khi hoàn thiện, bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh chữa bệnh phụ khoa của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao từ giới chuyên môn, cùng sự tin tưởng của người bệnh. Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *