Bà bầu không nên ăn, uống gì suốt thai kỳ kẻo hại?

Bà bầu không nên ăn gì và uống gì trong suốt thai kỳ là vấn đề được quan tâm. Bởi việc bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và sinh non. Hơn nữa, chế độ ăn thiếu khoa học còn khiến mẹ bầu bị suy nhược và dễ gặp phải các biến chứng sản khoa.

bà bầu không nên ăn gì
Bà bầu không nên ăn gì, uống gì để tránh ảnh hưởng đến thai nhi?

Bà bầu không nên ăn gì trong suốt thai kỳ?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung lượng thực phẩm dồi dào để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Ăn uống điều độ giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng thai kỳ và thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng tốt cho phụ nữ mang thai. Dung nạp các loại thực phẩm chứa độc tố và hợp chất gây co thắt tử cung có thể khiến mẹ bầu bị suy nhược, tăng nguy cơ động thai và sảy thai.

Vì vậy để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm sau:

1. Nội tạng động vật – Nhóm thực phẩm mẹ bầu cần tránh

Nội tạng động vật là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đạm, sắt và khoáng chất cao. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và có thể làm tăng mỡ máu nếu sử dụng quá mức. Tăng cholesterol có thể dẫn đến cao huyết áp, tăng nguy cơ tiền sản giật và các biến chứng thai kỳ khác.

Hơn nữa, mẹ bầu còn dễ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và táo bón khi dùng các món ăn từ nội tạng động vật. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều năng lượng và chất béo khiến mẹ bầu tăng cân nhanh và mất kiểm soát.

có bầu không nên ăn gì
Phụ nữ mang bầu cần hạn chế các loại nội tạng động vật

Thực tế, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung một số loại nội tạng động vật với số lượng hạn chế (gan lợn, gan gà, cật, tim,…). Bên cạnh đó, nên cung cấp thêm đạm, sắt, kẽm và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu qua các nhóm thực phẩm lành mạnh khác như thịt gà, cá, nấm, đậu, các loại hạt,…

2. Các loại thịt chế biến sẵn

Thịt là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu về protein, chất béo, sắt, selen, magie, canxi,… Để tăng tính tiện lợi, nhiều nhà sản xuất chế biến sẵn các món ăn từ thịt như thịt nướng, thịt xông khói, xúc xích, thịt hầm đóng hộp, giăm bông.

Mặc dù có hương vị thơm ngon và tính tiện lợi cao nhưng các loại thịt chế biến sẵn thường chứa vi khuẩn Listeria. Ở người khỏe mạnh, vi khuẩn này có thể không gây hại nếu đường ruột chứa số lượng lợi khuẩn lớn hoặc chỉ gây ngộ độc thực phẩm nhẹ.

Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bào thai, gây sảy thai, thai chết lưu và sinh non. Nếu dùng các loại thịt chế biến sẵn vào những tháng cuối thai kỳ, trẻ sinh ra có thể bị viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết.

3. Mẹ bầu nên tránh ăn cá chứa hàm lượng thủy ngân cao

Thủy ngân là chất gây hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người – đặc biệt là phụ nữ mang thai. Dung nạp các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây tích lũy độc tố trong cơ thể mẹ bầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.

Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp thai phụ bị tổn thương hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên do nhiễm độc thủy ngân với những biểu hiện như rối loạn hành vi, tổn thương thận, phổi và đường tiết niệu. Trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị dị tật thần kinh, chậm phát triển và rối loạn ngôn ngữ.

có bầu không nên ăn gì
Mẹ bầu cần tránh sử dụng các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao

Vì vậy, bà bầu nên tránh sử dụng các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao (thường là cá sinh sống ở những tầng nước sâu) như cá ngừ, cá thu, cá mập,… Thay vào đó, nên lựa chọn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá rô, cá chép và một số loài cá nước ngọt, nước lợ khác.

Hiện nay do ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm, hầu hết các loại cá sinh sống trong môi trường tự nhiên đều nhiễm độc tố. Do đó nếu có thể, mẹ nầu nên chọn mua cá được nuôi trồng hữu cơ và đã được kiểm định chặt chẽ về chất lượng.

4. Các món ăn tươi sống và tái

Các món ăn tươi sống và tái như trứng chần, bò bít tết, sushi, sashimi, salad,… có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hầu hết các món ăn chưa được nấu chín hoàn toàn đều chứa nhiều vi khuẩn có hại như Toxoplasmosis, Coliform, Salmonella.

Các vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt khi nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C và hoàn toàn không gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngược lại, sử dụng món ăn tái sống và chưa được nấu chín hoàn toàn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề.

có thai không nên ăn gì
Các loại thực phẩm chưa được nấu chín hoàn toàn chứa nhiều vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng

Theo các chuyên gia, vi khuẩn có hại từ thực phẩm chưa được nấu chín hoàn toàn có thể xâm nhập vào bào thai và gây ra các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, trẻ sinh ra còn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe có mức độ nghiêm trọng như vàng da và mắt, lá lách và gan to, động kinh, viêm nhiễm mắt,…

5. Mẹ bầu nên hạn chế dùng các món nướng, xông khói

Các món nướng và xông khói có hương vị thơm ngon và đặc trưng. Tuy nhiên trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các món ăn này. Thịt xông khói và các món nướng đều chứa nhiều chất béo bão hòa, gia vị và dễ gây khó tiêu, táo bón.

Hơn nữa trong quá trình chế biến, nhiệt độ cao có thể làm biến đổi thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm và tạo ra độc tố. Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng việc tiêu thụ quá nhiều món nướng, xông khói có thể làm tăng nguy cơ ung thư và mắc các bệnh lý mãn tính khác.

bà bầu kiêng ăn gì
Phụ nữ mang thai nên tránh dùng các món chiên, nướng và xông khói

Thực tế, nhóm thực phẩm này không gây ra các ảnh hưởng dễ nhận biết như thực phẩm tái, sống. Tuy nhiên nếu sử dụng dài ngày, mẹ bầu có thể bị tăng cân nhanh, đau khớp háng vào những tháng cuối thai kỳ, khó khăn khi sinh nở và hầu hết đều phải can thiệp đẻ mổ.

Đối với mẹ bầu đã có sẵn bệnh lý nền, sử dụng nhiều thực phẩm xông khói và nướng có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, thai to, tiền sản giật và gây ra nhiều biến chứng trong giai đoạn chu sinh.

6. Sữa và chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

Sữa là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bà bầu. Ngoài ra, vitamin D và canxi trong sữa còn giúp thai nhi phát triển hệ thống xương, tóc, răng và móng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ bầu chỉ nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

Mặc dù sữa tươi chứa nhiều khoáng chất và giá trị dinh dưỡng dồi dào hơn nhưng một số ít sản phẩm có thể chứa vi khuẩn Listeria. Loại vi khuẩn này có khả năng xâm nhập vào bào thai và gây ra các ảnh hưởng nặng nề như sinh non, thai chết lưu và sảy thai. Hơn nữa, mẹ bầu sử dụng sữa có chứa vi khuẩn Listeria còn khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, bị viêm màng não và nhiễm trùng máu sau khi sinh từ 1 – 4 tuần.

7. Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng rau sống

Rau xanh thường được sử dụng để làm salad hoặc ăn sống kèm theo các món ăn chính. Tuy nhiên nếu đang mang thai, bạn nên tránh sử dụng rau sống. Thực tế, việc ngâm rửa rau với nước muối không thể làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng có hại.

bà bầu kiêng ăn gì
Trong thời gian mang thai, nên hạn chế các món ăn từ rau sống như salad, gỏi,…

Mặc dù ít gây ngộ độc như thịt sống và tái nhưng đã có ghi nhận về một số trường hợp bà bầu bị nôn ói nhiều và co thắt tử cung do sử dụng rau sống. Trong trường hợp xấu, các tác nhân có hại có thể xâm nhập vào bào thai và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

8. Khổ qua

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng mang thai chỉ cần kiêng cử thực phẩm chưa được nấu chín và chứa nhiều thành phần có hại. Tuy nhiên trên thực tế, phụ nữ mang thai còn phải kiêng một số loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao – chẳng hạn như mướp đắng (khổ qua). Khổ qua không chỉ giàu chất xơ mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại khoáng chất và vitamin quan trọng như magie, mangan, kali, kẽm, sắt và vitamin B.

bà bầu không nên uống gì
Khổ qua gây co bóp tử cung quá mức và tăng nguy cơ sảy thai, động thai

Tuy nhiên, loại thực phẩm này có tính hàn, khi ăn vào có thể kích thích tử cung co bóp quá mức và tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh dùng mướp đắng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sau thời gian này, có thể bổ sung các món ăn từ khổ qua nhưng cần chú ý liều lượng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

9. Rau sam – Loại thực phẩm nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Rau sam không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là vị thuốc quý đối với sức khỏe. Nhân dân thường sử dụng loại rau này để trừ giun, thanh nhiệt, giải độc và lương huyết. Đặc biệt, rau sam là một trong số ít các loại rau chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào.

Tuy nhiên, rau sam là thực phẩm “đại kỵ” đối với phụ nữ mang thai. Thai phụ dùng các món ăn từ rau sam có thể bị co bóp tử cung mạnh dẫn đến sảy thai và động thai. Do đó, mẹ bầu nên thay thế bằng các loại rau khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi.

10. Rau ngót

Tương tự rau sam và khổ qua, rau ngót là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ nhưng dễ gây sảy thai. Các chuyên gia cho biết, hoạt chất Papaverin trong thực phẩm này có thể gây co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến động thai, sảy thai – đặc biệt là đối với mẹ bầu có tiền sử sinh non và sảy thai liên tiếp.

11. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm gây độc đối với cả người khỏe mạnh và phụ nữ mang thai. Lúc này, tinh bột trong khoai sẽ biến đổi thành các alcaloit có hại (còn được gọi là chaconine alpha và solanine). Nếu sử dụng khoai tây có mầm, chất độc chaconine alpha và solanine có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng âm ỉ.

Tuy nhiên trong trường hợp ăn khoai tây mọc mầm với số lượng lớn, mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như đau bụng, thở chậm, nôn mửa liên tục, giãn đồng tử, tiêu chảy, mê sảng, ảo giác,… Hơn nữa tình trạng này còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận khi lựa chọn khoai tây và các loại thực phẩm để tránh tình trạng sử dụng thực phẩm đã mọc mầm, ôi thiu và biến chất.

12. Măng tươi

Măng tươi là một trong những loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng cử trong suốt thời gian mang thai. Bên cạnh vitamin, chất xơ và khoáng chất, măng tươi còn chứa độc tố cyanide. Khi vào cơ thể, cyanide biến đổi thành axit cyanhydic (HCN) dưới tác động của các enzyme tiêu hóa. Khi nhiễm độc tố HCN, mẹ bầu có thể gây ra gặp phải các biểu hiện như đau đầu, đau bụng và nôn mửa.

bà bầu không nên uống gì
Măng tươi gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi

Hiện tượng nôn mửa do ngộ độc măng kích thích tử cung co bóp quá mức và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thai nhi. Trong một số trường hợp (mẹ bầu có niêm mạc tử cung mỏng, sức khỏe yếu,…), khả năng sảy thai do ngộ độc măng là tương đối cao.

Ngoài ra, hàm lượng axit oxalic trong măng còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu kẽm và canxi của cơ thể. Mẹ bầu thường xuyên dùng các món ăn từ măng dễ bị loãng xương, mệt mỏi, thai nhi chậm phát triển và suy dinh dưỡng.

13. Một số loại trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm lành mạnh cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Tuy nhiên khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế một số loại trái cây để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

bà bầu không nên uống gì
Dứa là một trong những loại trái cây mẹ bầu cần hạn chế trong suốt thai kỳ

Một số loại trái cây mẹ bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ:

  • Đu đủ xanh: Đu đủ xanh là loại trái cây mẹ bầu cần tránh sử dụng. Chất nhựa papain trong loại quả này có thể gây co thắt tử cung và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu dùng với lượng lớn, cơ trơn tử cung có thể bị co thắt quá mức dẫn đến phù, xuất huyết nhau thai và sảy thai.
  • Nhãn: Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của quả nhãn đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên theo quan niệm dân gian, loại quả này có thể gây nóng trong người. Mẹ bầu ăn quá nhiều nhãn dễ bị nổi rôm sảy, mề đay, đau tức bụng dưới, ra huyết, động thai hoặc thậm chí là sảy thai.
  • Quả dứa: Chất Bromelain trong quả dứa có tác dụng làm mềm tử cung. Sử dụng quá nhiều dứa có thể kích thích cơ trơn tử cung co thắt quá mức và gây sảy thai. Ngoài ra, mẹ bầu còn dễ bị dị ứng và tiêu chảy khi ăn dứa tươi và uống nước ép dứa.
  • Táo mèo: Một số hợp chất thực vật trong táo mèo có thể gây co thắt tử cung quá mức, dẫn đến sảy thai và sinh non. Vì vậy để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tránh sử dụng loại quả này trong suốt thai kỳ.
  • Một số loại trái cây khác: Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế các loại trái cây khác như me, vải, chà là,… Sử dụng các loại trái cây này quá nhiều có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé.

14. Thực phẩm đột biến gen

Thực phẩm đột biến gen (GMO) là những loại thực phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ di truyền học. Trong kỹ thuật này, các chuyên gia sẽ tiến hành chỉnh sửa một số gen và ADN của các loài thực vật để tăng hiệu suất cho quả, hạt, cải thiện kích thước và hương vị. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng việc sử dụng thực phẩm đột biến gen tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác hại lâu dài.

Qua nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, các chuyên gia nhận thấy sử dụng thực phẩm biến đổi gen có khả năng dị ứng cao, tăng nguy cơ kháng kháng sinh và đi kèm với nhiều mối lo ngại khác. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhóm thực phẩm này. Thay vào đó, nên ưu tiên dùng thực phẩm hữu cơ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và thai nhi.

15. Khoai mì – Loại thực phẩm mẹ bầu cần hạn chế

Tương tự như măng tươi, khoai mì chứa hàm lượng axit cyanhhydric (HCN) cao. Đây là chất độc đối với cơ thể và có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu sử dụng, chế biến không đúng cách. Vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng loại thực phẩm này.

Mẹ bầu cần tránh uống nước gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm cần kiêng cử, mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng một số loại thức uống để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Các loại thức uống mẹ bầu nên tránh trong suốt thời gian mang thai:

1. Đồ uống chứa cồn

Đồ uống chứa cồn (bia rượu) vốn dĩ là nhóm thức uống không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, dạ dày và sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, loại thức uống này gây ra các tổn thương nghiêm trọng nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Khi mẹ bầu dùng rượu bia, một phần nhỏ cồn sẽ dễ dàng đi qua nhau thai và vào bên trong cơ thể thai nhi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa và bài tiết của bào thai chưa phát triển hoàn chỉnh nên không thể đào thải bia rượu nhanh chóng như người trưởng thành. Lượng cồn tích tụ trong bào thai ngăn chặn hấp thu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng, dễ mắc các dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí sảy thai, thai chết lưu.

bà bầu kiêng ăn gì
Tuyệt đối không sử dụng thức uống chứa cồn trong thời gian mang thai

Mẹ uống nhiều bia rượu khi mang thai còn khiến trẻ sinh ra mắc phải hội chứng rối loạn nhiễm độc rượu bào thai (FASD). Hội chứng này gây ra các ảnh hưởng kéo dài (gần như là suốt đời) với các biểu hiện điển hình như dị tật tim, đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, não nhỏ, đầu nhỏ, kém phát triển,… Để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh và phát triển đều đặn, mẹ bầu nên tránh tuyệt đối các loại đồ uống chứa cồn trong thời gian mang thai và sau khi sinh.

2. Hạn chế cà phê và đồ uống chứa caffeine

Caffeine là chất kích thích có trong cà phê, trà xanh và một số loại thức uống khác. Các thức uống này có tác dụng kích thích não bộ hoạt động, giảm tình trạng uể oải, mệt mỏi và tăng mức độ tập trung.

Bà bầu sử dụng hơn 300 – 500mg caffeine mỗi ngày (tương đương khoảng 3 – 5 ly cà phê có dung tích 240ml) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên sử dụng thức uống chứa caffeine với liều lượng hạn chế (khoảng 1 tách cà phê nhỏ ít đường/ ngày).

bà bầu không nên uống gì
Phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng các loại thức uống chứa caffeine

Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng qua các nghiên cứu sơ bộ, caffeine thực sự có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine trong suốt thai kỳ để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt.

3. Thức uống chứa nhiều đường

Phụ nữ mang thai dễ bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp và một số vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích thai phụ nên tránh sử dụng quá nhiều đường, muối và gia vị. Các nghiên cứu khoa học đều nhận thấy, phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều đường dễ bị tiểu đường thai kỳ và có nguy cơ gặp phải các biến chứng sản khoa.

Ngoài ra, nồng độ đường huyết trong cơ thể mẹ tăng cao còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với thai nhi như trẻ sinh ra dễ bị tiểu đường, cao huyết áp, thừa cân – béo phì và gặp phải các vấn đề về tim mạch từ rất sớm.

4. Một số loại trà thảo mộc

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng trà thảo mộc đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên trên thực tế, một số loại trà thảo mộc chứa nhiều caffeine và hợp chất thực vật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.

có bầu không nên ăn gì
Bà bầu cần tránh một số loại trà thảo mộc như trà hoa dâm bụt, đương quy và trà xanh chứa caffeine

Vì vậy trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên hạn chế các loại trà thảo mộc như:

  • Trà hoa dâm bụt: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên tránh sử dụng trà hoa dâm bụt. Lý do là vì loại trà này chứa nhiều estrogen thực vật có thể ngăn cản sự phát triển và làm giảm khả năng bám của phôi thai.
  • Trà đương quy: Đương quy là vị thuốc quý trong Đông y. Tuy nhiên, thảo dược này có thể gây sảy thai và chảy máu kéo dài. Vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng trà đương quy.
  • Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hàm lượng caffeine trong loại trà này khá cao có thể làm cản trở quá trình hấp thu canxi và acid folic. Nếu yêu thích hương vị của trà xanh, mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm không chứa caffeine.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bà bầu không nên ăn và uống gì để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi?”. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể về vấn đề này, mẹ bầu nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ Sản phụ khoa.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Ác thay, cứ 10 người phụ nữ thì có đến 9 người mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung sau sinh. Vậy, làm thế nào để các mẹ thoát khỏi căn bệnh này mà vẫn đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *