Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào? Bao nhiêu tiền?

Phụ nữ mang thai nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có biện pháp kiểm soát và điều trị phù hợp, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ tiểu đường trung bình và cao. Tham khảo một số thông tin về thời gian cũng như chi phí thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán trong thai kỳ. Tương tự như các bệnh tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến các tế bào hấp thụ đường (glucose). Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, nếu các triệu chứng xuất hiện, người bệnh có thể bỏ qua, bởi vì các triệu chứng này thường giống như các dấu hiệu mang thai thông thường. Cụ thể, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết như:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Khát nước
  • Mệt mỏi
  • Ngáy ngủ

Đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Mặc dù bệnh lý này có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng, tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng thuốc nếu cần thiết. Kiểm soát lượng đường trong máu là cách tốt nhất để giữ cho thai nhi khỏe mạnh và ngăn ngừa các ca sinh khó.

Bên cạnh đó, lượng đường trong máu phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Do đó, người bệnh cần thường xuyên thực hiện kiểm tra lượng đường trong máu để có biện pháp xử lý phù hợp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên thực hiện khi nào?

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc, khắc phục để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, các bác sĩ khuyến cáo thời điểm phù hợp nhất để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lần đầu vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, đối với phụ nữ không có tiền sử hoặc không được chẩn đoán tiểu đường trước đó.

Nếu phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, béo phì, người bệnh thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm hơn. Đến bệnh viện để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào
Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần 24 – 28 của thai kỳ

Thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể giúp bác sĩ chỉ định các biện pháp xử lý phù hợp (trong trường hợp nhiễm bệnh). Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro như:

  • Trẻ có cân nặng quá mức khi sinh: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường có thể khiến thai nhi phát triển lớn, dẫn đến em bé lớn (nặng từ 4.8 kg trở lên). Điều này khiến bé bị chèn ép trong ống sinh, bị tổn thương, gây sinh khó và cần sinh mổ.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm hơn ngày dự sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị sinh sớm khi trẻ có trọng lượng lớn.
  • Suy hô hấp: Trẻ sinh ra từ bà mẹ có lượng đường trong máu cao có thể gặp Hội chứng suy hô hấp, dẫn đến khó thở nghiêm trọng.
  • Hạ đường huyết: Đôi khi một số bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) ngay sau khi sinh. Các đợt hạ đường huyết này có thể gây co giật cho bé và đôi khi bé cần truyền đường thông qua tĩnh mạch để bé nhanh chóng trở lại bình thường.
  • Tiểu đường tuýp 2 và béo phì: Trẻ sinh ra từ mẹ tiểu đường thai kỳ có nguy cơ béo phì và tiểu đường tuýp 2 cao hơn trong tương lai.
  • Thai chết lưu: Tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại xét nghiệm sàng lọc khác nhau. Nhiều bác sĩ có thể đề nghị sử dụng phương pháp tiếp cận hai bước hoặc một bước để kiểm tra tình trạng này. Cụ thể, các xét nghiệm thai kỳ như sau:

1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ một bước

Trong phương pháp này, bạn sẽ được đề nghị uống dung dịch glucose dưới dạng siro. Sau một giờ, bạn sẽ được xét nghiệm máu để đo lượng đường trong máu.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào
Bác sĩ sẽ đo lượng đường trong máu sau khi phụ nữ mang thai uống dung dịch glucose

Các kết quả cụ thể như sau:

  • Mức đường trong máu là 190 miligam trên decilit (mg / dL), hoặc 10,6 milimol mỗi lít (mmol / L) cho thấy bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Đường huyết dưới 140 mg / dL (7,8 mmol / L) thường được coi là bình thường trong xét nghiệm thử glucose và bạn không mặc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu lượng đường trong máu cao hơn bình thường, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một xét nghiệm dung nạp glucose khác để xác định xem bạn có mắc bệnh hay không.

2. Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hai bước

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hai bước được cho là chính xác hơn so với phương pháp một bước. Hiện tại nhiều bác sĩ đề nghị phương pháp 2 bước khi tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Cụ thể các bước xét nghiệm như sau:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn
Xét nghiệm tiểu đường 2 bước yêu cầu thai phụ không được ăn trước khi thực hiện phương pháp

– Bước 1: Kiểm tra mức độ hấp thụ glucose

  • Bạn sẽ được sử dụng một dung dịch glucose dưới dạng siro. Sau một giờ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu.
  • Nếu lượng đường trong máu cao, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra khả năng dung nạp glucose.
  • Người bệnh cần cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm.

– Bước hai: Thử nghiệm dung nạp glucose

Thử nghiệm này được sử dụng để đo phản ứng của cơ thể khi dung nạp glucose, được thực hiện để xác định mức độ cơ thể xử lý glucose sau nữa ăn.

Người bệnh có thể cần nhịn ăn qua đêm để đảm bảo kết quả xét nghiệm. Trao đổi với bác sĩ về các loại thực phẩm lỏng và các loại nước có thể sử dụng. Bên cạnh đó, trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng để được hướng dẫn cụ thể.

Sau đó bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra khả năng dung nạp glucose như sau:

  • Kiểm tra lượng đường trong máu lúc đói
  • Sau đó, sử dụng một ly siro có chứa dung dịch glucose 226 ml
  • Bác sĩ đo mức đường huyết một lần mỗi giờ trong 3 giờ tiếp theo

Nếu các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho thấy lượng đường trong máu cao, người bệnh có thể được đề nghị các biện pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có một xét nghiệm phổ biến, có chi phí dao động từ 80.000 – 250.000 đồng tùy thuộc theo từng cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm.

Tuy nhiên, chi phí này không bao gồm chi phí khám bệnh hoặc các chi phí phát sinh khác. Để biết chính xác chi phí thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thông tin cụ thể.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên phụ nữ mang thai có thể lưu ý một số cách giảm nguy cơ như sau:

1. Giữ cân nặng hợp lý

Phụ nữ mang thai cần đạt và giữ cân nặng hợp lý trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường hoặc các rủi ro khác. Để giữ cân nặng hợp lý, bà bầu có thể lưu ý các bước sau:

Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở MEDLATEC
Giữ cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai là cách tốt nhất để phòng ngừa tiểu đường
  • Giảm cân trước khi mang thai
  • Đặt mục tiêu tăng cân khỏe mạnh sau khi mang thai
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo
  • Giảm khối lượng thức ăn trong mỗi khẩu phần ăn
  • Thường xuyên ăn trái cây tươi và rau xanh thay vì kẹo và các loại đồ ăn nhanh khác
  • Tránh sử dụng thức ăn đóng gói và chế biến sẵn
  • Thay thế đồ uống nhiều đường, caffeine và đồ uống nhiều sữa bằng trà thảo mộc hoặc nước chanh
  • Thường xuyên vận động cơ thể

Tham khảo thêm: Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ? Mẹ bầu chú ý

2. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên và giúp cơ thể năng động là cách tốt nhất để duy trì cân nặng hợp lý. Ngay trước khi mang thai và trong khi mang thai, bạn nên thường xuyên tập thể dục để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện vận động hoặc tập thể dục. Ngoài ra, đối với bất cứ ai có lối sống ít vận động, có thể tham khảo một số bài tập như:

  • Đi bộ hoặc đi xe đạp ngắn
  • Đi cầu thang sau tam cá nguyệt thứ nhất
  • Tập yoga hoặc tham gia các lớp yoga cho phụ nữ mang thai
  • Bơi lội theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 4 – 5 ngày một tuần để ngăn ngừa bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp an toàn phù hợp.

3. Chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường trong thai kỳ và đảm bảo phụ nữ tăng cân hợp lý trong mỗi tam cá nguyệt. Cụ thể các loại thực phẩm lành mạnh nên tiêu thụ trong thai kỳ bao gồm:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền
Áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ khoáng chất và vitamin để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
  • Protein nạc, chẳng hạn như cá, các loại đậu, đậu hũ và các loại thịt trắng
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, mì ống, bột yến mạch và bánh mì
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa chua
  • Rau xanh
  • Trái cây tươi

4. Khám thai định kỳ

Phụ nữ nên đến bệnh viện khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để được hướng dẫn và thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi cần thiết. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành siêu âm, kiểm tra sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, bà bầu sẽ được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả dương tính với bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *